Môi trường tự nhiên và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Nếu Tp.HCM bây giờ phải trả giá cho phát triển công nghiệp bằng việc bỏ ra rất nhiều tiền của, cơng sức và thời gian để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường thì Bến Tre đang hưởng thụ môi trường thiên nhiên quá tốt. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển đơ thị tiến lên Thành Phố Bến Tre, một trong những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đó là vấn đề mơi trường đơ thị. Theo đánh giá của ngành chức năng hiện môi trường đô thị thành phố Bến tre đang ô nhiễm ở mức độ nhẹ đến vừa.

Thiên nhiên có lẽ đã có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến con người, cho nên người Bến Tre chất phác và phóng khống, cần cù và đơn hậu, tình hình an ninh trật tự tương đối ổn định, đây có lẻ là lợi thế khi du khách đến với Bến Tre, họ sẽ được chào đón với tinh thần mến khách đặc trưng của con người miền tây Nam bộ và sẽ để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH TỈNH BẾN TRE 2.2.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch:

Bảng 2.1: Doanh thu và số lượng khách du lịch đến Bến Tre từ năm 2000

đến năm 2008

Năm Doanh Thu (tỷ) Khách du lịch (khách) Khách quốc tế

2000 32,00 209.368 93.356 2001 36,80 226.118 101.852 2002 45,50 247.147 110.015 2003 55,06 269.143 106.310 2004 67,80 293.366 114.815 2005 83,20 319.769 126.067 2006 105,02 345.350 138.800 2007 130,23 377.882 156.844 2008 158,60 415.000 174.265

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre)

Đồ thị 2.1: Lượng khách du lịch đến Bến Tre từ năm 2000 đến năm 2008

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 khách 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Khách du lịch Khách quốc tế

Lượng khách du lịch đến Bến Tre đều tăng ổn định qua các năm, nếu như năm 2000 chỉ có 209.368 lượt khách đến Bến Tre thì năm 2008 đạt gần 415.000 lượt khách đặc biệt sau khi cầu Rạch Miễu thông xe, lượng khách du lịch đến Bến Tre tăng mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2009 đón trên 243.000 lượt khách đến tham quan, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2008, trong số này khách quốc tế là 101.000 lượt, tăng 12,3% so với cùng kỳ, trong 3 tháng đầu năm 2009 sau khi thông xe cầu Rạch Miễu lượng khách đến tham quan tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2008.

Lượng khách đến Bến Tre ngày càng tăng kéo theo doanh thu hoạt động du lịch đã có sự tăng trưởng đáng kể từ chỉ khoảng 32 tỷ đồng năm 2000 thì đến năm 2008 đã đạt 158,6 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với năm 2000, doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2009 đạt 105 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2008.

Có thể thấy từ đầu năm 2009 đến nay, khi giao thông đường bộ của Bến Tre được nối liền với các tỉnh thành, lượng khách du lịch đến Bến Tre và doanh thu hoạt động du lịch đều có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ, đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với ngành du lịch Bến Tre.

Đồ thị 2.2: Doanh thu du lịch Bến Tre từ năm 2000 đến năm 2008

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm D o a n h t h u

2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch:

Năm 2000 từ chỗ chỉ có duy nhất 1 khu du lịch Cồn Phụng, tính đến nay tỉnh Bến Tre có 40 điểm du lịch sinh thái; 37 cơ sở lưu trú du lịch với 658 phòng nghỉ, 1.118 giường; 39 cơ sở dịch vụ ăn uống với có khả năng phục vụ 9.500 khách. Mặc dù Bến Tre đang thu hút rất nhiều du khách, trong đó có lượng lớn khách ngoại quốc, nhưng hiện tại Bến Tre mới chỉ có một khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao (khách sạn Hàm Lng), chưa có phát triển mơ hình resort.

