Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại tên địa bàn TPHCM (Trang 44 - 48)

e. Giám sát

2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tạ

ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

2.2.1 Phương pháp khảo sát:

Để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại

các NHTM trên địa bàn TP.HCM, tác giả tiến hành khảo sát 14 ngân hàng thương mại

ở TP.HCM13. Phương pháp khảo sát là:

1. Sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống KSNB để khảo sát thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại 14 NHTM trên địa bàn TP.HCM. 14

2. Thảo luận với các nhà quản lý, cán bộ tín dụng, kiểm tốn viên nội bộ: nội dung trao đổi xoay quanh các vấn đề về rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM, các biện pháp KSNB đang được áp dụng và hạn chế của nó.

3. Tổng hợp và phân tích các bài viết, các báo cáo liên quan đến rủi ro hoạt

động tín dụng mà nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống KSNB.

2.2.2 Nhận dạng và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

Từ kết quả khảo sát, có thể tóm tắt một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thường gặp tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM như sau:

2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan:

Mơi trường kinh tế khơng ổn định:

Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh nghiệp có khả năng trả nợ ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối, mất ổn định thì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất đình trệ, sức mua giảm, hàng hóa ứ đọng. Điều

này làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Đồng thời chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ của chính phủ cũng ảnh hưởng

khơng nhỏ đến hoạt động của ngân hàng. Khi chính phủ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế làm tăng tỉ lệ lạm phát dẫn đến giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng, hàng hóa khó tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của

khách hàng.

14 Phụ lục 4: Kết quả khảo sát thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại một số NHTM thông qua bảng câu hỏi khảo sát

Mơi trường pháp lý chưa thuận lợi:

Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan chặt chẽ đến hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trong thời gian qua hoạt động tín dụng của các NHTM được chi phối bởi hệ thống các quy định chồng chéo và phức tạp về cho vay, bảo đảm

tiền vay. Gần đây đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự khoa học và thiếu đồng bộ, chưa phù hợp, các văn bản dưới luật được ban hành quá chậm, nhiều chồng

chéo chậm sửa đổi bổ sung khi khơng cịn phù hợp với thực tiễn làm gia tăng nguy cơ mất an toàn trong cho vay của các NHTM. Cụ thể, những văn bản gần đây quy định: trong những trường hợp khách hàng khơng trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản

đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM khơng làm được điều này vì ngân hàng là

một tổ chức kinh tế, không phải cơ quan quyền lực nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý

……..cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM khơng thể giải quyết nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập:

Hiện ở Việt Nam chưa có cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm khách hàng vay vốn một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật thường xuyên :

- Hệ thống cung cấp thông tin CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ cho vay của khách hàng vay tại các NHTM, chưa có thơng tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

- Việc cung cấp thơng tin cịn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng

đến cơ hội kinh doanh của NHTM.

- CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua

- Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời có trường

hợp khách hàng khơng cịn vay tại NHTM nhưng vẫn còn dư nợ trên CIC. Đối với những khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng đối với các NHTM nào thì CIC hồn tồn khơng có thơng tin gì của khách hàng.

- Mặt khác, các NHTM chưa nhận thức đầy đủ về thu thập và cung cấp thông tin cho CIC nên một số NHTM không cung cấp hoặc cung cấp chậm trễ cho CIC. Trong khi đó chưa có hành lang pháp lý và chế tài buộc các NHTM phải cung cấp thơng tin kịp thời cho CIC.

Cán bộ năng lực của các ngân hàng thương mại quốc doanh thì bị các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh thu hút:

Hiện nay các NHTM, NHLD ln có những chính sách đãi ngộ, đề bạt thu hút những cán bộ chủ chốt từ các NHTM quốc doanh sang. Vì vậy, việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo tín dụng ở các NHTM quốc doanh là một khó khăn, vì đây là

những vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như phịng ngừa rủi ro.

Doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình:

Khơng chỉ khách hàng có ý gian lận ngân hàng mới gặp rủi ro mà ngay cả khi khách hàng khơng có ý gian lận cũng có thể gặp rủi ro. Đó là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư quá dàn trải,

khơng có đầu óc kinh doanh nên việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không

đạt hiệu quả cao, mất vốn hoàn toàn của cả doanh nghiệp và cả vốn vay NHTM hoặc

phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngồi dẫn đến Doanh nghiệp khơng có khả

năng trả nợ . Bên cạnh đó cịn một số nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hỏa

hoạn, trộm cắp cũng có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại tên địa bàn TPHCM (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)