trên thế giới
1.6.1 Những sai lầm phổ biến trong định giá doanh nghiệp3
Năm 2004, Pablo Fernandez, một chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp của PricewaterhousesCooper, đã ban hành một ấn phẩm về những sai lầm trong định giá doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp và phân loại những sai lầm trong định giá công ty mà được thực hiện bởi những nhà tư vấn tài chính, phân tích tài chính và các ngân hàng đầu tư trên thế giới trong hoạt động M&A được Pablo Fernandez tổng hợp. Chúng được phân loại thành 06 nhóm sau: (1) những sai lầm trong việc tính tốn tỷ suất chiết khấu và những rủi ro liên quan của công ty; (2) những sai lầm trong việc
tính tốn hoặc dự phóng dịng tiền mong đợi; (3) những sai lầm khi tính tốn giá trị cịn lại (residual value); (4) những sai lầm không nhất quán về mặt khái niệm; (5) những sai lầm khi thuyết minh sự định giá (Errors when interpreting the valuation); và (6) những sai lầm về mặt tổ chức.
- Những sai lầm trong việc tính tốn tỷ suất chiết khấu và những rủi ro liên quan của công ty thường xảy ra như: Tỷ suất phi rủi ro sử dụng trong định giá không đúng; sử dụng hệ số beta trong định giá sai; phần bù rủi ro thị trường (market risk premium) sử dụng cho định giá sai; tính tốn WACC sai; tính tốn sai giá trị tấm chắn thuế; và sử lý rủi ro quốc gia sai v.v.
- Những sai lầm trong việc tính tốn hoặc dự phóng dịng tiền mong đợi như: xác định dòng tiền sai; những sai lầm khi định giá các công ty có tính chất mùa vụ; những sai lầm do dự phóng Bảng cân đối kế toán; lạc quan thái quá khi dự đốn dịng tiền, những sai lầm khi tính tốn giá trị còn lại (residual value); dòng tiền được sử dụng để tính tốn giá trị một khoản vĩnh viễn có mâu thuẫn; tỷ suất nợ trên vốn được sử dụng để tính tốn WACC chiết khấu dịng tiền vĩnh viễn thì khác so với tỷ suất nợ trên vốn có kết quả từ việc định giá; sử dụng những cơng thức tính tốn sai và khơng có ý nghĩa kinh tế; sử dụng giá trị trung bình số học thay vì giá trị trung bình cấp số nhân cho những đánh giá tăng trưởng; và sử dụng cơng thức sai khi tính giá trị cịn lại (residual value).
- Những sai lầm không nhất quán về mặt khái niệm (Inconsistencies and conseptual errors) như: những sai lầm trong khái niệm về dòng tiền tự do và dòng tiền vốn chủ; sai lầm khi sử dụng bội số; mâu thuẫn về thời gian; và những sai lầm về mặt khái niệm khác.
- Những sai lầm khi thuyết trình giá trị doanh nghiệp như: nhầm lẫn giá trị và giá cả; một giá trị doanh nghiệp là đúng đắn cho mọi người; cơng ty có giá trị như nhau với tất cả bên mua; nhầm lẫn giá trị doanh nghiệp chiến lược cho bên mua với giá trị thị trường hợp lý; xem xét lợi thế thương mại bao gồm giá trị nhãn hiệu; và quên rằng giá trị doanh nghiệp là một sự khơng chắc chắn được thiết lập trên dịng tiền mong đợi và những rủi ro của nó.
- Những sai lầm về mặt tổ chức như: thực hiện định giá nhưng khơng có sự kiểm tra những dự đoán được đưa ra bởi khách hàng; ủy quyền cho ngân hàng đầu tư thực hiện định giá nhưng khơng tham gia vào q trình định giá; cơng việc định giá doanh nghiệp chỉ liên quan đến phịng tài chính khi định giá cơng ty mục tiêu.
1.6.2 Những quan niệm sai lầm và thực tế về việc định giá giao dịch M&A
Scott Moeller và Chris Brady, là những giáo sư chuyên nghiên cứu về M&A, là đồng tác giả tập sách “M&A thơng minh” cho rằng: Hiện vẫn cịn tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm về các cách định giá cho các giao dịch M&A và những quan niệm này được những người được xem là các “chuyên giá định giá” và cả những người chưa từng tham gia vào hoạt động này duy trì. Một số quan niệm sai lầm phổ biến này sẽ được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Sai lầm Thực tế
Các chuyên gia (kiểm toán và ngân hàng đầu tư) biết cách thực hiện các định giá
Khơng thể biết được tương lai một cách chính xác. Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng sẽ thật nguy hiểm nếu cho rằng chính kinh nghiệm sẽ giúp họ hiểu rõ về một công ty hay một giao dịch cụ thể nào.
