Bảng 2.5: So sánh về công tác kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường hoa kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Đài Loan Hồng

Kông Indonesia

Công tác tiếp thị. 100 120 120 150 150 100 Sáng tác mẫu mới. 100 120 120 150 150 100 Quan hệ với những thị

trường xuất khẩu lớn. 100 120 110 150 150 100 Tổ chức công cuộc

làm ăn . 100 110 150 150 150 90

Tổ chức thông tin

chuyên ngành. 100 120 150 150 150 100

Nguồn : Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại TPHCM.

Mặt khác, về phía các doanh nghiệp có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao đa số là gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp khác là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên kinh phí hạn hẹp nên chưa đầu tư thỏa đáng về mặt này. Trong các doanh nghiệp lớn hiện nay đang chú trọng đến vấn đề này có thể kể đến Thái Bình Shoes, đơn vị đã thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khẳng định giá trị của thương hiệu mình trên thị trường nội địa.

Về mẫu mã của mặt hàng này, có thể nói trước đây cơng tác này chưa được chú trọng, chưa có đội ngũ chuyên biệt. Nên so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chúng ta vẫn chưa bằng họ trong việc thiết kế, chế tạo các mẫu mã mới, tạo sự đa dạng cho sản phẩm thu hút người tiêu dùng vì vậy sản phẩm của các quốc gia này dễ dàng chiếm lĩnh các thị trường ngay cả thị trường nội địa của chúng ta.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp và Hiệp hội ý thức rằng: chất lượng của giày dép thôi chưa đủ mà cịn phải có màu sắc, mẫu mã đa dạng

theo thị hiếu người tiêu dùng nên Hiệp Hội thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chun về thiết kế mẫu mã, cịn về phía doanh nghiệp cũng đã có các phịng chun biệt cho cơng tác này. Ngay cả Viện Nghiên cứu Da Giày, trước đây nguồn nhân lực cũng chỉ có 25 người, nhưng giờ đây đã là 84 người, trong đó có 2 học vị tiến sĩ và 2 học vị thạc sĩ ngồi ra các cơng nhân kĩ thuật có tay nghề cao để có thể nghiên cứu, ứng dụng các sáng tạo trong ngành giày dép và đồng thời cũng sáng tạo các mẫu mã mới phục vụ nhu cầu đa dạng của ngành.

Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các quốc gia trong khu vực, chúng ta cần cử các cán bộ đi học tập các nước bạn và đồng thời liên kết với các trường Đại Học để đào tạo nguồn nhân lực.

Có thể nói, đối với Trung Quốc trong những năm tới hoăïc trong tương lai gần, ta chưa phải là đối thủ của họ tại thị trường Hoa Kỳ, vì họ đã có một bề dày kinh nghiệm tại thị trường này, bên cạnh đó Trung quốc đã có những chiến lược cho ngành công nghiệp da giày, thế nên việc phát triển ngành này của họ là rất chắc chắn, chính vì thế, việc cạnh tranh với họ ở ngơi vị dẫn đầu trong một tương lai gần là không thể. Ngồi ra, chúng ta cũng khơng thể xem nhẹ các quốc gia khác, bởi vì họ có thể chiếm lĩnh vị trí chúng ta bất cứ lúc nào, nếu như chúng ta khơng có những chiến lược cụ thể cho ngành này. Tuy nhiên, trong tương lai có những điều kiện thuận lợi cho chúng ta so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ là:

- Hoa Kỳ muốn giảm sự lệ thuộc về mặt hàng này đối với Trung Quốc. - Môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đã được tạo điều kiện thơng thống và ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư do Việt Nam đã là thành viên của WTO, thế nên có nhiều nhà đầu tư trong ngành đã kinh doanh tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

- Các Việt kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ được Chính Phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về nước làm ăn đã góp phần tăng việc lưu thơng hàng hố trong đó có mặt hàng giày dép giữa hai nước thơng qua các chính sách về mua nhà ở và khuyến khích về nước đầu tư.

- Các nhà kinh doanh Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ ràng hơn sự hấp dẫn của thị trường này sau khi Hoa Kỳ đã thông qua PNTR cho Việt Nam.

- Ngoài ra, từ ngày 1/1/2009, EU bắt đầu bỏ ưu đãi thuế quan GSP đối với mặt hàng da giày VN. Vì vậy, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch thị trường đối với việc xuất khẩu giày dép.

Với nhiều điểm thuận lợi như vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng nâng cao kim ngạch xuất khẩu giày, dép và sẽ khẳng định vị thế là một trong những nước dẫn đầu tại thị trường Hoa Kỳ .

2.2 TỔNG QUAN VỀ TP.HCM VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1 Giới thiệu về TP.HCM:

- Thành Phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 2093,7 km2 trong đó các quận nội thành chiếm 140,3 km2 các quận huyện ngoại thành chiếm 1953,4 km2. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25-27 o C.

- Thành Phố Hồ Chí Minh có 12 quận mang tên số thứ tự từ 1-12 và các quận: Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, Bình Chánh, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Mơn, Củ Chi.