Sau khi cầu Rạch Miễu hồn thành, đã có khơng ít người cho là khách sẽ ào ạt về Bến Tre. Nhưng thực tế đòi hỏi nhiều điều cần phải làm để có thể lơi kéo khách về Bến Tre nhiều hơn, với cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn quá nghèo nàn như trên cho dù tiềm năng du lịch Bến Tre là rất dồi dào. Một ví dụ về điểm tham quan du lịch của Bến Tre: khơng ít người đã dở khóc dở cười khi đến Khu lưu niệm Đồng Khởi thấy trong tủ có để mấy chiếc nón ghi rõ dịng chữa “Khu lưu niệm Đồng Khởi” trên nón, khách hỏi mua khơng bán, xin để làm kỷ niệm cũng không hay đến Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu, có sách trưng bày trong tủ, khách hỏi mua cũng khơng có để bán.

2.2.3. Hoạt động du lịch và nhân lực ngành du lịch:

Ngành du lịch Bến Tre ra đời không sớm (năm 1983) và mãi đến năm 1990 mới bắt đầu ổn định, đẩy mạnh hoạt động. Tính đến 31/03/2009, Bến Tre có 07 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nước có kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, còn lại 05 doanh nghiệp tư nhân chỉ hoạt động lữ hành nội địa.

Nhìn chung hoạt động lữ hành của Bến Tre vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lượng các doanh nghiệp cịn q ít, cơ sở vật chất còn chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu, hoạt động chủ yếu là khai thác nguồn du khách trong nước.

Một trong những khó khăn mà Bến Tre cần vượt qua đó là nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Theo thống kê, ngành du lịch của tỉnh năm 2000 có 1.135 lao động, trong đó qua đào tạo là 312 người, đến năm 2008 có 3.574 người, qua đào tạo là 1.429 người. Tuy có tăng số lượng lao động và cũng tăng lượng người qua đào tạo, nhưng xét theo

thực tế thì như thế vẫn cịn thiếu rất nhiều, khơng ít ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo" Du lịch Bến Tre - Cơ hội đầu tư và phát triển" vào tháng 07/2009 đã nhận xét rằng: hướng dẫn viên du lịch của địa phương chưa đủ khả năng, thậm chí chưa biết tranh thủ giới thiệu văn hóa, lịch sử địa phương với du khách, sự thua kém của du lịch Bến Tre so các nơi khác trước hết là ở chỗ này. Nhân sự phục vụ du lịch như quản lý, lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn - buồng...phần lớn chưa qua đào tạo chính quy bài bản, cịn rất thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, đặc biệt là hướng dẫn viên sử dụng tốt các ngoại ngữ thông dụng.

Trong thời gian tới, để thay đổi được hình ảnh du lịch của Bến Tre thì nhân sự phục vụ trong ngành cần được quan tâm rất nhiều, cần có chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành du lịch đáp ứng được nhu cần và thách thức của vận hội mới.

2.2.4. Hoạt động quảng bá du lịch:

Trong thời gian qua Bến Tre đã rất quan tâm đến công tác quảng bá du lịch và đầu tư vào du lịch, Tỉnh đã cập nhật nhiều thông tin về du lịch và thu hút đầu tư vào du lịch trên cổng thông tin điện tử của Bến Tre (www.bentre.gov.vn), xây dựng đĩa VCD giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch bằng 3 ngôn ngữ Việt - Anh – Hoa, xây dựng website ngành Thương mại Du lịch (www.bentretrade.gov.vn), giới thiệu thương mại du lịch Bến Tre trên các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, tỉnh bạn và địa phương. Mời hãng phim truyền hình Mỹ ZPZ thực hiện phim phóng sự về du lịch tỉnh Bến Tre, hai phóng viên Robert Tate và Thomas Vitale được Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bến Tre đưa đến điểm du lịch Phong Phú - thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành để quay những cảnh về ẩm thực và tiềm năng du lịch nơi đây, quy trình sản xuất kẹo dừa là đề tài thu hút nhiều thời gian của đoàn làm phim, cùng với báo Gài Gòn Giải Phóng tổ chức hội đàm “Du lịch Bến Tre – cơ hội đầu tư và phát triển” với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cũng như các nhà quản lý và lãnh đạo của Tỉnh nhằm thu hút sự quan tâm của du khách cũng như các nhà đầu tư, bên

cạnh đó các lễ hội như: “Festival dừa”, hội thi trái cây ngon… được tổ chức hàng năm thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của rất nhiều du khách….

