e. Giám sát
1.2 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng
1.2.3.1 Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ
Việc thiết lập và khơng ngừng hồn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, qui trình tín dụng
hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có tác dụng sau:
• Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
• Dựa trên quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh
doanh.
• Quy trình tín dụng được NHTM cụ thể hóa thành cẩm nang, sổ tay hướng
dẫn thống nhất trong tồn ngân hàng về việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Nhờ đó mọi người thực hiện nghiệp vụ hiểu được vai trị, vị trí và trách nhiệm của mình để có thái
• Quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm sốt q trình cấp tín dụng và điều
chỉnh chính sách tín dụng của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể phát hiện những khâu, các quy định cần được điều chỉnh và kiểm sốt được các rủi ro khi cấp tín dụng.
1.2.3.2 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ & hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả:
Các nguyên tắc chung về thiết kế hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng:
1) Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.
2) Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao.
3) Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thóat tài sản và có dự phịng rủi ro hợp lý.
4) Tài liệu, hồ sơ, các tài sản liên quan đến nghiệp vụ được đảm bảo an toàn. Từ những nguyên tắc trên có thể nói hệ thống KSNB hiệu quả trong việc kiểm soát và ngăn ngừa và quản lý rủi ro tín dụng cần phải được thiết kế qua các khâu sau:
• Q trình xử lý nghiệp vụ tín dụng phát sinh và giải ngân:
- Kiểm soát thủ tục giấy đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo mọi hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đều được cấp thẩm quyền theo dõi chặt chẽ để ghi nhận việc phân cơng cho nhân viên tín dụng hoặc nhóm thẩm định thích hợp thực hiện thẩm định khoản vay.
- Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo rằng việc đề xuất cho vay tuân theo đúng tiêu chuẩn và các điều kiện cấp tín dụng.
- Kiểm sốt việc thực hiện phân tích thơng tin tín dụng nhằm đảo bảo
thơng tin tín dụng được trình bày trung thực, chính xác và được phân tích khách quan, cẩn trọng để làm cơ sở cho xét duyệt quyết định cho vay.
- Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ tài sảm đảm bảo nhằm đảm bảo rằng việc định giá đã được tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do Ngân hàng đề ra và tài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp,
cầm cố và bảo lãnh.
- Kiểm soát thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đảm bảo việc xét cấp tín dụng là đúng thẩm quyền và nằm trong hạn mức xét duyệt đã được phê chuẩn bởi cấp điều hành cao nhất của Ngân hàng.
- Kiểm soát việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý đã được tiến hành đầy đủ và khơng có sự sơ hở nào về mặt pháp lý có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho ngân
hàng.
- Kiểm sốt thực hiện hạn mức tín dụng đã được duyệt nhằm đảm bảo rằng việc giải ngân là hợp lệ vì nằm trong hạn mức tín dụng đã được duyệt và phù hợp với
các điều kiện giải ngân khi xét duyệt cấp tín dụng.
• Kiểm sốt q trình giải ngân tín dụng
- KSNB trong khâu này cần lưu ý nguyên tắc “bất kiêm nhiệm” giữa người phê duyệt khế ước với bộ phận theo dõi hợp đồng tín dụng trên sổ sách và người
chuyển tiền cho khách hàng để đảm bảo các hợp đồng tín dụng đã phát sinh được tính tốn, ghi chép đầy đủ và đúng đắn.
- Kiểm sốt q trình giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn, lãi vay nhằm
đảm bảo rằng việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng vay vốn diễn ra thường
- Kiểm sốt q trình thẩm tra, cập nhật thường xun tình hình tài chính, kinh doanh của người vay vốn và việc ghi nhận kết quả kinh doanh của người vay vốn và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản kiểm tra nhằm đảm bảo rằng thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đã được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.
