2.1.1 Khung pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập công ty
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán sáp nhập công ty ở Việt Nam không tập trung tại một văn bản luật như các nước có hệ thống khoa học pháp lý trình độ cao, và hoạt động M&A đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế. Thay vào đó, hoạt động này được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản luật trong các ngành cụ thể khác.
Luật cạnh tranh 2004, nhìn nhận giao dịch mua bán sáp nhập công ty dưới quan điểm là một hình thức tập trung kinh tế. Theo Ðiều 17, sáp nhập doanh nghiệp là
việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Luật doanh nghiệp 2005, nhìn nhận giao dịch mua bán sáp nhập công ty dưới quan điểm là một hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp. Sáp nhập doanh nghiệp là một hoặc
một số cơng ty cùng loại có thể sáp nhập vào một cơng ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (Điều 153). Điều 152 xem xét hợp nhất doanh nghiệp là việc “Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một cơng ty mới bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp sang cơng ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.
Luật đầu tư 2005, nhìn nhận giao dịch mua bán sáp nhập công ty dưới quan điểm là một hình thức đầu tư. Điều 21, đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh
nghiệp như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: Đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; Mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động; Mua cổ phiếu để thơn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
2.1.2 Những hạn chế của môi trường pháp lý
M&A là xu hướng tất yếu, nhưng hoạt động này vẫn còn thiếu hành lang pháp lý rõ ràng. Hoạt động M&A là một giao dịch phức tạp, địi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, chuyển dịch tư cách pháp nhân, và nhiều vấn đề khác liên quan trực tiếp đến giao dịch này mà chưa được quy định cụ thể.
Tại diễn đàn M&A Việt Nam 2010 tổ chức ngày 25 tháng 5 vừa qua, Cơng ty chứng khốn Bản Việt có bài tham luận đề cập đến những vấn đề pháp lý mua bán sáp nhập. Theo đó, tổ chức tư vấn này cho rằng: “Quan điểm của các sở ban ngành, cơ quan liên quan chưa thống nhất trong cách xử lý và vận dụng luật để thực hiện. Quy định và luật điều chỉnh không đồng bộ làm giảm khả năng thành công và kéo dài thời gian hoàn thành giao dịch”.
Ngồi ra, có một số bất cập tại cơ quan cấp giấy phép (Sở kế hoạch và đầu tư) và Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Những doanh nghiệp thực hiện sáp nhập hoặc hợp nhất sẽ được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép mới với vốn điều lệ là tổng vốn của các công ty tham gia giao dịch, cho dù các công ty này sáp nhập hoặc hợp nhất theo tỉ lệ nào. Rõ ràng đây là một bất cập cần được điều chỉnh sửa đổi. Trường hợp các cơng ty đang niêm yết trên sàn chứng khốn, khi thực hiện sáp nhập hoặc hợp nhất sẽ phải ngừng giao dịch một
thời gian khá dài vì chưa có quy chế riêng, cụ thể cho việc niêm yết và lưu ký vì lý do sáp nhập.