Trong hơn 20 thị trường xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ngồi EU ra, thì thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất và đồng thời cũng có kim ngạch xuất khẩu cao. Để có thể có được điều đó thì Thành Phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi để xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ:
- Hoa Kỳ có đơng đảo bà con Việt kiều mà trước kia sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh, cho nên có thuận lợi về giao dịch và tìm kiếm đối tác.
- Thành Phố Hồ Chí Minh có lợi thế là trung tâm thơng tin kinh tế, tài chính vì vậy các doanh nghiệp trong ngành giày dép sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn do dễ dàng: vay vốn trong sản xuất, nắm bắt thông tin, nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế thông qua các kênh giao dịch và qua mạng internet, mà đặc biệt là các thông tin tại thị trường Hoa Kỳ.
- Thành Phố Hồ Chí Minh là đầu nối quan trọng nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ, đặc biệt Thành Phố có hệ thống cảng biển thuận lợi cho việc làm các thủ tục xuất khẩu và giảm các chi phí vận chuyển đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép.
- Thành Phố Hồ Chí Minh có những chính sách ưu đãi đầu tư thơng thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành cơng nghiệp trong đó có ngành cơng nghiệp giày dép.
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.HCM sang Hoa Kỳ (2004-2008)
THỊ TRƯỜNG KIM NGẠCH 2004 (USD ) KIM NGẠCH 2005 (USD) KIM NGẠCH 2006 (USD) KIM NGẠCH 2007 (USD) KIM NGẠCH 2008 (USD) Hoa Kỳ 112.388.730,09 166.141.572,04 180.515.191,61 196.380.055,90 421.391.496 Tốc độ tăng trưởng (%) - 47,8 8,65 8,7 114,57
Nguồn : Cục Hải Quan TP.HCM và tính tốn của tác giả .
Về nguồn nhân lực: Thành Phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có nguồn nhân lực rất dồi dào, trong khi đó ngành giày dép là một ngành thâm dụng lao động. Vì vậy, nguồn nhân lực cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi của Thành Phố.
Có những điều kiện thuận lợi cơ bản trên, nên sau khi Việt Nam gia nhập WTO các doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt thời cơ để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và tìm kiếm thêm lợi nhuận.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giày dép trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh sang Hoa Kỳ đạt mức hơn 196 triệu USD (bảng 2.6), tăng hơn 8% so với năm 2006 (hơn 180 triệu USD. Năm 2008, mặc dù những tháng cuối năm, thị trường Hoa Kỳ có những biến động về suy thối kinh tế, nhưng trong quý 4 của năm các doanh nghiệp trên địa bàn đã xuất khẩu được 276.444.299 usd sang thị trường Hoa Kỳ, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP cả năm 2008 đạt 421.391.496 usd tăng 114,57% so với năm 2007.
2.2.2.3 Phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành giày dép tại TP.HCM trong thời gian qua:
Đánh giá về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép Thành Phố trong thời gian qua, chúng ta thấy tồn tại 2 mặt, mặt ích cực và mặt chưa hợp lý.
- Mặt tích cực:
• Về kim ngạch xuất khẩu: trong những năm qua, ngành giày dép vẫn luôn là một trong những ngành dẫn đầu trong việc đem về kim ngạch xuất khẩu cao cho Thành Phố Hồ Chí Minh, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển chung của toàn Thành Phố.
• Về vấn đề đa dạng hố mặt hàng xuất khẩu: ngành giày dép đã và đang từng bước đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm chống lại rủi ro và khủng hoảng do các thị trường xuất khẩu mang lại. Tuy nhiên thực sự, tốc độ đa dạng hoá cơ cấu các sản phẩm là chưa cao so với yêu cầu của thị trường xuất khẩu nhưng cũng đã chứng tỏ ngành giày dép đã ý thức được vị trí của mình như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh.
• Nhiều doanh nghiệp trong ngành, với sự cố gắng của mìnhh đã được cấp các chứng chỉ ISO 9000, SA 8000, đây là những chứng chỉ rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể tiến ra thị trường quốc tế với bằng chứng đảm bảo về chất lượng.
• Về vấn đề lao động: ngành giày dép vẫn là ngành thu hút được một lượng lao động nhập cư đông đảo, tạo được công ăn việc làm cho họ, và đồng thời cũng giúp Thành Phố Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người lao động.
