Gia công xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp
Đầu tư nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị. Đầu tư nhà xưởng, máy móc, cơ sở hạ tầng. Đầu tư, đào tạo nhân lực(công nhân, nhân
viên và đội ngũ quản lý..).
Đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực(đội ngũ nhận viên mua hàng, tiếp thị, kinh doanh, tài chính, chăm sóc khách hàng…).
Khơng cần đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ.
Phải đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ.
Lợi nhuận phải dựa vào hiệu quả và số lượng hợp đồng gia công.
Lợi nhuận dựa vào hiệu quả và doanh thu bán hàng nội địa và nước ngồi.
Khơng biết đến những khách hàng cung cấp hợp đồng gia công (không biết đến xu hướng thị trường, giá cả và thị hiếu của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm).
Tiếp xúc trực tiếp với những khách hàng của mình (biết đến xu hướng thị trường, giá cả và thị hiếu của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm).
Giá cả gia công do bên thuê gia công ấn định. Giá cả sản phẩm do doanh nghiệp tự quyết định dựa vào chi phí sản xuất và nhu cầu thị trường.
Không tạo được thương hiệu trên thương trường.
Tạo được thương hiệu trên thương trường.
Khơng xác định được chính xác chi phí sản xuất.
Xác định được chính xác chi phí sản xuất, có thể cân đối để sản xuất hiệu quả.
Theo tính tốn của một chun gia trong ngành, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng gia công 1 đôi giày khoảng 1,5 usd trong khi đó các doanh nghiệp phải đảm bảo tiền lương cơng nhân, xây dựng nhà xưởng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó các cơng ty trung gian có thể bán với giá thấp nhất là 50 usd/ đôi, trừ các chi phí liên quan về nguyên phụ liệu, ước tính họ có thể có lợi nhuận khoản 5 usd/đơi .
Với con số ước tính về lợi nhuận chóng mặt như thế thì hình thức gia cơng vẫn là hình thức đem lại lợi nhuận thấp nhất, mà vấn đề ở đây không phải các doanh
nghiệp của chúng ta khơng nhận ra được điều đó mà là bởi vì các doanh nghiệp chúng ta thiếu đi những điều kiện “cần” và “đủ” để có thể chuyển đổi sang hình thức tự doanh.
- Đối thủ cạnh tranh: tại thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu
vẫn là Trung Quốc, tiếp đến mới là các nước như Italia, Việt Nam, Indonesia... Riêng Italia là nước có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 vào Hoa Kỳ trong năm 2008, thế nhưng mặt hàng giày dép của Italia là những mặt hàng có giá trị cao và thường giành cho các tầng lớp dân cư có thu nhập cao.
Tại Hoa Kỳ, năm 2005 Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước có kim ngạch xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào thị trường này, chỉ sau Trung Quốc, Italia, Brasil và Indonesia. Tuy nhiên đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước thứ 3 gần ngang hàng với Italia (cả hai quốc gia đều có thị phần tại Hoa Kỳ là 6%) có kim ngạch xuất khẩu giày dép lớn nhất vào thị trường này chỉ sau Trung Quốc và Italia. Như vậy, chỉ sau 3 năm từ nước đứng thứ 5 ta vượt lên xếp vị trí thứ 3. Đây là kết quả đáng khích lệ cho ngành giày dép Việt Nam chúng ta tại thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên thực sự kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chúng ta. Và để minh chứng cho những lý do tại sao kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này vẫn còn khiêm tốn, chúng ta lập bảng so sánh giữa Việt Nam và các quốc gia khác về các vấn đề của ngành hàng này.
- Với các nguyên liệu là da, giả da và các phụ liệu như keo, chỉ khâu, cúc, các văn hoa trang trí…nguyên phụ liệu ngành giày dép của chúng ta chủ yếu là nhập khẩu từ chính các nước cạnh tranh với chúng ta như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…