Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và căn cứ Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 01 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, ngày 14/12/2007 Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre đã thông qua nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2015, cụ thể như sau:
3.1.1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ từ Trung ương, nhất là nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh
- Phát triển du lịch Bến Tre phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, với Chương trình hành động quốc gia về du lịch
- Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
- Phát triển du lịch Bến Tre phải đặt trong mối quan hệ liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long... đặc biệt là mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, nhằm tạo thị trường khách du lịch bền vững.
3.1.2. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển du lịch tỉnh dựa trên các loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch vui chơi giải trí. Phấn đấu tăng thu nhập từ du lịch bình quân 20%/năm
- Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, khơng ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, nhất là khách quốc tế. Xây dựng các tuyến điểm du lịch đặc thù của tỉnh
- Tập trung các nguồn lực để xây dựng khu du lịch chuyên đề quốc gia làm điểm nhấn để phát triển toàn diện du lịch trên địa bàn tỉnh bao gồm: các xã ven sông huyện Châu Thành, các khu, điểm du lịch Mỹ Thạnh An (Thành phố Bến Tre), Hưng Phong (Giồng Trôm), thực hiện dự án phát triển du lịch huyện Chợ Lách, huyện Ba Tri…
- Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch với quy mô khá và hướng đến hiện đại; đầu tư khai thác dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và cán bộ kinh doanh du lịch; tăng cường quảng bá du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch khác. Từ đó, xây dựng thương hiệu “Du lịch Bến Tre”
Mục tiêu cụ thể
- Về khách du lịch năm 2010 đạt 505.000 lượt khách tăng bình quân 10,04%/năm đến năm 2015 đạt 780.000 lượt khách tăng bình quân 9,08%/năm; năm 2020 đạt 1.160.000 lượt khách tăng bình quân 8,67%/năm.
- Về GDP ngành du lịch năm 2010 đạt 226,9 tỷ đồng tăng bình quân 22,19%/năm đến năm 2015 đạt 646,9 tỷ đồng tăng bình quân 23,31%/năm; đến năm 2020 đạt 1.823,5 tỷ đồng tăng bình quân 23,17%/năm
- Về các tuyến, khu du lịch: ưu tiên đầu tư hoàn thiện vào các trọng điểm: Khu lịch 8 xã huyện Châu Thành, Khu du lịch sinh thái văn hoá cộng đồng Cồn Ốc, khu du lịch sinh thái Vàm Hồ, khu du lịch tổng hợp cao cấp Thành phố Bến Tre, khu du lịch gắn với di tích Đồng Khởi, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Cồn Phụng, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn gắn với di tích “Đường Hồ Chí Minh trên biển”
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch địa phương Xác định thế mạnh du lịch Xác định thế mạnh du lịch
Chính quyền, nhân dân địa phương phải xác định thế mạnh, điểm nhấn du lịch của mình, định hướng đầu tư để hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, không trùng lặp chồng chéo giữa các địa phương; vừa đem lại hiệu quả kinh tế; vừa không phá vỡ môi trường và cảnh quan tự nhiên cũng như mơi trường sinh thái của vùng. Bến Tre có ưu thế phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái, kết hợp tham quan di tích lịch sử, văn hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, đồng thời phải kiên quyết từ chối các dự án ảnh hưởng đến mơi trường. Nhiều đồn khảo sát du lịch đã đến Bến Tre và cũng đã khẳng định Bến Tre có nhiều tiềm năng, lợi thế du lịch, một số điểm khác biệt so với các tỉnh khác, cần được tận dụng khai thác có hiệu quả hơn.
Sơng nước Bến Tre khá đẹp so với nhiều nơi, đâu đâu cũng là sông nước, miệt vườn; lễ hội Bến Tre có nhiều nét độc đáo; cồn và biển ở Bến Tre có sức quyến rũ kỳ lạ; những làn điệu dân ca ở Bến Tre mang đậm sắc thái vùng sông nước miền tây… nên phát triển du lịch sinh thái miệt vườn sơng nước. Loại hình du lịch này làm cho khách thập phương sảng khối trong một chuyến du ngoạn sơng nước; nghỉ ngơi lưu trú giữa vùng sông nước, cây trái thanh bình; mở rộng thêm tầm hiểu biết về đất và con người nơi đây. Đặc trưng của loại hình du lịch này mang tính cộng đồng rất cao. Dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà người dân làm chủ, đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển và thực hiện. Đặc biệt, Bến Tre được gọi là “quê hương” của dừa, với trên 44.000 ha, Bến Tre cần xác định điểm nhất trong phát triển du lịch của tỉnh là
“xứ dừa” và các sản phẩm đặc sắc làm từ dừa để từ đó tạo sự khác biệt, nâng cao sức
cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Quy hoạch phát triển du lịch
Hiện tại, du lịch các tỉnh ĐBSCL nói chung và Bến Tre nói riêng có nhiều điểm tương đồng như: sản phẩm du lịch tự phát, trùng lắp, chưa có chiều sâu, nguồn nhân lực phục vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp, lực lượng kinh doanh du lịch năng động nhưng quy mơ nhỏ và chưa chun nghiệp. Chính quyền xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên hầu hết ngành du lịch tại các tỉnh hiện phải “tự bơi” trong mọi hoạt động, vì đến nay vẫn chưa có một chiến lược phát triển du lịch cụ thể và một quy hoạch phát triển riêng cho vùng.