Từ những hoạt động quảng bá trên bước đầu đã mang lại sự quan tâm của du khách cũng như các nhà đầu tư, từng bước tạo chỗ đứng cho du lịch Bến Tre. Tuy nhiên với kinh phí hạn chế, hoạt động quảng bá chưa thể thường xuyên và chưa gắn liền với cộng đồng dân cư nên tính hiệu quả của quảng bá cũng bị gián đoạn, hiệu quả thực tế mang lại chưa cao.

2.2.5. Công tác quy hoạch và định hướng phát triển du lịch:

Bến Tre đã hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bến Tre đến năm 2020, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hố lịch sử. Theo đó, sẽ đẩy mạnh xã hội hoá phát triển du lịch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch đặc thù của tỉnh như khu du lịch Cồn Phụng, các xã ven sông huyện Châu Thành, Mỹ Thạnh An-Thành phố Bến Tre, Hưng Phong-Giồng Trôm; củng cố và thực hiện các dự án phát triển du lịch của huyện Chợ Lách và Ba Tri. Có cơ chế khuyến khích phát triển mạnh du lịch dân doanh, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các dự án du lịch qui mô khá và hiện đại. Nâng cao chất lượng dịch vụ các nhà hàng, khách sạn hiện có; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ kinh doanh du lịch. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng bình quân 20%/năm.

2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẾN TRE THỜI GIAN QUA. BẾN TRE THỜI GIAN QUA.

2.3.1. Phân tích hình hình thu hút vốn đầu tư vào du lịch:

Vốn đầu tư trong lĩnh vực du lịch ở Bến Tre những năm gần đây có những bước tiến rõ rệt, nếu như trong khoảng thời gian 1996 – 2000, tổng mức đầu tư cho du lịch khoảng 17,5 tỷ thì giai đoạn 2001 – 2005 tổng mức đầu tư gần 164 tỷ đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm trước, sang giai đoạn 2006 đến T06/2009, mức vốn đầu này đã là 907,3 tỷ đồng, gấp 5.53 lần so với giai đoạn 2001 – 2005.

Xét về nguồn vốn đầu tư, trong giai đoạn 1996 – 2000 mức đầu tư 17,5 tỷ toàn bộ là nguồn vốn từ doanh nghiệp trong nước, khơng có dự án đầu tư nước ngồi nào và cũng khơng có sự đầu tư đáng kể nào từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, sang giai đoạn 2001 – 2005 tuy số vốn đầu tư tăng lên là 164 tỷ đồng thì nguồn vốn ngân sách trong nước cũng chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn 5,7 tỷ đồng, khơng có dự án đầu tư nước ngoài nào vào lĩnh vực du lịch, từ năm 2006 đến 06/2009 đã ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng lên 907,3 tỷ đồng đầu tư vào du lịch, vốn từ bộ phận doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm ưu thế với 896,5 tỷ, vốn từ ngân sách nhà nước vẫn không tăng thêm nhiều, tín hiệu đáng mừng từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài với 1 dự án đầu tư số vốn 3,8 tỷ đồng vào nhà hàng khách sạn, tuy nhiên so với số đầu tư chung vào ngành thì con số trên là q ít .

Với sự gia tăng về vốn đầu tư thì cơ sở vật chất trong ngành đã được cải thiện rất nhiều từ chỗ chỉ có 1 điểm du lịch năm 2000 thì đến nay đã có 40 điểm du lịch, đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động tại địa phương, cải thiện đáng kể bộ mặt của du lịch Bến Tre.

