Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại việt nam (Trang 81)

M ức độ am hiể u 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 Kỳ hạn Giao sau Quyền chọn Hốn đổi

Dựa vào hình 12, nhận thấy mức am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất, sau đó đến quyền chọn và giao sau. Hốn đổi là sản phẩm ít quen thuộc với doanh nghiệp.

Hình 13 : Mức độ sử dụng của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh

Mức độ sử dụng 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 Kỳ hạn Giao sau Quyền chọn Hoán đổi

Dựa vào đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm trong số 27 doanh nghiệp có sử dụng phái sinh, thì rõ ràng hợp đồng kỳ hạn chiếm ưu thế. Số sử dụng giao sau, quyền chọn và hoán đổi chỉ ở mức “xài cho biết”.

2.6.3.3 So sánh giữa nhóm các doanh nghiệp sử dụng và không sử dụng sản phẩm phái sinh

Mô phỏng theo phương pháp của Graham và Harvey (2001) và cách phân tích của báo cáo về sử dụng sản phẩm phái sinh của trường kinh doanh Wharton năm 1995, nhóm mẫu nghiên cứu phân làm hai nhóm: nhóm có sử dụng và nhóm khơng sử dụng sản phẩm phái sinh. So sánh giữa nhóm các doanh nghiệp sử dụng và nhóm khơng sử dụng sản phẩm phái sinh về các chỉ tiêu mức độ am hiểu và mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh, ta có kết quả sau:

Hình 14: Mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh – So sánh giữa nhóm sử dụng và nhóm khơng sử dụng Am hiểu 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Kỳ hạn Giao sau Quyền chọn Hốn đổi

Nhóm sử dụng Nhóm khơng sử dụng

Theo kết quả biểu hiện ở Hình 14, rõ ràng trong số các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh, mức độ am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất. Còn nếu so sánh giữa hai nhóm thì nhìn chung, nhóm sử dụng sản phẩm phái sinh có độ am hiểu cao hơn so với nhóm khơng sử dụng, đặc biệt là với sản phẩm kỳ hạn và hoán đổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng các số liệu bình qn này thì có thể khơng phản ánh một cách chính xác mức độ chênh lệch về sự am hiểu sản phẩm phái sinh giữa hai nhóm. Để khẳng định điều này, cần tiến hành kiểm định thống kê với giả thiết là mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh của hai nhóm là như nhau cho từng loại sản phẩm phái sinh. Kết quả thống kê được thể hiện trong Bảng 6.

Dựa vào Bảng 6, có thể khẳng định mức am hiểu trung bình của nhóm doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh đối với các sản phẩm này cao hơn nhóm doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 10% cho từng loại sản phẩm, có nghĩa là độ tin cậy thấp nhất của kết luận này là 90%.

Kết quả này dẫn tới hai kết luận: thứ nhất, vì mức độ am hiểu của doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh cao hơn doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh về lợi ích phịng ngừa rủi ro của sản phẩm này nên doanh nghiệp sẽ

thường xuyên thực hiện hơn. Nếu đúng như vậy, thì vai trị đào tạo và làm cho doanh nghiệp am hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm phái sinh cần được nhấn mạnh.

Bảng 6: Kiểm định Test of Equality của Eviews thống kê sự khác biệt về mức độ am hiểu giữa nhóm doanh nghiệp có sử dụng SPPS và nhóm khơng có sử dụng SPPS

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Am hiểu về kỳ hạn

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.405405 0.680832 Nhóm sử dụng phái sinh 28 2.892857*** 0.785955 Am hiểu về giao sau

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.364865 0.673863 Nhóm sử dụng phái sinh 28 2.678571** 0.669636 Am hiểu về quyền chọn

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.364865 0.653218 Nhóm sử dụng phái sinh 28 2.642857* 0.95119 Am hiểu về hốn đổi

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.175676 0.689612 Nhóm sử dụng phái sinh 28 2.49890** 0.793492

*,**,*** biểu thị nhóm sử dụng SPPS có mức độ am hiểu trung bình cao hơn mức trung bình của nhóm khơng sử dụng SPPS với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%

Thứ hai là việc sử dụng sản phẩm phái sinh ngoại trừ phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của doanh nghiệp, còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp và lợi ích của sản phẩm phái sinh. Một điểm đáng chú ý là sự khác biệt giữa mức độ am hiểu trung bình giữa hai nhóm doanh nghiệp đối với sản phẩm quyền chọn là khá thấp, mức ý nghĩa của sự khác biệt về mức độ am hiểu trung bình của quyền chọn chỉ là 10%. Điều này phần nào phản ánh mức độ phổ biến của quyền chọn đối với công chúng do nhiều sản phẩm về quyển chọn vàng, ngoại tệ, v.v. thường xuyên được đề cập trên phương tiện thơng tin đại chúng đã có tác động thu hẹp khoảng cách về kiến thức giữa hai nhóm doanh nghiệp, tuy nhiên lại cho thấy chưa hẳn có am hiểu đã có sử dụng. Từ đây đưa ra ngụ ý là am hiểu về sản phẩm phái sinh chỉ mới là điều kiện cần đề thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, ngoài ra sẽ còn yếu tố khác đưa

doanh nghiệp đến quyết định sử dụng, mà trong đó có thể kể đến các yếu tố về qui định luật pháp, vấn đề trách nhiệm…

Hình 15: Mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh trong tương lai – So sánh giữa nhóm sử dụng và nhóm khơng sử dụng Mức độ quan tâm 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Kỳ hạn Giao sau Quyền c họn H o án đổi

