Giải pháp về thiết bị đầu cuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng điện thoại di động tại trung tâm điện thoại di động CDMA s PHONE , luận văn thạc sĩ (Trang 73)

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động tạ

3.2.3 Giải pháp về thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối là nhân tố tác động trực tiếp đến nhu cầu và thị hiếu khách hàng, thông qua thiết bị đầu cuối chất lượng của mạng di động được khai thác và đánh giá đúng mức, đặc biệt là các tiện ích, đặc tính kỹ thuật của thết bị đầu cuối sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp bởi mạng di động đến các thuê bao. Ngoài ra, việc khai thác cung cấp thiết bị đầu cuối trong tương lai lâu dài cũng sẽ đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho nhà cung cấp dịch vụ.

Nhận xét chung về nhu cầu và thị hiếu về máy điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay

Bảng 3.1: Thống kê số lượng máy ĐTDĐ bán ra trên toàn quốc theo thương hiệu

Số lượng máy bán ra trên tồn quốc Cơng nghệ Thương hiệu 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ Quý 1,2 / 2009 Tỷ lệ Nokia 3.490.616 61,2% 3.252.689 61,5% 2.621.703 63,0% Samsung 1.093.834 19,2% 955.910 18,1% 568.247 13,7% Motorola 407.200 7,1% 329.646 6,2% 142.627 3,4% LG 16.362 0,3% 142.567 2,7% 182.625 4,4% Khác 695.558 12,2% 605.951 11,5% 647.342 15,5% 3G + GSM Tổng cộng 5.703.570 100% 5.286.763 100% 4.162.543 100% Samsung 108.535 26,3% 167.922 29,7% 37.256 15,7% Motorola 270.305 65,5% 261.212 46,2% 37.968 16,0% LG 9.492 2,3% 63.890 11,3% 36.069 15,2% Khác 24.348 5,9% 72.370 12,8% 126.005 53,1% CDMA Tổng cộng 412.680 100% 565.394 100% 237.298 100%

Bảng 3.2: Thống kê số lượng máy ĐTDĐ bán ra trên toàn quốc 2008 theo giá bán

Số lượng máy bán ra trên tồn quốc Cơng nghệ Giá thành (ĐVT: 1.000đ) 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ Quý 1,2 / 2009 Tỷ lệ < 500 58.663 1,0% 105.735 2,0% 56.071 2,3% 500 - 1.000 1.772.997 31,1% 2.262.167 42,8% 1.133.608 46,5% 1.000 - 2.000 1.676.260 29,4% 916.303 17,3% 497.325 20,4% > 2.000 2.195.650 38,5% 2.003.022 37,9% 750.863 30,8% 3G + GSM Tổng cộng 5.703.570 100% 5.286.763 100% 2.437.866 100% < 500 14.444 3,5% 257.254 45,5% 119.835 50,5% 500 - 1.000 228.212 55,3% 219.373 38,8% 84.953 35,8% 1.000 - 2.000 113.900 27,6% 63.324 11,2% 22.781 9,6% > 2.000 56.124 13,6% 25.443 4,5% 9.729 4,1% CDMA Tổng cộng 412.680 100% 565.394 100% 237.298 100%

(Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường GFK Việt Nam – tháng 8/2009)

Qua các số liệu trên thì ta thấy thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam ưa thích các mẫu mã điện thoại có thương hiệu lớn, uy tín và có xu hướng gia tăng cầu điện thoại cấp thấp, giá rẻ, GDP của Việt Nam tuy phát triển khá nhanh nhưng vẫn nằm ở mức thấp. Do đó, S-Fone cần có định hướng phát triển các dòng điện thoại qua 02 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2010 đến 2011:

- Hiện nay, sau khi khảo sát thị trường, S-Fone đang khẩn trương đàm phán với các nhà sản xuất điện thoại di động có thương hiệu mạnh như Nokia, Samsung, Motorola, LG, ZTE,…để nhập về đầy đủ những mẫu điện thoại di động có tính năng và giá cả thấp, cực thấp và trung bình để chuẩn bị cho dòng điện thoại CDMA năm 2010 như sau:

Bảng 3.3: Kế hoạch về cơ cấu nhập khẩu máy ĐTDĐ S-Fone năm 2010 Kế hoạch nhập khẩu dự kiến Mẫu máy giá cực thấp Mẫu máy giá thấp

Mẫu máy giá trung bình

Mẫu máy giá trên trung bình Tỷ lệ về số lượng 60% 27% 10% 3% Tính năng u cầu Màn hình đơn sắc, nghe gọi, nhắn tin, báo thức… Màn hình màu, nghe gọi, nhắn tin, FM / MP3… Màn hình 65.000 màu, nghe gọi, nhắn tin, FM / MP3 / chụp hình