Các định giá luôn đúng
Ngay cả khi sử dụng những công nghệ tình báo doanh nghiệp ưu việt nhất, thì kết quả định giá công ty vẫn mang nhiều yếu tố chủ quan, và điều này có thể được thể hiện rõ ràng hoặc không (chẳng hạn như qua các giả định được đưa ra hay qua động cơ của những người thực hiện đánh giá).
Khơng có kết quả định giá nào là thực sự chính xác và hoàn hảo. Việc lựa chọn các phương pháp định giá cùng với mức độ quan trọng của từng phương pháp phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của những người thực hiện định giá chứ không phụ thuộc vào các định nghĩa về sự “chính xác” trong tài chính.
Cần sử dụng nhiều mơ hình phức tạp để đưa ra được một kết quả định giá chính xác
Sự phức tạp sẽ mang lại nhiều bất lợi, đặc biệt là nó sẽ làm tốn nhiều thời gian hơn và số lượng các sai số xảy ra trong các mơ hình định giá sẽ có thể tăng tỷ lệ thuận với quy mơ và độ phức tạp của các mơ hình được sử dụng. Nhiều thông tin chưa chắc đã tốt. Sự đơn giản thường là câu trả lời hay nhất. Bên cạnh đó, các mơ hình
báo cáo phức tạp rõ ràng là sẽ làm cho cơng tác kiểm tốn, điều tra trở nên khó khăn hơn.
Khơng cần phải thay đổi các định giá tốt hoặc các mơ hình định giá tốt
Điều quan trọng là xác định một mức giá “thuận mua, vừa bán”. Mức giá “theo thị trường” này phụ thuộc nhiều vào những giao dịch tương tự mới được thực hiện hơn là vào các mơ hình định giá phức tạp, tuy các mơ hình này vẫn thường được sử dụng một cách sai lầm để thẩm định kết quả định giá.
Trong giai đoạn thương lượng, các định giá thường được cập nhật hàng ngày. Từng dữ liệu trong bảng định giá đều có thể thay đổi khi thơng tin mới xuất hiện. Các thị trường bên trong và bên ngoài thay đổi: thị trường cổ phiếu, tỷ lệ lãi suất, lợi nhuận, rủi ro, sự tăng trưởng kinh tế, rủi ro chính trị, các thông tin trong ngành cũng như những thay đổi về pháp lý, công nghệ mới và những thông tin cụ thể về công ty như dữ liệu tài chính mới, những thay đổi về ban lãnh đạo công ty và những hành động cạnh tranh. Thậm chí cả những phương pháp định giá đang được sử dụng cũng có thể cần phải thay đổi trong q trình giao dịch diễn ra.
Khơng thể định giá được những công ty mới thành lập, chưa có cơ sở dữ liệu cũ về thu nhập
Đúng là việc định giá một công ty mới thành lập là hết sức khó khăn bởi khi đó, cơng ty có thể có mức thu nhập và doanh thu thấp, hầu như khơng có dữ liệu cũ về doanh số bán hàng, và thậm chí họ có rất ít các cơng ty cạnh tranh trực tiếp để so sánh (và cho dù có tồn tại các đối thủ cạnh tranh này, thì chưa chắc họ cũng trong cùng giai đoạn phát triển với công ty Bên Bán). Khó khăn khơng có nghĩa là khơng thể thực hiện được, cần phải đưa vào sử dụng những phương pháp định giá sáng tạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là tổng luận về đề tài “Định giá doanh nghiệp cho hoạt động mua bán sáp nhập tại Việt Nam”. Trong chương này, tác giả trình bày, thảo luận bốn vấn đề quan trọng liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thứ nhất, tác giả đã thảo luận về những nội dung cơ bản của hoạt động mua bán sáp nhập công ty (M&A) như: làm rõ các khái niệm, thuật ngữ trong lĩnh vực M&A, phân loại M&A, các hình thức M&A, động cơ M&A và mơ hình thực hiện M&A tiêu biểu trên thế giới. Thứ hai, những phương pháp định giá doanh nghiệp truyền thống là một trong những nội dung quan trọng của luận văn nên cũng được trình bày khá chi tiết. Thứ ba, song song với những thương vụ M&A thành công luôn là những thương vụ M&A thất bại, do vậy, tác giả cũng tìm hiểu và nghiên cứu những thương vụ thất bại từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Thứ tư, sai lầm trong định giá doanh nghiệp ln dẫn đến M&A thất bại, vì vậy tác giả đã tìm hiểu và trình bày những kinh nghiệm của thế giới về sai lầm trong định giá doanh nghiệp trong chương này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG M&A TẠI VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX