b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
2.2.3.5 Hoạt động giám sát
• Hiện nay, các NHTM đều tiến hành kiểm tra, kiểm toán định kỳ đặc biệt đối với hoạt động tín dụng. Kế hoạch kiểm tốn thường được kiểm tra đều đặn
hàng năm hoặc đột xuất. Một số NHTM thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính hằng năm.
• Hầu hết tất cả NHTM trên địa bàn TP.HCM đều có những hịm thư góp ý để tiếp nhận những đóng góp của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng và hạn chế những tiêu cực. Bên cạnh đó ở mơt số ngân hàng có hộp mail
để tiếp nhận ý kiến phản ánh của các phòng ban đến ban Tổng giám đốc. Các nhà Quản
trị đã quan tâm đến việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng thông qua hộp thư ý kiến, phiếu thăm dò hay đại chỉ mail của ngân hàng.
• Các NHTM đều thực hiện hoạt động giám sát thường xuyên, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phịng tín dụng có trách nhiệm giám sát danh mục cho vay của đơn vị mình đồng thời kiểm sốt việc thực hiện nghiệp vụ cúa các CBTD cấp dưới.
Bên cạnh những cơng việc đạt được thì hoạt động giám sát cịn tồn tại một số điểm sau
• Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các NHTM còn nhiều bất
cập. Phần lớn các NHTM chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ cịn nhiều hạn chế, chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện cơng tác kiểm tốn, chưa cụ thể hố quyền hạn , nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống giám sát nội bộ. Các nhà quản lý chưa chú trọng đến kết quả kiểm toán nội bộ, phản ứng của họ đối với kiểm toán nội bộ về các sai phạm chỉ là các giải pháp xử lý tức thời nhưng chưa ra các giải pháp cụ thể để ngăn ngừa sự tái diễn các sai phạm.
• Khái niệm kiểm tốn nội bộ cịn khá mới mẻ nên nhân sự, trình độ, kinh nghiệm và kiến thức chun mơn, phương tiện kiểm tốn cịn nhiều hạn chế.
• Việc xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ chuyên trách tại mỗi chi nhánh để thực hiện mục tiêu giám sát của ngân hàng chưa đựơc thực hiện chủ yếu tập trung ở hội sở. Nguyên nhân là do yếu tố về nhân sự, nguồn lực, cách thức tổ chức đồng thời cũng là do quan điểm của các nhà quản lý chưa chú trọng đến kết quả của
chỉ là những biện pháp xử lý tức thời chứ chưa phải là giải pháp cụ thể để khắc phục những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ và ngăn ngừa sự tái diễn của các sai phạm.
• Đội ngũ kiểm tốn nội bộ tại các NHTM quá mỏng so với quy mô
hoạt động của ngân hàng nên không thể thực hiện các cuộc kiểm tốn định kỳ tồn
ngân hàng, tại các chi nhánh như kế hoạch đề ra.
• Phương pháp kiểm toán truyền thống của các kiểm toán viên khi kiểm tra tín dụng tại các NHTM thường là:
1. Liệt kê dư nợ cho vay của tất cả khách hàng theo thứ tự từ cao đến thấp và các khách hàng thanh toán vốn hoặc lãi trễ hạn
2. Từ đó sẽ chọn ra các khách hàng có dư nợ cao và các khách hàng trễ hạn để kiểm tra chi tiết toàn bộ hồ sơ tín dụng liên quan đến các khách hàng đó.
Tuy nhiên việc chọn mẫu này thường mang tính chủ quan, bỏ qua nhiều sai sót và các cuộc kiểm tra này thường chỉ kiểm tra tính đầy đủ về mặt pháp lý của hồ sơ tín dụng, xét duyệt cho vay mà khơng có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, khơng xác minh lại thơng tin và tình trạng tài sản đảm bảo.
Các phương pháp kiểm toán hiện đại còn khá mới mẻ nên các NHTM chỉ thực hiện phương pháp kiểm tra truyền thống này nên các cuộc kiểm tra, kiểm tốn về tín dụng chỉ phát hiện được những vi phạm về tính tn thủ, khơng phát hiện được các gian lận, rủi ro tiềm tàng cùa các khoản vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP.HCM đóng vai quan
trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, cá nhân và nhu cầu mua sắm tiêu dùng góp phần ổn định sự phát triển kinh tế trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên hệ thống ngân hàng đang trong q trình hồn thiện và phát triển trong mơi trường cịn nhiều biến động, hành lang
pháp lý còn nhiều bất cập, hệ thống thơng tin nghèo nàn, trình độ quản lý và nghiệp vụ cịn thấp…..ngồi các ngun nhân khách quan và chủ quan thì nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống kiểm sốt nội bộ làm rủi ro tín dụng xảy ra là đều không tránh khỏi đe doạ đến sự an toàn của các NHTM
Từ những đánh giá và nghiên cứu trên, tác giả xin đưa ra một số giải pháp
để hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng nói
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 Phương hướng hoàn thiện:
Phương hướng để đưa ra các giải pháp dựa trên các cơ sở sau đây:
• Phù hợp với tiêu chuẩn của COSO về kiểm sốt nội bộ.
• Phù hợp với điều kiện Việt Nam: quy định của pháp luật, quy định của
ngân hàng nhà nước, đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín
dụng, nguồn nhân lực và trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng.
• Đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra nghĩa là chi phí
cho việc hồn thiện hệ thống khơng vượt q thu nhập rịng từ hoạt động tín dụng
nhưng giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngăn chặn nợ xấu, giảm chi phí phát sinh để thu hồi nợ xấu.
• Vận dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng các hoạt động như: hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro ngân hàng, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng….và kế thừa các kinh nghiệm, mơ hình về quản lý rủi ro của các nước phát triển để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động
của các NHTM do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát. Các nguyên tắc để thực thi được các giải pháp là:
• Về phía NHNN: hồn thiện mội trường pháp lý cho các ngân hàng nhẳm tạo môi trường pháp lý ổn định, bảo vệ quyền lợi cho các NHTM. Đồng thời, ban hành các quy định về trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM, yêu cầu
• Về phía NHTM: đóng vai trị chủ lực trong việc nỗ lực hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.