/ Brew…

Màn hình 65.000 màu, nghe gọi,

nhắn tin, FM / MP3 / chụp hình / Brew, tính năng khác… Mức giá nhập khẩu (ngàn đồng) Dưới 500 500 – 1.000 1.000 – 1.800 Từ 1.800 trở lên S-Fone trợ

giá 10 – 15 Usd / máy 15 – 25 Usd / máy Giá dự kiến bán cho người tiêu dùng (ngàn đồng) Dưới 400 400 - 800 800 – 1.500 Từ 1.500 trở lên

- Khi nhập và bán các dòng máy giá trung và cao ra thị trường S-Fone vấp phải một khó khăn là ngân sách trợ giá quá lớn. Chỉ tính trong năm 2007, ngân sách trợ giá cho máy điện thoại S-Fone là hơn 7 triệu USD cho số lượng khoảng 350.000 máy chiếm hơn 1/3 chi phí hoạt động của mạng. Năm 2008 con số này là 6 triệu USD cho 400.000 máy, nguyên nhân khiến ngân sách trợ giá giảm là do 6 tháng cuối năm 2008, S-Fone chuyển qua nhập khẩu các dòng máy giá rẻ. Đối với các dòng máy giá càng cao, S-Fone càng phải hỗ trợ giá càng nhiều. Do đó nhập khẩu các dịng máy giá rẻ là giải pháp vẹn toàn và bắt buộc trong giai đoạn này.

- Để giải quyết bài toán vốn và ngân sách trợ giá cho những năm sau, S-Fone cần xây dựng kế hoạch phối hợp nhập khẩu máy như sau:

o Bước 1: S-Fone tiếp tục đứng ra nhập khẩu máy trực tiếp từ các nhà sản xuất nhưng ký hợp đồng bao tiêu với các nhà phân phối máy. Nhà phân phối được quyền phân phối độc quyền một số mẫu máy và thanh toán trước tiền máy khi S- Fone mở L/C nhập khẩu.

o Bước 2: Chuyển việc nhập khẩu máy cho nhà phân phối đảm nhiệm, S- Fone vẫn hỗ trợ về mặt kỹ thuật và thủ tục nhập khẩu. Phần chi phí trợ giá sẽ được nhà phân phối ứng trước và S-Fone sẽ hoàn trả lại cho nhà phân phối sau dưới hình thức chia sẻ lợi nhuận do các thuê bao mới phát sinh khi bán máy (S-Fone bán máy tặng kèm SIM).

o Bước 3: Khi số lượng thuê bao tăng nhiều, thị trường máy điện thoại di động CDMA sẽ chuyển sang tự cung tự cấp, lúc này S-Fone không cần can thiệp vào việc nhập khẩu máy mà toàn bộ sẽ do các nhà phân phối máy và nhà sản xuất làm việc trực tiếp và điều tiết nhập khẩu.

- Ngoài ra, cần tăng cường nhân viên kỹ thuật tại các Trung tâm bảo hành để phục vụ số lượng khách hàng sử dụng máy xách tay mang về từ nước ngoài, hiện nay trên hệ thống mạng S-Fone đã có trên 500 mẫu mã máy di động, đăng ký sử dụng theo con đường hàng tự có hoặc xách tay về Việt Nam. Loại thiết bị đầu cuối này có mặt đủ tất cả các tên tuổi sản xuất điện thoại di động trên thế giới, bao gồm từ những nhãn hiệu nổi tiếng quen thuộc đến những nhãn hiệu mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến. Theo thống kê trên mạng, số lượng máy xách tay chiếm 10% tổng số lượng máy CDMA đang sử dụng mạng S-Fone.

Giai đoạn 2012 đến 2015:

Đây là giai đoạn các mạng di động cạnh tranh nhau không phải bằng giá cước thoại mà là các ứng dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại trong bối cảnh thu nhập và mức sống của người dân đã có những bước phát triển tương đối cao. Đây sẽ là nguồn thu chủ yếu của các mạng di động Việt Nam trong tương lai. Do đó máy điện thoại sẽ phải tương ứng với sự phát triển công nghệ kỹ thuật mạng.

- Cần định hướng phát triển các dòng điện thoại trung và cao cấp nhằm tận dụng các lợi ích lớn lao từ cơng nghệ tiên tiến CDMA 2000 1X mang lại như thoại chất lượng cao, kết nối Internet, vô tuyến di động tốc độ cao và các ứng dụng đa phương tiện (multimedia) băng thông rộng… phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Đặc biệt là những mẫu điện thoại di động cao cấp nhằm khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn trên nền công nghệ EVDO như VOD/MOD.

