Quản lý ngân sách xã theo dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh tiền giang (Trang 55 - 58)

2.8. Những hạn chế tồn tại

2.8.11. Quản lý ngân sách xã theo dự toán

Ngân sách xã (NSX), phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã), là một bộ phận của NSNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật NSNN, NSX có những điểm khác với ngân sách các cấp:

- NSX vừa là một cấp NS, vừa là một đơn vị dự toán của NSX. NSX vừa là kế toán quỹ NSX vừa là kế toán chi tiêu cho các đơn vị dự toán. Thực chất mọi khoản chi NSX, xã là chủ thể sử dụng trực tiếp và khơng có nhiệm vụ phân bổ dự tốn như các cấp NS khác. Mọi khoản thu – chi và thanh toán các khoản cho người thụ hưởng đều do Chủ tịch UBND xã quyết định. - Toàn bộ các khoản chi của NSX đều liên quan đến lợi ích của xã. Các khoản chi của NSX đều nhằm thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cấp xã

trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình theo qui định của pháp luật. Tồn bộ các khoản chi của NSX đều có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế- xã hội ở xã.

- Qui mô của các khoản chi thường xuyên tương đối nhỏ, tính chất đơn giản như: Chi cho quản lý bộ máy; chi hoạt động xã hội và hoạt động VHTT, hỗ trợ kinh phí cho giáo dục, y tế; công tác dân quân tự vệ đảm bảo an toàn trật tự; chi hoạt động của các cơ quan Đảng, và các tổ chức chính trị - xã hội; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật…

- Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển không lớn và cũng không thường xuyên như: chi ĐTXD các dự án có mức vốn đầu tư nhỏ đã được thơng qua HĐND xã; chi đầu tư sửa chữa các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cấp xã từ nguồn huy động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật…

- Việc chấp hành NS, thanh và quyết toán do một đơn vị duy nhất đó là Ban tài chính xã thực hiện mà khơng thơng qua các đơn vị trung gian.

Dự toán NSX là cơ sở để tổ chức, thực hiện chi NS hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế trình độ xây dựng dự tốn của các đơn vị sử dụng NS chưa cao, chưa phản ánh được đến chi tiết từng mục chi nên quá trình thực hiện thường xảy ra tình trạng thừa, thiếu phải bổ sung, điều chỉnh.

Dự toán NSX là căn cứ pháp lý để UBND xã tổ chức thực hiện trong một năm NS, do đó địi hỏi cơng tác lập dự tốn phải chính xác, có chất lượng. Nhưng trong thực tế, chất lượng dự tốn chưa cao, ít tính thuyết phục do việc lập dự tốn chưa tính tốn cụ thể trên chế độ định mức tiêu chuẩn, chưa bao quát hết nhiệm vụ của NS cấp mình đảm nhận, chưa dự báo được sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Việc điều chỉnh dự toán hoặc bổ sung dự toán thường xuyên xảy ra làm tăng khối lượng công việc của xã cũng như KBNN, gây khơng ít khó khăn cho KBNN trong quản lý và kiểm soát chi NSNN cấp xã.

phát bằng dự toán nhưng sử dụng mẫu biểu là lệnh chi tiền, dẫn đến tình trạng khơng thống nhất về mặt hình thức. Xã là một cấp NS nhưng đồng thời là đơn vị thụ hưởng NSX duy nhất, nên Chủ tịch UBND xã (chủ tài khoản) không phải cấp phát (tiền NS) cho cơ quan đơn vị nào khác sử dụng ngoài UBND xã.

Sử dụng lệnh chi tiền nhưng hệ thống tài khoản áp dụng là chi thường xuyên dự toán NSX (thanh tốn: TK 331.01, tạm ứng 331.11), dẫn đến khơng đồng nhất về phương pháp hạch toán.

Về cơ chế, cấp phát bằng lệnh chi tiền CQTC chịu trách nhiệm kiểm soát, KBNN là người thực hiện chi NS. Nhưng với cơ chế chi bằng hình thức dự tốn, sử dụng mẫu biểu là lệnh chi tiền nên KBNN vẫn thực hiện kiểm sốt chi dẫn đến khơng đồng nhất về mặt cơ chế kiểm soát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2 đề tài đã khái quát qua bối cảnh kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tổ chức bộ máy Kho Bạc Nhà Nước đóng trên địa bàn. Các qui định, quy trình, thủ tục, điều kiện kiểm sốt chi thường xuyên đối với từng khoản mục chi cụ thể Kho Bạc Nhà Nước hiện đang áp dụng. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được bên cạnh những tồn tại cần khắc phục cải tiến nhằm từng bước hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho Bạc Nhà Nước.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KBNN TỈNH TIỀN GIANG

Kiểm soát chi ngày nay gắn liền với vai trị của KBNN, tính hiệu quả của cơng tác này gắn liền với tính hiệu quả của việc sử dụng NS.Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành tuy đã được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn còn những tồn tại, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính. Do đó, cơ chế quản lý NSNN, đặc biệt là cơ chế kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải được đổi mới để phù hợp với tình hình mới.

3.1. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh tiền giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)