Vị trí địa lý: vơ cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế: giáp các tỉnh Long An , Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu- các tỉnh có các khu cơng nghiệp thuộc loại lớn nhất nước hiện nay. Phía Nam Thành Phố giáp với Biển Đông thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Biểu đồ 2.3: Một vài chỉ số của TP.HCM năm 2008(%) 10.70 12.10 21.80 21.80 22.20 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

GDP CƠNG NGHIỆP NƠNG NGHIỆP XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU

Nguồn : Cục thống kê TPHCM 2008.

- Thành Phố Hồ Chí Minh hiện là trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học và giáo dục lớn nhất cả nước và với hệ thống giao thông thuận tiện. Thành Phố hiện là đầu nối quan trọng cho việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP ) của năm 2008 là 10,7% và tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 2008 là 12,1%.

Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu của TP.HCM qua các năm (triệu USD)

Nguồn : Cục thống kê TP.HCM

- Về thương mại và dịch vụ: Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước, năm 2008 vừa qua kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 22.334,4 triệu usd, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 21,8%. Với những điều kiện thuận lợi như trên, TP.HCM có những điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu các mặt hàng giày dép. Tuy nhiên, trong thời gian tới để có

thể tiếp tục là địa phương dẫn đầu về xuất khẩu giày dép, cần phải có những giải pháp đúng đắn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.2.2 Thực trạng xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM thời gian qua:

2.2.2.1 Xuất khẩu giày dép của TP.HCM so với cả nước:

Tính đến nay, tại TPHCM hiện có 481 cơ sở, hộ gia đình, cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất giày dép các loại. Trong đó có 94 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngồi nước là hội viên Hội Da giày TP.HCM . Năm 2008, bên cạnh một số ngành công nghiệp chủ lực của Thành Phố Hồ Chí Minh, ngành da giày cũng đã đóng vai trị quan trọng trong bản đồ cơ cấu công nghiệp của thành phố .

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu Công Nghiệp TP.HCM

CƠ CẤU CƠNG NGHIỆP TPHCM 2008

10.20 10.30 6.00 5.90 5.70 5.90 56.00 HỐ CHẤT CAO SU,NHỰA

SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN SẢN PHẨM TỪ KIM LOẠI DỆT

DA GIÀY NGHÀNH KHÁC

Nguồn : Sở Công Thương TP.HCM.

Các ngành cơng nghiệp gồm có: hố chất chiếm 10,2 %, nhựa, cao su chiếm 10,3%, may chiếm 7,3%, sản xuất thiết bị điện chiếm 6%, sản phẩm kim loại chiếm 5,9%, dệt chiếm 5,7%, da giày chiếm 5,9%, là những ngành có tỷ trọng lớn nhất trong các ngành cơng nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm về cơng nghiệp thương mại và dịch vụ của cả nước, đóng góp vào sự thành cơng của Thành Phố trong suốt thời gian vừa qua

trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành giày dép.

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.Hồ Chí Minh 2004-2008 (KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA TPHCM 2004-2008)

0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 THÀNH PHỐ HCM (GIÁ TRỊ XK - USD) 1,073,857,058 1,193,825,576 1,235,958,395 1,343,314,894 1,539,119,389 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn : Cục Hải Quan TP.Hồ Chí Minh và tổng hợp.

Với những lợi thế đó hàng năm kim ngạch xuất khẩu giày dép của Thành Phố tăng trên 8% với kim ngạch năm 2004 là hơn 1 tỷ usd thì đến năm 2008 đã là 1,5 tỷ usd. Trong các tỉnh thành xuất khẩu giày dép gồm có: Hà Nội, Hải Phịng, Bình Dương, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận khác thì TP.Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam.

Cụ thể năm 2004 tỷ trọng xuất khẩu giày dép của TPHCM chiếm 40% so với

tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, năm 2005 là 39%, năm 2006 là 34% và năm 2007 là 33% và năm 2008 là 32%.

Như vậy, Thành Phố Hồ Chí Minh đã đóng góp một khoảng khơng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam, điều đó chứng tỏ một số ưu thế vốn có của thành phố này trong việc phát triển ngành. Tuy nhiên, nếu khơng có các giải pháp đúng đắn và một tầm nhìn xa thì những ưu thế của thành phố sẽ khơng cịn nữa. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cần phải có một tư duy kiểu mới, tư duy thời hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, để có thể duy trì và ngày càng nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.HCM so với cả nước.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA TPHCM SO VỚI CẢ NƯỚC

0 2,000,000 4,000,000 6,000,000

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM (NGÀN USD)

2,640,260 3,039,583 3,591,563 3,960,000 4,767,826 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY

DÉP THÀNH PHỐ HCM (NGÀN USD)

1,073,857 1,193,825 1,235,958 1,343,314 1,539,119

2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn : Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, Cục Hải Quan TPHCM và các tư liệu tổng hợp.

