5. Nội dung và kết cấu
2.4. Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chính quyền cấp xã
Sự hài lịng của người dân đối với chính quyền cấp xã được thể hiện qua số lượng và chất lượng của dịch vụ, hàng hố cơng cung cấp cho xã hội. Như vậy để đánh giá mức độ hài lịng của người dân đối với chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn thì phải đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ hàng hố cơng do chính quyền cấp xã cung cấp.
Đã tiến hành khảo sát người dân trên địa bàn 08 xã, phường, thị trấn. Bao gồm: Phường 1, phường 5 thị xã Đông Hà, Thị trấn Hồ Xá, xã Vĩnh Quang huyện Vĩnh Linh, thị trấn Hải Lăng, xã Hải Quy huyện Hải Lăng và xã Hướng Tân, xã Tân Hợp huyện Hướng Hoá. Như vậy mẫu khảo sát đại diện cho các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, ngoài ra các đơn vị này được phân bổ ở cả ba loại hình: đơ thị, vùng đồng bằng, vùng miền núi, Quá trình khảo sát trong 04 lĩnh vực (theo mẫu khảo sát ở phụ lục số 7) đó là:
- Các dịch vụ quản lý Nhà nước như công chứng, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Lĩnh vực y tế.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Ở mỗi địa phương được khảo sát thì số phiếu phát ra là 50 phiếu, tổng số phiếu phát ra 400 và tổng số phiếu thu về là 400.
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của người dân chưa cao. Cụ thể như sau:
Trong dịch vụ quản lý Nhà nước số người dân được khảo sát hài lòng với dịch vụ này chiếm 72%, vẫn còn 17% người dân chưa hài lòng với lý do thời gian giải quyết cơng việc và 11% người dân khơng có ý kiến gì (trung lập).
Trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn 33% người dân được khảo sát chưa hài lòng, trong số này đa số đưa ra lý do mà họ đưa ra chưa hài lịng là do thời gian cơng việc giải quyết kéo dài chiếm đến 24%, 3% cho rằng thủ tục phức tạp còn lại 6% do thái độ tác phong của công chức.
Trong lĩnh vực y tế có tới 54% số người được khảo sát chưa đến khám bệnh tại trạm y tế phường, xã, thị trấn. Lý do mà họ đưa ra không đến khám
bệnh tại trạm y tế xã, phường, thị trấn là họ nghi ngờ trình độ chun mơn của đội ngũ y, bác sỹ chiếm đến 72% và 24% họ lo ngại về cơ sở vật chất của trạm y tế. Vì vậy những người này đã đến khám bệnh ở các phòng khám tư, hoặc ở các bệnh viện huyện, thị xã, bệnh viện tỉnh. Trong số 46% số người đến khám bệnh tại trạm y tế thì trong số đó có tới 23% khơng hài lịng với lý do cơ sở vật chất của trạm y tế không tốt và 11% khơng có ý kiến gì họ giữ thái độ trung lập.
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thơng thì có tới 56% số người được khảo sát cho rằng hệ thống giao thông trên địa bàn kém, 13% cho rằng hệ thống giao thơng trung bình họ giữ thái độ trung lập, chỉ có 31% người dân được hỏi, họ hài lịng với hệ thống giao thông trên địa bàn.
Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân đều có ý kiến kiến nghị chính quyền cấp xã nên quan tâm hơn đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các cơng trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng của địa phương, Đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông nông thôn.
Bảng 2.6
Mức độ hài lòng của người dân qua khảo sát STT Dịch vụ, hàng hố cơng Hài lòng (%) Trung lập (%) Khơng hài lịng (%) 1 Dịch vụ quản lý Nhà nước 72% 11% 17% 2 Cấp CNQSD đất 53% 14% 33% 3 Y tế 62% 11% 23%
4 Cơ sở hạ tầng giao thông 31% 13% 56%
Qua kết quả khảo sát cho thấy số lượng, chất lượng các dịch vụ, hàng hố cơng mà chính quyền cấp xã cung cấp cho người dân chưa cao. Một trong những nguyên nhân là chính quyền cấp xã chưa chủ động về nguồn lực tài chính, tiếp theo là trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ cơng chức của chính quyền cấp xã chưa được nâng cao. Vì vậy thực tiễn đặt ra việc thiết kế ngân sách cấp xã phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Nên tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp xã, đặc biệt là các loại thuế có liên quan đến tài sản và đất đai. Bởi vì những dịch vụ cơng của chính quyền cấp xã cung cấp thường đem lại lợi ích cho những người sở hữu tài sản, và khơng ai khác chính quyền địa phương cấp cơ sở là người xác định giá tài sản trên địa bàn. Đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập của các cá nhân và các hộ gia đình cũng nên phân cấp cho chính quyền cấp xã. Bởi lẽ quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ có số thu nhỏ, khó quản lý, hơn ai hết chính quyền cấp xã là ngườI gần dân nhất nên có thể quản lý tốt nguồn thu này.