- Mặt chưa hợp lý:
Tuy nhiên, cũng nhận xét về chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, chúng ta có thể nhận thấy một số mặt chưa hợp lý sau đây:
Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất giày dép tại TPHCM đa số là gia cơng
cho các doanh nghiệp nước ngồi, nên tỷ suất lợi nhuận chưa cao; chỉ ở các doanh nghiệp đạt được sự tổ chức sản xuất theo quy mô, tiết kiệm chi phí sản xuất đầu vào, nâng cao năng suất làm việc thì mới có thể có được lợi nhuận như mong muốn. Nếu như trước đây các doanh nghiệp cảm thấy khá yên tâm trong việc nhận gia cơng cho nước ngồi do khả năng được đảm bao đầu ra và khả năng cung cấp nguyên vật liệu, nhưng từ năm 2000 trở lại đây, phương thức gia cơng đã bộc lộ những mặt trái: đó là phụ thuộc hơn 80% nguyên liệu, nên các doanh nghiệp đã khơng thể chủ động trong q trình sản xuất, khơng có kế hoạch trước và kế hoạch có thể sẽ khơng thể thực hiện đúng do bị đình trệ bởi việc phụ thuộc, ngoài ra do là phương thức gia công nên dĩ nhiên lợi nhuận sẽ không cao do không thể gặp khách hàng trực tiếp…. ( Bảng 2.3).
Thứ hai, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm vẫn ở mức thấp – nên
dẫn đến giá xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành. Các DN ngành giày dép vẫn còn tập trung ở một số thị trường chủ yếu, truyền thống mà chưa xem việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu là một yêu cầu bắt buộc trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, có thể nói rằng, đa số các máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp giày dép chưa được đầu tư một cách thỏa đáng, nên sản phẩm sản xuất ra vẫn còn thiếu một số yếu tố tạo nên sự khác biệt đối với các sản phẩm giày dép nước ngoài. Toàn ngành giày dép trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ sản xuất với cơng suất đạt 57%, vì vậy tiềm năng của ngành cịn rất lớn và cịn có thể khai thác hết cơng suất.
Thứ ba, việc thiết kế mẫu mã của các doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng
nhiều, nên chủng loại chưa đa dạng như hàng hoá của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Kiểu dáng của giày dép xuất khẩu vẫn loanh quanh ở các kiểu dáng truyền thống, chưa nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng trên thế
giới, màu sắc vẫn chưa hợp thời trang nên chưa thu hút được người tiêu dùng đến với sản phẩm giày dép “Made in Viet Nam”.
Thứ tư, công nghệ luôn là điểm yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép
Thành Phố. Đa số các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chưa áp dụng được công nghệ mới – hiện đại hơn nên chi phí trong ngành cũng vì thế mà vẫn khơng được giảm để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác, đăïc biệt là các quốc gia trong vùng như: Trung Quốc, Indonesia. Mặt khác, do yếu ở khâu công nghệ nên sản phẩm giày dép chưa có tính giá trị gia tăng cao, giá thành hạ .
Thứ năm, ngành giày dép Thành Phố vẫn chủ yếu là sử dụng lao động theo số
lượng chứ chưa hướng đến việc sử dụng lao động chất lượng, trình độ lao động của ngành chủ yếu là được đào tạo tại chỗ, chưa có một trường lớp chính quy hỗ trợ việc đào tạo các chuyên viên kĩ thuật cho ngành nên lao động trong ngành đa số là thiếu kiến thức về mẫu mã, chất lượng, công nghệ và kĩ thuật và kiến thức về thị trường. Mặt khác, tuy có lợi thế về nhân cơng nhưng năng suất của lao động Việt Nam chúng ta vẫn chưa đạt so với yêu cầu, cụ thể trung bình trên dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/30 năng suất lao động của Thái Lan, 1/20 của Malaysia, 1/10 của Indonesia 5.Tại một số doanh nghiệp đã xảy ra tình trạng cơng nhân đình cơng, lãng cơng ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và đến uy tín của tồn ngành .
Thứ sáu, chúng ta bị phụ thuộc khá nhiều về nguyên phụ liệu phục vụ cho
ngành này, vùng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành giày dép Thành Phố còn bị lệ thuộc bởi nguồn nguyên liệu ngoại nhập và chưa tạo được vùng cung cấp nguyên liệu ổn định - điều này đã làm cho TP. Hồ Chí Minh giảm dần lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh thành khác.
5 Theo Vinanet.
Thứ bảy, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Thành Phố vẫn chưa ý thức
được việc xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình, bên cạnh những doanh nghiệp chủ yếu trên thị trường nội địa thì các doanh nghiệp giày dép xuất khẩu vẫn chưa có được tên tuổi trên thị trường quốc tế và do chủ yếu là nhận gia cơng cho các tập đồn đa quốc gia nên tương hiệu giày dép vẫn là những thương hiệu của các tập đồn này như: Adidas, Reebok, Nike, Timberland…
Tóm lại, bên cạnh những mặt đạt được của ngành giày dép Thành Phố vẫn cịn đó những khó khăn chồng chất, những phát triển mang tính chưa hợp lý của ngành. Thời gian qua 2000-2005 như là giai đoạn tiền đề thử sức cho các doanh nghiệp, bước sang giai đoạn phát triển 2006-2020 thực sự là giai đoạn cạnh tranh rất khốc liệt do chúng ta đã dần thực hiện việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, đây là giai đoạn mà ngành giày dép Thành Phố Hồ Chí Minh phải chuyển mình đi lên, nếu khơng tận dụng được những lợi thế chủ quan của doanh nghiệp, sự hỗ trợ phát triển của các Ban Ngành và những lợi thế khách quan do công cuộc hội nhập với kinh tế quốc tế mang lại, các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển và hơn thế nữa ngành giày dép sẽ không thể là một trong những ngành mang lại nhiều kim ngạch xuất khẩu cho Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung .
