Thực trạng các quy định hiện hành liên quan đến đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 46 - 51)

2.2.1 Các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam liên quan đến đánh giá rủi ro

Cơng việc thực hành kiểm tốn chịu sự chi phối chủ yếu của các chuẩn mực kiểm tốn. Tìm hiểu yêu cầu của các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam (VSAs) và tìm cách cụ thể hố những yêu cầu này vào thực tiễn hoạt động là những việc làm mang tính thường xuyên và chiến lược của các cơng ty kiểm tốn. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng các chuẩn mực, do thực tiễn cĩ những khoảng cách so với lý thuyết, nên tất yếu mỗi cơng ty kiểm tốn sẽ vận dụng theo cách riêng của mình nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Dưới đây sẽ hệ thống lại một cách tĩm tắt những yêu cầu của các chuẩn mực đối với việc đánh giá rủi ro.

Các chuẩn mực chủ yếu liên quan đến cơng tác đánh giá rủi ro gồm: VSA 240 – Gian lận và sai sĩt

VSA 250 – Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm tốn báo cáo tài chính

VSA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh

VSA 330 – Thủ tục kiểm tốn trên cơ sở đánh giá rủi ro VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm sốt nội bộ

Trong các chuẩn mực trên, VSA 400 giữ vai trị trung tâm. Sau đây là yêu cầu cụ thể của các chuẩn mực:

VSA 240 – Gian lận và sai sĩt; VSA 250 – Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định trong kiểm tốn báo cáo tài chính

Các chuẩn mực này đưa ra những tình huống, sự kiện, điều kiện làm tăng rủi ro do gian lận, sai sĩt, rủi ro do các hành vi khơng tuân thủ luật pháp và quy định; yêu cầu kiểm tốn viên phải dựa vào các dấu hiệu này trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng. Kết quả quá trình tìm hiểu những tình huống, sự kiện này cung cấp thơng tin hữu ích giúp kiểm tốn viên đánh giá và phản ứng kịp thời với rủi ro trong các giai

đoạn của cuộc kiểm tốn.

VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm tốn

Chuẩn mực này yêu cầu kiểm tốn viên phải lập kế hoạch kiểm tốn dựa trên những hiểu biết thích hợp và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống kế tốn và kiểm sốt nội bộ của khách hàng. Trong đĩ, việc nhận diện các thủ tục và ước tính kế tốn phức tạp, các khu vực cĩ rủi ro cao của báo cáo tài chính, các bên hữu quan và cơng tác đánh giá rủi ro được đặc biệt nhấn mạnh. Các loại rủi ro kiểm tốn viên phải quan tâm khi lập kế hoạch kiểm tốn bao gồm rủi ro xảy ra sai sĩt trọng yếu trên báo cáo tài chính (do hai thành phần rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt cấu thành) do sai sĩt, gian lận, áp lực, hành vi khơng tuân thủ pháp luật và các quy

định.

VSA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh

Chuẩn mực này yêu cầu kiểm tốn viên phải tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng một cách liên tục trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm tốn. Sự hiểu

biết này phải đầy đủ, thấu đáo và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, làm cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá rủi ro.

VSA 330 – Thủ tục kiểm tốn trên cơ sở đánh giá rủi ro

Chuẩn mực này yêu cầu kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải cĩ đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn cũng như mơi trường kinh doanh của đơn vị, trong đĩ cĩ hệ thống kiểm sốt nội bộ để đánh giá rủi ro cĩ sai sĩt trọng yếu làm cơ sở đề ra các thủ tục kiểm tốn. Để giảm rủi ro kiểm tốn xuống mức thấp nhất cĩ thể chấp nhận

được, kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải đưa ra phương pháp tiếp cận tổng

quát trên cơ sở đánh giá rủi ro cĩ sai sĩt trọng yếu trong báo cáo tài chính; phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tốn để xử lý các rủi ro cĩ sai sĩt trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu.

VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm sốt nội bộ

Chuẩn mực này yêu cầu kiểm tốn viên phải thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt dựa trên những hiểu biết về khách hàng, đồng thời sử dụng sự xét đốn nghề nghiệp của mình để

đánh giá rủi ro kiểm tốn và thiết kế các thủ tục kiểm tốn sao cho rủi ro kiểm tốn

giảm xuống mức cĩ thể chấp nhận được.

Cụ thể, VSA 400 đề cập đến những nội dung sau:

Khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm tốn, kiểm tốn viên phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm sốt để xác định mức độ rủi ro phát hiện cĩ thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và xác

định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đĩ.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải

đánh giá rủi ro tiềm tàng cho tồn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm tốn.

Khi lập chương trình kiểm tốn, kiểm tốn viên phải xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu.

rủi ro tiềm tàng là cao cho cơ sở dẫn liệu đĩ. Căn cứ vào mức độ đánh giá rủi ro

tiềm tàng để dự kiến các cơng việc, thủ tục kiểm tốn sẽ được thực hiện cho các nghiệp vụ, các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, hoặc các nghiệp vụ, các khoản mục mà kiểm tốn viên cho là cĩ rủi ro tiềm tàng cao.