2.3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch: 2.3.2.1. Huy động vốn từ ngân sách nhà nước: 2.3.2.1. Huy động vốn từ ngân sách nhà nước:

Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai

đoạn 2004- 2008 đạt 3,312 tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn này đạt 7.1%. Tuy nhiên tỷ lệ tăng này không ổn định, không đồng đều qua các năm, đặc biệt trong năm 2008 tổng thu ngân sách địa phương tăng không đáng kể so với năm 2007 do khó khăn chung của nền kinh tế chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới. GDP trong giai đoạn này có sự gia tăng đáng kể từ 8,966 tỷ đồng năm 2004 lên 13,270 tỷ đồng năm 2008, tuy nhiên tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách không cao, chỉ đạt tỷ lệ bình qn 6,03%, tỷ lệ này khơng tăng mà còn giảm trong các năm 2006, 2007, 2008.

Bảng 2.2: Thu ngân sách Bến Tre từ năm 2004 đến năm 2008 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng thu ngân sách 1.032 1.112 1.413 1.443 1.489 Thu ngân sách địa phương 550 654 668 719 721 Ngân sách trung ương cấp 482 458 745 724 768

GDP 8.966 9.975 10.934 12.122 13.270

Tỷ lệ tăng thu NS địa

phương 6,5% 18,9% 2,1% 7,6% 0,3% Tỷ lệ ngân sách ĐP/ GDP

(%) 6,13% 6,56% 6,11% 5,93% 5,43%

(Nguồn: Tổng hợp Cục Thống Kê – Sở Tài Chính Bến Tre)

Đồ thị 2.3: Tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004 -2008

0 100 200 300 400 500 600 700 800 Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 2008 Năm

Thu NS địa phương Ngân sách TW cấp

Nhìn chung, tổng thu ngân sách địa phương còn thấp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách là thu từ kinh tế nhà nước (trung bình chiếm 42% trong tổng thu), thu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỷ lệ không đáng kể chỉ vào khoảng 0.22%. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách còn quá thấp, trong khi nhu cầu chi ngân sách cho đầu tư phát triển và chi cho đầu tư hạ tầng du lịch là rất lớn.

Chi ngân sách: Có thế nói nhu cầu đầu tư cho hạ tầng du lịch đang còn thiếu

và yếu ở Bến Tre là rất lớn, nhưng trước đó từ 1996 -2000 đã khơng có khoản đầu tư đáng kế nào từ ngân sách nhà nước cho du lịch, trong giai đoạn 2001 -2005 đầu tư ngân sách cho hạ tầng du lịch cũng rất ít chỉ vào khoảng 5,7 tỷ đồng, chủ yếu chỉ là sửa chữa và cải tạo các cơng trình sẵn có. Trong những năm 2006 - 2009 tuy có sự quan tâm mạnh của tỉnh Bến Tre về mặt chủ trương chính sách để thu hút đầu tư vào du lịch và đưa du lịch thành một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh nhưng vốn đầu tư vào du lịch vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể.

Bảng 2.3 Chi ngân sách và chi đầu tư hạ tầng du lịch Bến Tre từ năm 2004 đến năm 2008 Đơn vị tính: tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 GDP 8.966 9.975 10.934 12.122 13.270 Tổng chi ngân sách 1.280 1.296 1.158 1.114 1.278

Chi đầu tư cơ sở hạ tầng du

lịch 1,1 1,4 1,6 2,5 2,9 TL chi đầu tư du lịch/tổng chi

NS 0,09% 0,11% 0,14% 0,22% 0,23% Tỷ lệ chi đầu tư du lịch / GDP 0.012% 0.014% 0.015% 0.021% 0.022%

(Nguồn: Tổng hợp Cục Thống Kê – Sở Tài Chính Bến Tre)

Rõ ràng với tình hình q khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện tại, nhu cầu cần đầu tư là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng từ phía ngân sách nhà nước cịn hạn chế thì trong thời gian tới tỉnh cần phải có các giải pháp để huy động các nguồn vốn với nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch.

2.3.2.2. Huy động nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp:

Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi để có nhiều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, Bến Tre đã thu hút được sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp vào du lịch, có thể nói đây là bộ phận vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bến Tre. Có nguồn gốc từ nguồn vốn tích lũy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)