Những thuận lợi và khó khăn trong cân đối ngân sách xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh quảng trị theo hướng tự cân đối (Trang 41 - 44)

5. Nội dung và kết cấu

2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong cân đối ngân sách xã,

2.3.3 - Những thuận lợi và khó khăn trong cân đối ngân sách xã, phường, thị trấn phường, thị trấn

Từ khi có Luật ngân sách năm 2002 thì địa phương đã cụ thể hoá phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phù hợp với Luật ngân sách Nhà nước.

Trong thu ngân sách xã: Các nguồn thu, mức thu, đối tượng thu đã được xác định rõ. Một số khoản thu đã được thu bằng uỷ nhiệm thu để bảo đảm thu đủ và chống thất thu ngân sách. Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, đồng thời tiến hành cơ cấu lại nguồn thu, tỉnh đã xác định rõ các nguồn thu thuế, phí ,lệ phí … đã đóng góp tích cực trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương nói chung và ngân sách xã nói riêng.

Song song với việc cơ cấu lại nguồn thu, và xác định tỷ lệ thu ngân sách cho từng cấp chính quyền địa phương, việc quản lý chi ngân sách cũng được xác định lại. Tỉnh cũng đã từng bước hoàn chỉnh các định mức chi theo từng nội dung để giúp cho chính quyền cấp xã tiết kiệm được chi tiêu, dành kinh phí để chi cho đầu tư phát triển. chính vì thế tốc độ chi ngân sách xã năm sau so với năm trước không vượt quá đột biến.

Tại tỉnh Quảng Trị theo thực tế phân cấp nguồn thu như hiện nay thì hầu hết các xã phường, thị trấn thu ngân sách xã trên địa bàn không bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên tại địa phương. Nghĩa là các xã phường, thị trấn khơng có khả năng tự cân đối được, khoản thâm hụt ngân sách cấp xã, phường, thị trấn đều được bổ sung đầy đủ từ ngân sách cấp trên.

Tóm lại từ sau khi có Luật ngân sách năm 2002, cùng với nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương nguồn thu của ngân sách xã, phường thị trấn có tăng lên đáng kể, đã đáp ứng một phần trong nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn. Công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn đã từng bước đi vào nề nếp và đáp ứng được chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được việc cân đối ngân sách xã, phường , thị trấn tại Quảng Trị cũng bộc lộ những khó khăn sau đây:

Khó khăn khách quan

Quảng Trị là một tỉnh nghèo nguồn thu ngân sách chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu chi. Cho nên việc chủ động để bố trí ngân sách cho các cấp địa phương cịn phụ thuộc vào phân bổ nguồn lực tài chính từ ngân sách trung ương.Các nguồn thu ngân sách xã, phường, thị trấn ở Quảng Trị bao gồm:

Thứ nhất: Nguồn thu từ bản thân nội lực của địa phương như thu từ thuế, phí, lệ phí, và một số quỹ chuyên dùng. Nguồn thu này mang tính chất tương đối ổn định và có tính chiến lược lâu dài. Ở cấp xã nguồn thu này còn thấp, hơn thế nữa một số khoản thu thuế còn phân cấp theo tỷ lệ rất lớn cho ngân sách cấp trên.

Thứ hai: Nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, gồm bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung ngồi kế hoạch và bổ sung cân đối có mục tiêu. Nguồn thu này vẫn cịn mang tính chất của cơ chế xin – cho.

Thứ ba: Nguồn thu từ các cá nhân, tổ chức tài trợ. Đây là nguồn thu khơng ổn định mang tính chất nhất thời.

Khó khăn chủ quan

- Chính quyền cấp tỉnh chưa mạnh dạn trao quyền chủ động cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, để giải quyết mâu thuẩn về nhu cầu tăng chi đáp ứng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với khuyến khích các đơn vị các tầng lớp dân cư đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Mặt khác làm giảm đi sự động viên đóng góp của của các doanh nghiệp, người dân vào xây dựng các cơng trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng của địa phương.

- Chưa mạnh dạn phân cấp 100% các khoản thu, và thực hiện uỷ nhiệm thu, để cho chính quyền cấp xã có thể chủ động, khai thác nguồn thu, tăng thu ngân sách, nhằm từng bước tiến tới cân đối ngân sách xã, phường, thị trấn từng phần hoặc toàn phần.

- Trong chi ngân sách đã có những định mức cho từng nội dung cho các xã phường, thị trấn nhưng hết sức lạc hậu so với mức sinh hoạt và và giá cả của nền

trong vòng 3 đến 5 năm, trong khi đó sự biến động về giá của thị trường diễn ra liên tục. Hệ thống tiền lương và phụ cấp sinh hoạt phí của các cán bộ cơng chức công tác tại phường xã lại thấp, mặc dù Nhà nước đã tiến hành cải cách tiền lương nhiều lần. Thu nhập thấp cũng là mối dây liên hệ chặt chẽ với tình trạng tham nhũng hiện nay.

- Hầu hết các hàng hố, dịch vụ cơng tại địa bàn xã đều do khu vực công cung cấp, đó là:

+ Các dịch vụ quản lý Nhà nước, như : Công chứng, cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu…

+ Các hoạt động cho những người, tổ chức có nhu cầu, như: Kiểm dịch động thực vật, đo đạc lập bản đồ địa chính…

+ Các hoạt động gìn giữ an ninh, trật tự cho dân chúng và địa phương. + Các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục.

+ Các hàng hố cơng, như: Các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơng trình phúc lợi.

Vì thế, việc chia sẽ gánh nặng chi phí của cộng đồng chưa được động viên tham gia tích cực. Như vậy với nguồn lực tài chính có hạn thì chính quyền cấp xã khó có thể đáp ứng được nhu cầu hàng hố, dịch vụ cơng của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh quảng trị theo hướng tự cân đối (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)