Thông qua quy hoạch này sẽ giúp các địa phương phát triển tiềm năng thế mạnh của mình, và trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch đồng bằng sẽ đa dạng và phong phú hơn. Địa phương cần phải đề ra một cơ chế, chính sách riêng cho khu vực để thu hút nguồn đầu tư cho phát triển ngành du lịch, để khu vực có thể đẩy nhanh việc phát triển:
- Tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước về du lịch tại địa
phương, huy động nguồn lực tập trung đầu tư những sản phẩm chủ lực của du lịch địa phương, hướng dẫn các thành phần kinh tế xây dựng và kinh doanh các sản phẩm du lịch sinh thái, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định pháp luật và phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan thực hiện các cơ chế chính sách và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để hỗ trợ các chủ đầu tư, kinh doanh sản phẩm du lịch hoạt động có hiệu quả.
- Xây dựng và bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái-văn hoá trên địa bàn vùng và từng địa phương, tăng cường sự phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung để bảo vệ tài nguyên-môi trường du lịch, vừa tăng khả năng thu hút được nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch, vừa đảm bảo phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh nhà.
Cụ thể: lồng ghép các chương trình, các dự án có liên quan trong đầu tư xây dựng, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái đặc trưng vùng miền. Khi phê duyệt các dự án đầu tư, đều phải có báo cáo về tác động mơi trường, và địi hỏi cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ các yêu cầu này trong và cả sau quá trình đầu tư khai thác. Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải ở khu du lịch dã ngoại, khu du lịch cộng đồng, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch
- Tạo sự liên kết các sản phẩm du lịch: Hiện nay đa số các điểm du lịch ở
Bến Tre vẫn cịn ở quy mơ nhỏ, rời rạc, chưa có sự liên kết; kết cấu hạ tầng ở tỉnh chưa đồng bộ; sản phẩm du lịch chưa đa dạng phong phú… làm hạn chế phát triển du lịch của địa phương. Chính quyền và nhân dân địa phương là người hiểu rõ hơn ai hết thế mạnh của địa phương mình, cần xác định rõ những sản phẩm, thế mạnh du lịch, rồi từ đó tạo sự liên kết giữa các sản phẩm du lịch một cách hợp lý. Chính sự liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch, xác định thế mạnh du lịch sẽ là điều kiện thu hút đầu tư.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh vùng ĐBSCL để tăng sức hút đầu tư: Nhấn mạnh về chuyện “đông tay vỗ nên kêu”, đại diện nhiều DN ngành du lịch nhìn nhận việc liên kết ln tạo ra tính cạnh tranh tích cực cho các bên liên quan, nhưng thời gian qua ở ĐBSCL vẫn chưa có một tỉnh nào, một tổ chức nào đóng vai trị đầu tàu, chưa có chương trình liên kết một cách cụ thể, chưa có lộ trình hợp tác một cách chính thức. Nên có hội thảo, cuộc họp của các Ban ngành các tỉnh lân cận trong việc hợp tác, tạo một quy hoạch du lịch vùng rộng lớn hơn, vừa tạo thế cạnh tranh, vừa đa dạng hóa loại hình du lịch.
- Xã hội hóa du lịch: chính từ đặc trưng vùng miền và sản phẩm định hướng là du lịch sinh thái miệt vườn sông nước miền tây, gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân, đo đó mang tính cộng đồng rất cao. Ngành du lịch địa phương
phải làm bật lên cuộc sống đời thường gắn với dòng Mekong của bà con nơi đây, có như vậy mới đảm bảo thu hút được du khách trong nước cũng như quốc tế. Do đó, chủ trương xã hội hóa du lịch để người dân cùng tham gia, coi trọng quyền lợi của người dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chất lượng du lịch địa phương.