Song song với phân cấp nguồn thu, thì nên phân định lại nhiệm vụ chi, vì một số lĩnh vực nếu để cho chính quyền cấp xã thực hiện thì mang lại hiệu quả khơng cao. Trong các lĩnh vực được khảo sát ở trên thì nhiệm vụ chi lĩnh vực y tế nên để cho chính quyền cấp trên thực hiện. Vì đây là lĩnh vực cần được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, và đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực này ngoài thái độ phục vụ cần trình độ chun mơn cao để phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Hoạt động trong lĩnh vực này cần có sự trợ giúp nhiều của các chính quyền cấp trên cao, vì vậy nhiệm vụ chi nên để cho chính quyền cấp trên thực hiện thì sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Ngoài ra trong lĩnh vực giáo dục cũng nên để cho chính quyền cấp trên thực hiện nhiệm vụ chi, cịn chính quyền cấp xã đóng vai trị là người hỗ trợ, giúp cho chính quyền cấp trên trong việc cung cấp các dịch vụ, hàng hố cơng cho xã hội.
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH QUẢNG TRỊ THEO HƯỚNG TỰ CÂN ĐỐI 3.1 Mục tiêu hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách xã
Đảm bảo việc xác định các chỉ tiêu trong dự tốn có căn cứ khoa học, thực tiễn và việc chấp hành, quyết toán ngân sách giảm được các thủ tục hành chính rườm rà khơng cần thiết.
Tăng cường sự phối hợp chia sẽ thông tin về Kinh tế - Xã hội và tài chính ngân sách giữa các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, kho bạc nhà nước, các ban ngành, đoàn thể và người dân trong quá trình quản lý ngân cấp sách xã.
Nâng cao quyền tự chủ thực sự cấp xã trong công tác quản lý ngân sách, Chủ động về nguồn lực tài chính, trao quyền nhiều hơn cho chính quyền cấp xã. Thiết lập dự tốn ngân sách căn cứ trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn hướng tới tự cân đối ngân sách, trên cơ sở đẩy mạnh vai trị kiểm tra , kiểm sốt của cơ quan tài chính - kế hoạch cấp trên.
Từng bước xây dựng một dự toán ngân sách đơn giản hoá, công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý ngân sách. Hướng tới tự cân đối ngân sách cấp xã.
Tăng cường phân cấp hơn nữa nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, phường, thị trấn, để khai thác tốt nguồn thu, tăng thu bảo đảm công bằng khi thực hiện công tác thu thuế và quản lý chi tiêu công cấp cơ sở mang lại hiệu quả cao hơn. Đảm bảo người dân hài lòng với việc chia sẽ chi phí thuế khi được thụ hưỡng hàng hố, dịch vụ cơng mà chính quyền cấp xã cung cấp.
Động viên khuyến khích được người dân, các tổ chức tham gia đóng góp nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Đồng thời tạo
điều kiện cho khu vực tư tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hố cơng cho địa phương.
3.2 – Các điều kiện phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn theo hướng tự cân đối hướng tự cân đối
Ở Việt Nam theo tinh thần của Luật ngân sách Nhà nước đã ban hành thì: Ngân sách Nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp cịn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách Nhà nước. Bội chi ngân sách Nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng; chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc: Tổng số chi ngân sách Nhà nước không vượt quá tổng số thu NSNN; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự tốn, thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước của ngân sách cấp tỉnh.
Phân cấp quản lý ngân sách xã theo hướng tự cân đối là giao cho chính quyền cấp xã hồn tồn chủ động tất cả các khoản thu và chi trong thời kỳ ổn định ngân sách theo nguyên tắc cân đối thu - chi, tạo điều kiện cho cấp xã tăng
thu, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu và quyết định các nội dung chi phù hợp với địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghĩa là phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí. Trên cơ sở đó tạo ra một nguồn thu mới bền vững. Từ việc tăng thu và tiết kiệm chi được ưu tiên vào chủ yếu vào lĩmh vực sự nghiệp kinh tế, chi đầu tư phát triển để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời qua nội dung này thực hiện được dân chủ, cơng khai, trách nhiệm giải trình trong việc thực thi quản lý ngân sách.
Với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị, để cấp xã hoàn toàn chủ động các khoản thu chi trong thời kỳ ổn định ngân sách nhằm từng bước tiến tới tự cân đối một phần, hoặc toàn bộ ngân sách cần phải có những điều kiện sau:
Thứ nhất: Ngân sách địa phương phải chủ động nguồn lực để phân bổ ngân sách. Muốn thực hiện được điều này phải hình thành cơng thức phân bổ dự tốn chi ngân sách địa phương và được các nhà lãnh đạo cấp cao cam kết và hỗ trợ và tham gia vào quá trình thực hiện.
