Một trong những mục tiêu chúng tôi đặt ra khi nghiên cứu về huyện An Phú là tìm hiểu về triển vọng buôn bán, làm ăn qua biên giới Việt Nam, Campuchia(CPC).
An Phú là một huyện có đường biên giới dài nhất tỉnh An Giang, 42 km. Có 2 cặp cửa khẩu chính là cửa khẩu Khánh Bình(đường bộ), cửa khẩu Vĩnh Hội Đông(đường thủy); 1 cặp cửa khẩu phụ là Bắc Đai, có cầu quốc tế Long Bình với quy mơ trên 700 tỷ đồng sắp sửa khởi cơng, địa hình biên giới bằng phẳng, thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán giao dịch qua biên giới, có khoảng đường từ biên giới đến thủ đơ Phnompenh ngắn nhất so với tất cả các cặp cửa khẩu toàn tuyến biên giới Việt Nam Campuchia. Thực tế trong thời gian qua, các hoạt động kinh tế mậu biên diễn ra hết sức nhộn nhịp, góp phần rất quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo huyện An Phú.
Bảng 4.7.1 phần phụ lục cho thấy tính quy mơ và sự đóng góp quan trọng của các cặp cửa khẩu tại huyện An Phú đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nếu so sánh tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp An Giang qua các cặp cửa khẩu trung bình là 40 triệu USD/ năm thì giá trị 165,5 triệu USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu thuộc huyện An Phú trong năm 2007 là một con số đáng chú ý.
Hình 4.7.1 Tác động của hoạt động kinh tế biên giới đối với tình trạng đói nghèo
39.84%
60.16%
20.59%
79.41%
Có hoạt động kinh tế qua biên giới Khơng có hoạt động kinh tế qua biên giới
Khơng nghèo Nghèo
Qua mẫu quan sát ta thấy có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các hoạt động kinh tế biên giới với tình trạng đói nghèo. Đối với số hộ khơng thường xun có các hoạt động làm ăn, mua bán trao đổi qua lại biên giới, tỉ lệ nghèo đói là 79,41%; ngược lại chỉ có 20,59% số hộ có các hoạt động kinh tế biên giới là lâm vào tình trạng nghèo đói. Tương tự như thế, có đến 39,84% số hộ thường xuyên có các hoạt đông kinh tế biên giới thốt nghèo nhưng chỉ có 20,59% hộ khơng có các hoạt động kinh tế biên giới có đời sống vật chất ổn định.
Các hoạt động kinh tế biên giới ở địa bàn huyện An Phú thông thường là mua bán các mặt hàng như gỗ, cát xây dựng, lúa gạo… và xuất khẩu những mặt hàng rau quả tươi sống, hàng gia dụng, hàng nhựa, vật
liệu xây dựng, hàng điện tử. Đặc biệt, thị trấn Long Bình là nơi trung chuyển các mặt hàng rau, quả tươi sống cung cấp cho TP Phnompenh và các địa phương lân cận, Vương quốc Campuchia. Những người khơng có vốn hoặc kém tay nghề thì thuê đất của người CPC để làm ruộng, làm thuê trong các trang trại ni cá, ni bị. Và tất nhiên, không thể không đề cập đến một số hộ lợi dụng địa hình biên giới để buôn lậu tránh thuế các mặt hàng như xăng dầu, đường, thuốc lá, rượu mạnh…
Hình 4.7.2 Tỉ lệ hộ dân có hoạt động kinh tế biên giới phân theo dân tộc và địa phương
47.06% 36.11% 13.33% 0.00% 55.00% 20.00% Thị trấn Long Bình Xã Nhơn Hội Xã Vĩnh Trường Kinh Chăm
Xét về yếu tố dân tộc, khơng có sự khác biệt lớn tỉ lệ người Kinh và người Chăm tham gia các hoạt định kinh tế mậu biên. Trung bình có 32,17% các hộ người Kinh tham gia các hoạt động kinh tế biên giới trong khi tỉ lệ này của người Chăm là 25%. Tỉ lệ các hộ người Kinh tham gia các hoạt động kinh tế biên giới rải rác khắp các xã, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở thị trấn Long Bình. Có đến 47,06% người Kinh tại thị trấn Long Bình có tham gia các hoạt động biên giới vì đây là khu vực có cửa khẩu chính Khánh Bình, có chợ đầu mối rau quả xuất khẩu sang Campuchia. Ở biên giới đối diện, phía Campuchia đã hình thành những
khu trung tâm giải trí, trị chơi có thưởng thu hút khách tham gia từ khắp nơi.
Số đồng bào Chăm tham gia các hoạt động biên giới tập trung chủ yếu ở xã Nhơn Hội. Có đến 55% số hộ người Chăm ở xã Nhơn Hội tham gia các hoạt động kinh tế biên mậu. Vì Nhơn Hội là một xã giáp biên giới. Địa giới 2 nước chỉ cách 1 sông nhỏ, dân tư hai bên có quan hệ qua lại làm ăn, thăm viếng thường xuyên.
Qua khảo sát khơng thấy có mối quan hệ giữa tình trạng nghề nghiệp và các hoạt động kinh tế qua biên giới của các hộ dân. Chỉ có 27,78% các hộ dân khơng có nghề nghiệp ổn định bn bán,làm ăn qua lại biên giới. Ngược lại, có đến 36,36% số hộ dân đã có việc làm trong nội địa vẫn có những hoạt động kinh tế biên mậu. Có thể nhận định hoạt động kinh tế biên mậu là một chọn lựa để nâng cao thu nhập trong hoàn cảnh những cơ hội để phát triển kinh tế ở địa phương là không đầy đủ và kém lợi nhuận.