Bảng 3.4: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu máy

Cơ cấu nhập khẩu 2009 2010 2011 2012 - 2013 2014 - 2015 Máy cấp cực thấp 60% 45% 30% 10% 3% Máy cấp thấp 27% 25% 15% 10% 7% Máy cấp trung bình 10% 18% 30% 40% 35% Máy trung bình cao 3% 8% 17% 25% 35%

Máy cao cấp - 4% 8% 15% 20%

3.2.4 Giải pháp về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:

Các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông di động đã nhận định dịch vụ GTGT đóng vai trị rất quan trọng trong thị trường kinh doanh viễn thông ngày nay. Theo thống kê, doanh thu từ các dịch vụ GTGT trong giai đoạn 2007 - 2010 sẽ dần đạt đến 40% và giai đoạn 2010 - 2020 dự kiến chiếm đến 80%, đó cũng là xu hướng chung trên thế giới. Do đó, về lâu dài nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động nào triển khai tốt các dịch vụ GTGT sẽ là nhà cung cấp có nhiều điều kiện tối ưu để đạt tăng trưởng doanh thu và giành thị phần trên thị trường ĐTDĐ.

Vào đầu tháng 4/2009, Bộ Thông tin truyền thơng đã chính thức cơng bố việc cấp giấy phép thiết lập mạng 3G cho Mobifone, Vinaphone, Vietel và liên doanh EVN-HT mobile. Theo cam kết, trong năm 2010 lần lượt các mạng này sẽ triển khai cung cấp dịch vụ 3G và đây là một thách thức lớn đối với S-Fone.

Từ những lý do trên, S-Fone cần xác định rõ mục tiêu và nhanh chóng triển khai các giải pháp chiến lược như sau:

Phát triển dịch vụ Mobile Internet:

- Để phát triển dịch vụ Mobile Internet, song song với giải pháp mở rộng vùng phủ sóng, nhập khẩu các thiết bị Internet (USB) di động phong phú đa dạng, cần điều chỉnh các gói cước hiện có theo hướng đa dạng hóa mức độ sử dụng để khách hàng dễ dàng đăng ký. Hiện nay S-Fone chỉ cung cấp 2 loại gói cước dữ liệu là loại 250.000 đồng / tháng được sử dụng 2Gb / tháng và 400.000 đồng / tháng được sử dụng 4Gb / tháng. Mức cước này khá cao so với mặt bằng cước di động và ADSL trong khi chất lượng còn rất hạn chế.

- Mức cước cao là do điều kiện về cơ sở hạ tầng mạng vì các thuê bao sử dụng dịch vụ này hiện đang chiếm băng thông rất lớn, tuy nhiên khi đã nâng cấp vùng phủ sóng và dung lượng mạng, việc hạ giá cước để tăng số lượng thuê bao và thời lượng sử dụng là việc hiển nhiên để mang lại doanh thu như mong muốn.

Phát triển dịch vụ thông tin theo yêu cầu IOD (Information for Demand)

Là việc cung cấp dịch vụ truy vấn thơng tin, tải hình ảnh, nhạc,… của S- Fone qua hệ thống WAP 2.0. Đây vẫn là dịch vụ có nhiều ưu điểm nổi trội so với dịch vụ GPRS của các mạng GSM về cả nội dung lẫn tốc độ truy cập.

Để nâng cao chất lượng các dịch vụ trên, S-Fone cần nhanh chóng thực hiện: - Hoàn tất kết nối với 50 nhà cung cấp nội dung qua các đầu số 8XYY và 1900XXXX, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết thông qua dịch vụ nhắn tin ngắn.

- Tiến hành kết nối các dịch vụ GTGT giữa S-Fone với các mạng di động trên thế giới thông qua dịch vụ chuyển vùng.

- Tiến hành kết nối với các nhà cung cấp nội dung ở nước ngồi thơng qua các trục cáp quang nhằm mở rộng các dịch vụ GTGT liên quan đến đến các dịch vụ nhắn tin quốc tế, thông tin quốc tế.

Phát triển các dịch vụ liên quan đến thương mại

Thương mại điện tử (E-commerce) và ngân hàng di động (Mobile Banking): thơng qua điện thoại có thể thanh tốn các chi phí thơng thường như chi phí tiền điện, tiền nước, kiểm tra tài khoản, ra lệnh mua bán… Để làm được điều này S- Fone cần phải xây dựng chính sách hợp tác với các đối tác liên quan trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

- Mobile internet băng thông rộng: cho phép khách hàng có thể tận hưởng hầu hết các tính năng internet hiện có và trong tương lai trên chiếc điện thoại.