Thứ hai: Tăng cường phân cấp một số nguồn thu ngân sách từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, thị xã để cấp huyện, thị xã chủ động được nguồn lực để phân cấp nguồn thu cho xã, phường, thị trấn.
Thứ ba: Phân cấp 100% các khoản thu cho ngân sách xã, phường, thị trấn để chính quyền cấp xã chủ động được nguồn thu, tăng thu cho ngân sách. Xây dựng cơ chế khốn chi hành chính, phần tiết kiệm được nâng cao thu nhập cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã và ưu tiên chi sự nghiệp phát triển kinh tế, chi đầu tư phát triển.
Thứ tư: Tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển các dự án vừa và nhỏ cho cho chính quyền cấp xã, để động viên khuyến khích tăng thu ngân sách từ các nguồn thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội của địa phương.
Thứ năm: Đội ngũ cán bộ cơng chức của chính quyền cấp xã phải được chuẩn hố. Nghĩa là phải có trình độ chun mơn, trình độ quản lý để thực hiện tốt được chức năng nhiệm vụ của một chính quyền cấp cơ sở và quản lý tốt nguồn lực tài chính ngân sách.
Thứ sáu: Tạo ra một mơi trường pháp lý thuận lợi, các điều kiện cơ sở vật chất để động viên khuyến khích khu vực tư tham gia cung cấp hàng hố, dịch vụ cơng đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng
3.2.1 – Xây dựng công thức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương phương
Nhằm ngày càng nâng cao công tác điều hành và quản lý ngân sách Nhà nước, hướng tới phân bổ dự toán chi ngân sách trung và dài hạn, tức là ổn định từ 3 đến 5 năm, để tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động trong quản lý ngân sách một cách tiết kiệm, hiệu quả, dân chủ, công khai và minh bạch. Qua khảo sát tình hình chi ngân sách những năm gần đây của tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là tình hình chi ngân sách tỉnh năm 2007, cùng với Quyết định 151/2006/QĐ-TTg của Chính Phủ về phân bổ dự tốn chi ngân sách Nhà nước theo tiêu thức dân số và hệ số điều chỉnh. Qua số liệu khảo sát thì Quảng trị nằm trong nhóm tỉnh mà Quyết định 151/2006/QĐ-TTg quy định có hệ số điều chỉnh là 1,08. Tuy nhiên theo tính tốn các khoản chi thường xuyên trong năm 2007 thì với hệ số điều chỉnh này mới đáp ứng được 70% nhu cầu chi thường xuyên tại
địa phương. Vì vậy nên hình thành cơng thức phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh theo tiêu thức dân số, hệ số điều chỉnh, hệ số trượt giá như sau:
Cơng thức:
Số phân bổ dự tốn hàng năm = Mức cho một đầu người x Hdc x Htg
(Trong đó: Hdc: Hệ số điều chỉnh, Htg: Hệ số trượt giá)
Trong đó: - Mức cho một đầu người lấy theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách theo Quyết định 151/2006/QĐ - TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ.
- Hệ số điều chỉnh tại Quảng Trị: Hdc =1,08/0,7=1,55.
Hệ số 1,08 là hệ số điều chỉnh đối với Quảng Trị tại Quyết định 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006. Hệ số 0,7 nghĩa là nếu thực hiện phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh Quảng Trị theo quyết định 151/2006/QĐ-TTg nêu trên thì chỉ đảm bảo được 70% nhu cầu chi thường xuyên ngân sách tỉnh trên địa bàn.
- Mặt khác trong phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương theo hướng trong thời kỳ ổn định ngân sách 3 – 5 năm cần phải tính hệ số trượt giá, để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách tỉnh. Điều đó phù hợp với thực tiễn đảm bảo được số lượng, chất lượng hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho hoạt động của Nhà nước ở địa phương. Năm đầu tiên Htg =1, các năm tiếp theo tính theo hệ số trượt giá nhà nước quy định.
Nếu bảo vệ thành cơng cơng thức phân bổ dự tốn chi ngân sách tỉnh theo tiêu thức dân số, hệ số điều chỉnh, hệ số trượt giá như trên thì Quảng Trị hàng năm chủ động được nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn. Đồng thời giảm được những chi phí giao dịch khơng cần thiết (Chi phí đi
sách thường xuyên của tỉnh …) trong cơng tác xây dựng dự tốn chi ngân sách địa phương, xoá bỏ dần cơ chế xin – cho trong việc quản lý và điều hành ngân sách góp phần đẩy mạnh phân cấp ngân sách hơn nữa cho ngân sách cấp dưới đặc biệt là ngân sách cấp xã.
3.2.2- Phân cấp nguồn thu cho ngân sách huyện, thị xã
Nhằm tạo nguồn lực tài chính ổn định cho địa phương, để đẩy mạnh phân cấp nguồn thu trên địa bàn cho cấp dưới, điều này phù hợp với tính thực tiễn và