Muốn nâng cao vai trò của người dân trước hết phải tôn trọng họ, phải chia sẻ quyền lợi với họ, để người dân địa phương thấy tham gia vào phát triển du lịch địa phương thì họ cũng được hưởng quyền lợi. Đồng thời, phải đi liền với việc nâng cao giáo dục ý thức cộng đồng người dân tại những nơi làm du lịch, quan tâm tới việc phát triển du lịch và để người dân thực sự coi đó là lợi ích của chính mình. Và muốn như vậy, phải quan tâm tới lợi ích cộng đồng. Đây là cái nền hết sức quan trọng để phát triển du lịch một cách bền vững.
Đẩy mạnh công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo phương châm “dân biết, dân báo, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo tính cơng khai minh bạch nhưng giữ vững kỷ cương pháp luật. Lập các dự án đền bù, tạo đất sạch giao cho nhà đầu tư, (không nhất thiết phải có dự án mới đền bù). Tăng cường cơng tác giám sát xây dựng, đảm bảo chất lượng. Nâng cao chất lượng lập hồ sơ xây dựng, đặc biệt từ khâu lập thiết kế dự toán để tiết kiệm ngay từ đầu. Mặt khác, tăng cường công tác quản lý đô thị, đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm... Đẩy mạnh xã hội hố trong cơng tác đầu tư nhằm phát triển nhanh cơ sở hạ tầng cho đô thị du lịch.
3.2. NHU CẦU VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 NĂM 2020
3.2.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư để phát triển du lịch Bến Tre đến 2020
Việc dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du dịch tỉnh Bến Tre được căn cứ trên dự báo về GDP của toàn tỉnh và của ngành du lịch đến năm 2020 kết hợp với dự báo về chỉ số ICOR cho giai đoạn 2010 – 2020.
Chỉ số ICOR bình quân của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 theo thống kê là 5.21, thời kỳ 2006 -2008 gần đây chỉ số này liên tục tăng cao đạt trung bình trong giai đoạn này là 5.54, riêng trong năm 2008 đã là 6.68. Tuy nhiên đây là chỉ số phải tính tốn dựa trên cả thời kỳ thông thường là 5 năm, trong giai đoạn này khó khăn chung của nền kinh tế và nhu cầu đầu tư nhiều cho an sinh xã hội chỉ số này đang ở mức cao, trong thời gian sắp tới khi nền kinh tế phục hồi và dành nhiều đầu tư cho phát triển thì chắc chắn chỉ số này sẽ được cải thiện.
Dựa trên cơ sở dự báo về GDP của ngành du lịch tỉnh Bến Tre, ICOR chung của Việt Nam và ICOR của ngành du lịch giai đoạn 2010 – 2020, qua tính tốn có được bảng dự báo về nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển ngành du lịch Bến Tre đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành du lịch Bến Tre đến năm 2020 Dự báo Chỉ tiêu 2010 2015 2020 1. Tổng giá trị GDP của Bến Tre (tỷ đồng) 19.859,5 34.533,8 74.494,2 2. Tổng giá trị GDP của ngành du lịch (Tỷ đồng) 226,9 646,9 1.823,5 3. Tỷ lệ GDP du lịch so với 1,14 1,87 2,45
Dự báo Chỉ tiêu 2010 2015 2020 GDP toàn tỉnh (%) 4. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch (%/năm) 20,05 23,31 23,17
5. Hệ số tăng trưởng vốn - đầu
ra chung cả nước (ICOR) 6,0 4.5 4.5 6. Hệ số tăng trưởng vốn - đầu
ra ngành du lịch (ICOR) 4,5 4,0 4,0 7. Nhu cầu vốn đầu tư cho du
lịch (tỷ đồng) 670 1.680 4.706
Theo bảng dự báo trên, tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển ngành du lịch đến năm 2020 là 7.056 tỷ đồng nhằm đầu tư vào cơ cở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dịch vụ du lịch và các nhu cầu khác liên quan như quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực…
3.2.2. Dự báo các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2020
Căn cứ vào bảng 2.3, trong những năm qua, vốn đầu tư từ nguồn NSNN vào du lịch luôn ở mức thấp, tỷ lệ vốn đầu tư vào du lịch Bến Tre từ nguồn NSNN trong các năm 2007 - 2008 chỉ khoảng 0.022% của GDP, căn cứ dự báo GDP của tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và dựa trên sự quan tâm đầu tư của tỉnh đối với ngành du lịch trong thời gian sắp tới sẽ tăng lên và có thể đạt 0.060% của GDP, tăng gấp 2.75 lần so với giai đoạn 2007 - 2008.
Nguồn vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nói chung vẫn sẽ được kỳ vọng và đánh giá cao sẽ chiếm 90% tổng nhu cầu vốn đầu tư vào ngành du lịch, phần còn lại là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Bảng 3.2: Dự báo các nguồn vốn đầu tư vào du lịch bến tre đến năm 2020