2.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.HCM vào Hoa Kỳ:

Trong hơn 20 thị trường xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ngồi EU ra, thì thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất và đồng thời cũng có kim ngạch xuất khẩu cao. Để có thể có được điều đó thì Thành Phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi để xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ:

- Hoa Kỳ có đơng đảo bà con Việt kiều mà trước kia sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh, cho nên có thuận lợi về giao dịch và tìm kiếm đối tác.

- Thành Phố Hồ Chí Minh có lợi thế là trung tâm thơng tin kinh tế, tài chính vì vậy các doanh nghiệp trong ngành giày dép sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn do dễ dàng: vay vốn trong sản xuất, nắm bắt thông tin, nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế thông qua các kênh giao dịch và qua mạng internet, mà đặc biệt là các thông tin tại thị trường Hoa Kỳ.

- Thành Phố Hồ Chí Minh là đầu nối quan trọng nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ, đặc biệt Thành Phố có hệ thống cảng biển thuận lợi cho việc làm các thủ tục xuất khẩu và giảm các chi phí vận chuyển đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép.

- Thành Phố Hồ Chí Minh có những chính sách ưu đãi đầu tư thơng thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành cơng nghiệp trong đó có ngành cơng nghiệp giày dép.

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.HCM sang Hoa Kỳ (2004-2008)

THỊ TRƯỜNG KIM NGẠCH 2004 (USD ) KIM NGẠCH 2005 (USD) KIM NGẠCH 2006 (USD) KIM NGẠCH 2007 (USD) KIM NGẠCH 2008 (USD) Hoa Kỳ 112.388.730,09 166.141.572,04 180.515.191,61 196.380.055,90 421.391.496 Tốc độ tăng trưởng (%) - 47,8 8,65 8,7 114,57

Nguồn : Cục Hải Quan TP.HCM và tính tốn của tác giả .

Về nguồn nhân lực: Thành Phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có nguồn nhân lực rất dồi dào, trong khi đó ngành giày dép là một ngành thâm dụng lao động. Vì vậy, nguồn nhân lực cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi của Thành Phố.

Có những điều kiện thuận lợi cơ bản trên, nên sau khi Việt Nam gia nhập WTO các doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt thời cơ để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giày dép trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh sang Hoa Kỳ đạt mức hơn 196 triệu USD (bảng 2.6), tăng hơn 8% so với năm 2006 (hơn 180 triệu USD. Năm 2008, mặc dù những tháng cuối năm, thị trường Hoa Kỳ có những biến động về suy thối kinh tế, nhưng trong quý 4 của năm các doanh nghiệp trên địa bàn đã xuất khẩu được 276.444.299 usd sang thị trường Hoa Kỳ, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP cả năm 2008 đạt 421.391.496 usd tăng 114,57% so với năm 2007.

2.2.2.3 Phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành giày dép tại TP.HCM trong thời gian qua:

Đánh giá về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép Thành Phố trong thời gian qua, chúng ta thấy tồn tại 2 mặt, mặt ích cực và mặt chưa hợp lý.

- Mặt tích cực:

• Về kim ngạch xuất khẩu: trong những năm qua, ngành giày dép vẫn luôn là một trong những ngành dẫn đầu trong việc đem về kim ngạch xuất khẩu cao cho Thành Phố Hồ Chí Minh, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển chung của toàn Thành Phố.

• Về vấn đề đa dạng hố mặt hàng xuất khẩu: ngành giày dép đã và đang từng bước đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm chống lại rủi ro và khủng hoảng do các thị trường xuất khẩu mang lại. Tuy nhiên thực sự, tốc độ đa dạng hoá cơ cấu các sản phẩm là chưa cao so với yêu cầu của thị trường xuất khẩu nhưng cũng đã chứng tỏ ngành giày dép đã ý thức được vị trí của mình như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh.

• Nhiều doanh nghiệp trong ngành, với sự cố gắng của mìnhh đã được cấp các chứng chỉ ISO 9000, SA 8000, đây là những chứng chỉ rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể tiến ra thị trường quốc tế với bằng chứng đảm bảo về chất lượng.

• Về vấn đề lao động: ngành giày dép vẫn là ngành thu hút được một lượng lao động nhập cư đông đảo, tạo được công ăn việc làm cho họ, và đồng thời cũng giúp Thành Phố Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người lao động.

- Mặt chưa hợp lý:

Tuy nhiên, cũng nhận xét về chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, chúng ta có thể nhận thấy một số mặt chưa hợp lý sau đây:

Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất giày dép tại TPHCM đa số là gia cơng

cho các doanh nghiệp nước ngồi, nên tỷ suất lợi nhuận chưa cao; chỉ ở các doanh nghiệp đạt được sự tổ chức sản xuất theo quy mô, tiết kiệm chi phí sản xuất đầu vào, nâng cao năng suất làm việc thì mới có thể có được lợi nhuận như mong muốn. Nếu như trước đây các doanh nghiệp cảm thấy khá yên tâm trong việc nhận gia cơng cho nước ngồi do khả năng được đảm bao đầu ra và khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường hoa kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)