- Kiểm soát việc tập hợp báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm đảm bảo rằng các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn, trễ kỳ được cung cấp đầy đủ kịp thời cho các cấp có thẩm quyền và nhà quản trị cấp cao nhất để có những biện pháp ứng phó
thích hợp. Đây là yếu tố thuộc về thông tin và truyền thông trong hệ thống KSNB. Để
đạt được điều này, u cầu ngân hàng phải có hệ thống thơng tin kế toán hiệu quả, kịp
thời và hệ thống kiểm sốt trong mơi trường xử lý thơng tin máy tính hữu hiệu.
- Kiểm sốt số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính xác về thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phân tích, giám sát danh mục tín dụng.
- Kiểm sốt q trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu để quyết định mức trích lập dự phịng thích hợp.
• Kiểm sốt việc thực hiện sự đánh giá và thẩm định định kỳ về các mặt sau:
- Tiêu chuẩn lập dự phòng cho khoản vay có khả năng khơng thu hồi được nhằm đảm bảo rằng việc trích lập các khoản nợ khơng thu hồi được là xác thực và hợp lý.
- Đánh giá độ an toàn của tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng mức cho
vay hiện hành trên tài sản đảm bảo ln hợp lý và an tồn.
- Vấn đề trích trước hay ngưng trích trước khoản lãi cho vay nhằm đảm
bảo phản ánh thu nhập lãi cho vay trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý.
- Thực hiện giám sát thường xuyên ngay cả đối với những khoản vay trả
• Kiểm sốt và quản lý rủi ro tín dụng
- Kiểm sốt việc xác định hệ thống mức tín dụng nhẳm đảm bảo rằng hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng dựa trên cơ sở tính tốn hợp lý giữa nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Kiểm soát việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại khách hàng và việc thực hiện phân lọai khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng được phân loại chính xác, khách quan và tránh sự sai lầm khi ra quyết định cho vay đối với những khách
hàng đã được phân loại.
- Kiểm soát việc xây dựng các phương pháp định lượng rủi ro và cách thức giám sát rủi ro áp dụng trong ngân hàng.
- Kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc phân quyền trong quy trình tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
• Hệ thống kiểm sốt nội bộ có một vai trò rất quan trọng, quyết định sự
thành bại của một tổ chức. Vì vậy hệ thống KSNB được thiết lập nhằm đảm bảo mục
tiêu báo cáo tài chính đáng tin cậy, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động và đảo bảm tuân thủ pháp luật. Một hệ thống KSNB gồm năm bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền
thơng, giám sát.
• Một hệ thống KSNB hiệu quả theo tiêu chuẩn của Basle phải bao gồm các yếu tố: tạo mơi trường văn hóa kiểm soát mạnh mẽ, nhận biết và đánh giá rủi ro đầy
đủ, tổ chức hoạt động kiểm soát chặt chẽ và phân cơng, phân nhiệm rạch rịi, xây dựng
hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả, giám sát hoạt động thường xuyên và sửa chữa sai sót kịp thời.
• Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường chứa đựng các rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại
bảng, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro khác. Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt
động chủ yếu và quan trọng nhất, nó đem lại thu nhập chủ yếu cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Vì vậy nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, những rủi ro này xuất phát từ
nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Các NHTM cần phải thiết lập một hệ thống KSNB thật hiệu quả để đảm bảo kiểm sốt chặt chẽ các khâu trong quy trình tín dụng bao gồm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay có tác dụng giảm thiểu được rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan. Đồng thời để hạn chế rủi ro tín dụng do các nguyên nhân khách quan thì cần phải giám sát quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, cảnh báo sớm đối với các dấu hiệu rủi ro.
Tóm lại, kiểm sốt nội bộ đóng vai trị rất quan trọng trong với hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nó giúp kiểm sốt, hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng. Cùng với sự
phát triển của xã hội thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên. Sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng điều này ảnh hưởng rất lớn đối với NHTM. Vì vậy việc khơng ngừng phát triển và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ ln là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các NHTM.
Dựa trên những nghiên cứu ở chương 1, tác giả sẽ phân tích, đánh giá hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua ở chương 2.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Sự hình thành, phát triển và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng