ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 66)

Từ các kết quả nghiên cứu ở phần trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận đánh giá như sau:

Thứ nhất: trên TTCK Việt Nam, tình trạng mất cân bằng tài chính là phổ biến.

Tuy nhiên tỷ lệ mất cân bằng tài chính ngắn hạn chiếm đa số so với tình trạng mất cân bằng tài chính truyền thống. Tình hình mất cân bằng tài chính của năm 2007 so với năm 2006 đã được cải thiện về số lượng nhưng độ sâu của mất cân bằng tài chính lại tăng và đồng hành với nó là tình hình giảm sút của lợi nhuận trên vốn chủ hữu của năm 2007 so với năm 2006.

Thứ hai: có quan hệ đồng biến giữa mất cân bằng tài chính với hệ số beta của

chứng khốn. Những cơng ty khơng đảm bảo cân bằng tài chính sẽ có hệ số beta cao hơn beta của thị trường điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu chấp nhận một mức rủi ro riêng biệt cao hơn so với rủi ro hệ thống của thị trường.

Thứ ba: giữa sự mất cân bằng tài chính và hệ số P/E của chứng khốn có quan

hệ đồng biến. Điều này có nghĩa là những cơng ty niêm yết khơng đảm bảo sự cân bằng tài chính sẽ có hệ số P/E cao hơn bình thường, ngược lại những cơng ty có sự đảm bảo cân bằng tài chính ở mức độ cao thì có P/E tương đối thấp.

Thứ tư: Cải thiện tình hình cân bằng tài chính sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu (ROE), điều này đồng nghĩa với việc công ty niêm yết giă tăng rủi ro tài chính trong hoạt động sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng tài chính thì sẽ đạt được mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn.

Thứ năm: Giữa sự mất cân bằng tài chính ngắn hạn và mất cân bằng tài chính

truyền thống có rủi là khác nhau. Rủi ro của sự mất cân bằng tài chính ngắn hạn là cao hơn so với cân bằng tài chính truyền thống. Do đó, việc duy trì tình trạng mất cân bằng

tài chính ngắn hạn liên tục sẽ gây ra tình trạng rủi ro lớn dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản.

Thứ sáu: Bản chất sự mất cân bằng tài chính bắt nguồn từ sự thay đổi cấu trúc

vốn bằng cách gia tăng tỷ lệ nợ sẽ làm tăng rủi ro tài chính trong cơng ty, tuy nhiên cái giá của nó là sự gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Nhưng sự mất cân bằng tài chính bắt nguồn từ việc quản lý tài sản lưu động yếu kém, gia tăng hàng tồn kho, các khoản phải thu… sẽ làm gia tăng rủi ro nhưng đồng thời tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng không có sự gia tăng khơng những vậy có thể bị giảm sút. Đây là điều đáng lưu ý để chúng ta xây dựng các biện pháp giảm sự mất cân bằng tài chính ở chương tiếp theo.

Kết luận: Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2000 với chỉ vỏn vẹn 2 loại cổ phiếu với giá trị khoảng 207 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động thị trường chứng khốn Việt Nam khơng ngừng lớn mạnh và đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2007 TTGDCK TP.HCM đã có hơn 156 cổ phiếu được niêm yết, 4 chứng chỉ ký quỹ, 80 trái phiếu các loại ước tính giá trị trên 65 ngàn tỷ động (tăng gấp 315 lần so với năm 2000).

Tình hình mất cân bằng tài chính của các công ty cổ phần trên thị trường chứng khốn Việt Nam là khá phổ biến. Có đến 50% số cơng ty cổ phần mất cân bằng tài chính ngắn hạn, tuy nhiên chỉ có khoảng 10% số cơng ty cổ phần khơng đảm bảo cân bằng tài chính truyền thống.

Các số liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng mất cân bằng tài chính đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro đối với cổ phiếu của bản thân cơng ty. Những cơng ty có tình hình mất cân bằng tài chính càng trầm trọng thì sẽ đối mặt với một rủi ro càng lớn và nguy cơ phá sản. Tuy nhiên việc chấp nhận một khoảng thờI gian mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn sẽ giúp cơng ty có được một tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

3.1 GIẢI PHÁP CHO CẤP QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)