2.2.3 Cam kết của Việt Nam về thuế suất của ngành giày dép khi gia
nhập vào WTO và những tác động đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép tại TP.HCM:
Gia nhập vào WTO là một thành công lớn của Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, là một nền kinh tế cịn đang trong q trình chuyển đổi với một số ngành nghề cịn non trẻ, chúng ta khơng khỏi lo lắng mà trong đó có ngành giày dép. Tuy là một trong những ngành hàng đem về kim ngạch xuất nhập khẩu khá cao,
nhưng ngành giày dép của chúng ta cịn rất nhiều những yếu điểm nội tại, chính vì vậy gia nhập WTO với những mức cam kết về thuế nhập khẩu, sẽ tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp. Theo cam kết Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn 40% và 30% vào năm 2012, như vậy chỉ còn 4 năm nữa để các doanh nghiệp chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các thị trường khác trong khu vực. Bên cạnh đó, khi gia nhập vào WTO chúng ta phải tuân thủ các qui định về tiếp cận thị trường, giảm thuế, sử dụng các hàng rào trợ cấp và bảo hộ. Vì vậy, thời gian tới đây thực sự là thời gian khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Như vậy, trong một thời gian ngắn nữa các doanh nghiệp giày dép của chúng ta sẽ có những tác động cụ thể khi lộ trình cam kết về giảm thuế nhập khẩu giày dép của chúng ta được thực hiện.
• Tác động tích cực khi Việt Nam gia nhập vào WTO đối với các doanh nghiệp giày dép:
- Gia tăng các luồng chuyển giao công nghệ–điều mà chúng ta đang rất cần hiện nay đối với ngành giày dép, để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các chủng loại sản phẩm có giá trị cao. Mặt khác cũng gia tăng các nguồn vốn đầu tư vào ngành, tạo sự vững mạnh về tài chính cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, đào tạo tay nghề cho công nhân, đào tạo nguồn nhân lực quản lý theo công nghệ tiên tiến của quốc tế.
Bảng 2.9: Tổng hợp cam kết gia nhập vào WTO của Việt Nam.
Cam kết với WTO
Ngành hàng/Mức thuế suất Thuế suất
MFN Thuế suất khi gia nhập Thuế suất cuối cùng Thời gian thực hiện
- Dệt may (thuế suất bình quân) 37,3 13,7 13,7 Ngay khi gia nhập - Giày dép 50 40 30 5 năm
Nguồn: Cam kết của Việt Nam gia nhập vào WTO
- Gia nhập WTO với các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, bên cạnh đó Chính Phủ sẽ có những chính sách thúc đẩy sản xuất, các chương trình xúc tiến xuất khẩu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đang trong ngành và đồng thời cũng thu hút thêm các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành.
- Cùng với sự cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải nâng cao nâng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi. Đó sẽ là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và phát triển.
- Thị trường xuất khẩu của giày dép Việt Nam nói chung và của Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng sẽ được mở rộng, các sản phẩm sẽ không bị phân biệt đối xử. Trước đây các sản phẩm giày dép của Việt Nam mặc dù tuân theo thoả thuận giữa chúng ta và các nước nhập khẩu, tuy nhiên vẫn bị những hàng rào phi thuế áp đặt, mà ví dụ là tại Hoa Kỳ và EU.
- Ngồi ra với cơ chế WTO thì việc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm cũng sẽ tuân theo qui chế WTO giống như bao doanh nghiệp khác của các nước thành viên và các doanh nghiệp chúng ta sẽ khơng cịn bị áp đặt hoặc bị xử ép như trước đây.
• Tác động khơng thuận lợi khi Việt Nam gia nhập vào WTO đối với các doanh nghiệp giày dép:
- Các doanh nghiệp giày dép phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt, tham gia vào sân chơi toàn cầu sẽ khơng có chỗ cho các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và hiểu biết. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sẽ rất khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh này, do các doanh nghiệp này yếu về công nghệ, thiếu về vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
- Khó khăn tiếp theo cho các doanh nghiệp là sự cạnh tranh về chất lượng giữa các sản phẩm với nhau vì giờ đây khách hàng của doanh nghiệp là khách
hàng toàn cầu, nên các doanh nghiệp phải đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm và sản phẩm phải đạt những tiêu chuẩn khắt khe hơn do nhà nhập khẩu yêu cầu như: tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về sản phẩm…
- Các doanh nghiệp trong ngành giày dép cũng phải đối diện với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau, vì vậy các doanh nghiệp phải đổi mới cung cách phục vụ khách hàng, xây dựng thương hiệu nhằm khẳng định vị thế của doanh nghiệp và đồng thời không để đánh mất khách hàng của mình.
- Ngồi ra, các doanh nghiệp cần phải nâng cao kiến thức để tìm hiểu