- Thực hiện các dịch vụ quảng cáo trên nền các dịch vụ GTGT.

- Phát triển các dịch vụ giải trí như xem phim theo yêu cầu (VOD -Video On Demand) và nghe nhạc theo yêu cầu (MOD - Music On Demand), đặc biệt là các thể loại trị chơi mang tính chất đối kháng trực tuyến trên điện thoại. Các chuyên gia Hàn Quốc trong lĩnh vực viễn thơng đã nhận xét trị chơi trực tuyến đem lại cho Hàn Quốc 2 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Việt nam có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và sự hậu thuẫn của Chính phủ để phát triển ngành này.

Phát triển kinh doanh nội dung số: Bước đầu đưa khái niệm kinh doanh nội dung số trên ĐTDĐ làm tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực kinh doanh này.

Công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry - DCI) là một khái niệm rất mới và trên thế giới, người ta cũng chưa tìm ra được một định nghĩa thống nhất. Có thể sơ bộ định nghĩa khái niệm công nghiệp nội dung số như sau: Là ngành công nghiệp thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và các dịch vụ liên quan, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Phát triển nội dung cho Internet; Xuất bản và phát hành nội dung số trên Internet; Phát triển nội dung cho mạng di động; Giải trí số (Trị chơi trực tuyến, trị chơi tương tác, nhắn tin trúng thưởng…); Thương mại điện tử; Thiết kế, quảng cáo, và tiếp thị trên Internet; Các nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử; Y tế điện tử, chăm sóc sức khoẻ qua mạng; Thư viện số, bảo tàng số, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Tra cứu thông tin, dữ liệu số;…

Công nghệ nội dung số hứa hẹn đem đến một tương lai mới cho ngành viễn thông. Doanh thu của công nghiệp nội dung số rất lớn và ngày càng gây bất ngờ cho các nhà đầu tư. Theo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông Việt Nam, mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2010, thị trường nội dung và dịch vụ ước tính khoảng 560 triệu USD. Cịn trong đề cương Tăng tốc của Bộ Thông tin và Truyền thông, mục tiêu tổng quát từ nay đến năm 2015 là phải phát triển được công nghiệp nội dung số thành một ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp nhiều cho GDP. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng phải đạt trung bình từ 35-40%/năm, thị trường phải xây dựng được từ 10-20 doanh nghiệp nội dung số thực sự mạnh.

Đối với mạng di động S-Fone, trước mắt có thể tập trung khai thác các sản phẩm của cơng nghệ nội dung số như: Tải nhạc chng, hình ảnh; Nhắn tin trúng thưởng; Tin nhắn thông tin xã hội; Tin nhắn tư vấn; ….Về lâu dài, không chỉ dừng lại ở nhạc chờ, chia sẻ tài khoản, truy cập Internet... Thay vào đó, khách hàng được sử dụng dịch vụ tiên tiến và chuyên nghiệp hơn như truyền dữ liệu tốc độ cao, xem truyền hình trực tuyến, viết blog qua điện thoại. S-Fone cần tập trung phát triển công nghệ nội dung số trên điện thoại di động như:

- Trò chơi điện tử. - Giáo dục trực tuyến. - Dịch vụ thơng tin. - Phim. - Truyền hình. - Nhạc số.

- Tin nhắn bằng giọng nói. - Gửi mail dạng bản tin SMS.

Song song đó là xu hướng hồn chỉnh sự kết hợp và giao thoa giữa ba nhóm: cơng nghệ thơng tin - viễn thông và các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào (nội dung) như văn hoá, thiết kế, giáo dục,…Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần dịch vụ GTGT, S-Fone cần kết hợp với các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số bắt tay thúc đẩy công nghiệp dịch vụ nội dung ngay từ bây giờ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những nguyên nhân dẫn đến yếu kém về chất lượng dịch vụ điện thoại di động của S-Fone kết hợp với xu hướng phát triển của công nghệ và định hướng phát triển đến năm 2015 của S-Fone, tác giả đã đưa ra các giải pháp xoay quanh các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ điện thoại di động nhằm góp phần đưa chất lượng dịch vụ điện thoại di động S-Fone có thể đáp ứng hơn nữa kỳ vọng của các khách hàng. Trong đó, giải pháp về thiết bị đầu cuối và vùng phủ sóng mang tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động của S-Fone

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng điện thoại di động tại trung tâm điện thoại di động CDMA s PHONE , luận văn thạc sĩ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)