Để đánh giá rủi ro kiểm sốt, kiểm tốn viên tìm hiểu hệ thống kế tốn và hệ thống

kiểm sốt nội bộ của đơn vị được kiểm tốn. Khi tìm hiểu hệ thống kế tốn và hệ

thống kiểm sốt nội bộ để lập kế hoạch kiểm tốn, kiểm tốn viên sẽ hiểu biết được việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ của khách hàng. Điều đĩ giúp cho kiểm tốn viên xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần được kiểm tra cũng như việc thiết lập các thủ tục kiểm tra cần thiết.

Hệ thống kiểm sốt nội bộ bao gồm mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế tốn và các thủ tục kiểm sốt.

- Kiểm tốn viên phải hiểu biết về mơi trường kiểm sốt của đơn vị để đánh giá

nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm sốt nội bộ.

- Hiểu biết về hệ thống kế tốn và việc thực hiện cơng việc kế tốn của đơn vị giúp kiểm tốn viên xác định được: các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu; nguồn gốc các

loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu; tổ chức bộ máy kế tốn; tổ chức cơng việc kế tốn, gồm: hệ thống chứng từ kế tốn, tài khoản kế tốn, sổ kế tốn và hệ thống báo cáo tài chính; quy trình kế tốn các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi lập và trình bày báo cáo tài chính.

- Để xây dựng kế hoạch kiểm tốn tổng thể và chương trình kiểm tốn, kiểm tốn viên phải hiểu biết các thủ tục kiểm sốt của đơn vị.

Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ, kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm sốt đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

Kiểm tốn viên thường đánh giá rủi ro kiểm sốt ở mức độ khơng cao đối với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp: (1) kiểm tốn viên cĩ đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ được thiết kế cĩ thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sĩt trọng yếu; (2) kiểm tốn viên cĩ kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm sốt làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm

sốt.

Chuẩn mực yêu cầu những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị được kiểm tốn cũng như những nhận xét và

đánh giá về rủi ro kiểm sốt của kiểm tốn viên phải ghi chép và lưu lại trong hồ sơ

kiểm tốn.

Kiểm tốn viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ trên các phương diện thiết kế và thực hiện. Trường hợp rủi ro kiểm sốt đánh giá ở mức độ khơng cao, kiểm tốn viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để chứng minh. Việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm sốt càng thấp thì kiểm tốn viên

càng phải chứng minh rõ là hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ đã được thiết kế phù hợp và hoạt động hiệu quả.

Dựa trên kết quả các thử nghiệm kiểm sốt, kiểm tốn viên phải xác định xem hệ thống kiểm sốt nội bộ cĩ được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm sốt hay khơng. Trước khi rút ra kết luận kiểm tốn, kiểm tốn viên phải dựa vào kết quả các thử nghiệm cơ bản và những bằng chứng kiểm tốn khác

để khẳng định lại quá trình đánh giá của mình về rủi ro kiểm sốt.

Cuối cùng, chuẩn mực yêu cầu kiểm tốn viên phải dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện và giảm rủi ro kiểm tốn xuống thấp đến mức cĩ thể chấp nhận được. Trường hợp rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt dù được đánh giá ở mức độ thấp nhất thì kiểm tốn viên vẫn phải thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các loại nghiệp vụ và số dư các tài khoản trọng yếu.

2.2.2 Đánh giá về thực trạng các quy định liên quan đến đánh giá rủi ro 2.2.2.1 Ưu điểm 2.2.2.1 Ưu điểm

Các chuẩn mực được ban hành khá đầy đủ. Thực tế cho thấy, chuẩn mực kiểm tốn là cơ sở cho kiểm tốn viên, các cơng ty kiểm tốn thực hiện cơng tác đánh giá rủi ro trong kiểm tốn báo cáo tài chính.

Nội dung của các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam liên quan đến đánh giá rủi ro khá tương đồng với chuẩn mực quốc tế.

2.2.2.2 Nhược điểm

Các chuẩn mực kiểm tốn liên quan đến cơng tác đánh giá rủi ro được ban hành dựa vào ISAs ban hành năm 1994. Hiện nay, quốc tế đã thay thế chuẩn mực ISA 400 bằng hai chuẩn mực mới là ISA 315 và ISA 330 và tiến hành hiệu đính một số

chuẩn mực liên quan đến đánh giá rủi ro như ISA 200 và ISA 240. Tuy nhiên, từ khi ban hành đến nay, các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam chưa được cập nhật kịp thời với hệ thống chuẩn mực kiểm tốn quốc tế đã thay đổi, phần nào ảnh hưởng đến độ tin cậy của các thơng tin được kiểm tốn.

Năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực VSA 330, nhưng đến nay, VSA

315 vẫn chưa được ban hành. Điều này cho thấy sự thiếu đồng bộ trong việc ban

hành các chuẩn mực kiểm tốn phù hợp với quốc tế.

Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam nĩi chung và các chuẩn mực liên quan đến đánh giá rủi ro nĩi riêng chỉ dừng lại ở mức quy định chung nhất, do vậy trong nhiều

trường hợp khĩ vận dụng vào thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)