Nhóm sử dụng Nhóm khơng sử dụng

Bảng 7: Kiểm định Test of Equality thống kê sự khác biệt về mức độ quan tâm giữa nhóm doanh nghiệp có sử dụng và nhóm khơng có sử dụng sản phẩm phái sinh

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Quan tâm đến sử dụng kỳ hạn

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.108108 1.092535 Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.392857*** 1.227442 Quan tâm đến sử dụng giao sau

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.067568 1.114427 Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.071429*** 1.245096 Quan tâm đến sử dụng quyền chọn

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.027027 1.072355 Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.000000*** 1.360828

Quan tâm đến sử dụng hốn đổi

Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 1.891892 1.067163 Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.178571*** 1.248809

*,**,*** biểu thị nhóm sử dụng sản phẩm phái sinh có mức độ quan tâm sử dụng trong

tương lai trung bình cao hơn mức trung bình của nhóm khơng sử dụng sản phẩm phái sinh

với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%.

So sánh về mức quan tâm trong tương lai đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh, có sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm sử dụng và nhóm khơng sử dụng (bình qn trên 3 của nhóm sử dụng so với gần 2 của nhóm chưa sử dụng). Hình 15 và Bảng 7 cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt này.

Theo số liệu điều tra cho thấy đa phần các doanh nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm phái sinh lựa chọn sẽ tiếp tục sử dụng. Đa số các doanh nghiệp đánh giá mức độ thành công trong sử dụng sản phẩm phái sinh của mình là ở mức 3 hoặc 4 nghĩa là có thành cơng ít hoặc thành cơng nhiều thì đều chọn mức độ quan tâm đối với ít nhất một loại sản phẩm phái sinh nào đó là 4 trở lên. Điều này phản ánh tâm lý làm “có lời thì làm tiếp” - positive feedback trading. Nhưng mặt khác, nó cũng phản ánh về mặt bằng chung, như thể hiện qua điểm bình quân của mức độ quan tâm là xung quanh 3 đến 3,4; nghĩa là các doanh nghiệp chỉ mới sử dụng sản phẩm phái sinh theo kiểu tự phát, chứ chưa đưa phòng ngừa rủi ro vào chiến lược của mình và chưa đưa thành qui định khi nào bắt buộc phải sử dụng sản phẩm. Đây sẽ là một trở ngại cho việc thực hiện sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro mang tính chiến lược. Phịng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tâm lý ngắn hạn và mang tính tình thế. Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty (enterprise risk management approach) trong chiến lược kinh doanh.

Cịn về nhóm chưa sử dụng sản phẩm phái sinh thì họ chỉ đang dừng lại ở mức có quan tâm sản phẩm và có thể sẽ “dùng thử” nhưng khơng biết dùng thế nào. Điều này gợi ý cần tiếp tục mở rộng điều tra nguồn thông tin về sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp để định vị hướng quảng bá hiệu quả hơn sản phẩm phái sinh đến doanh nghiệp.

Tóm lại, dựa vào những kết quả điều tra trên, ta có thể kết luận:

 Lãi suất và tỷ giá là hai rủi ro doanh nghiệp lo ngại nhất trong số các rủi ro tài chính.

 Thành công đối với việc sử dụng sản phẩm phái sinh còn hạn chế, nhưng cũng có tín hiệu lạc quan.

 Nếu sử dụng sản phẩm thành công, doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng. Điều này gợi ý vai trò tư vấn của nhà cung cấp và vai trò đào tạo cho doanh nghiệp.

 Mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sản phẩm nào sẽ được sử dụng nhiều.

2.6.3.4 Nguyên nhân khiến sản phẩm phái sinh không phổ biến: Từ kết quả điều tra đến ý kiến chuyên gia

Căn cứ vào kết quả điều tra như thể hiện trên Hình 15, nguyên nhân khiến doanh nghiệp khơng thực hiện sản phẩm phái sinh hoặc gặp khó khăn trong sử dụng sản phẩm phái sinh nằm ở 3 nguyên nhân chính là:

 Thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh

 Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro bằng sản phẩm phái sinh

Hình 16:Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Pháp lý chưa rõ ràng Qui định hoạch tốn thuế bất lợi Sản phẩm khơng đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về SPPS Tâm lý ngại trách nhiệm Doanh nghiệp chưa am hiểu Biến động lãi suất, tỷ giá khơng lớn

Như đã trình bày, am hiểu về sản phẩm phái sinh là một điều kiện cần quan trọng để sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, như được phản ánh qua các xử lý số liệu điều tra. Tuy nhiên, vẫn cịn có những điều kiện đủ để doanh nghiệp có thể thành cơng áp dụng sản phẩm phái sinh để phịng ngừa rủi ro cho mình.

Một trong những vấn đề được đề cập nhiều đó chính là khung pháp lý. Khung pháp lý bao gồm cả những yếu tố thể chế như Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích thực hiện một cách mạnh mẽ, và khung pháp lý cũng bao hàm một số nhân tố chồng lấn sang cả hai yếu tố là hạch toán bất lợi và tâm lý ngại trách nhiệm. Như vậy, điều này cho thấy chính sách nhà nước cũng khơng khuyến khích một cách cơng khai việc sử dụng phái sinh.

 Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh. Đây là một thực trạng đang tồn tại ở VN vì những chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh thực tiễn còn khá ít ỏi do sản phẩm này khá mới ở VN và số đơn vị cung cấp và số

đơn vị tham gia thực hiện sản phẩm phái sinh rất ít. Vì vậy, số chun gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở VN là rất hạn chế. Nhiều người có thể đã được đào tạo hoặc học tài liệu của nước ngoài về sản phẩm phái sinh nhưng những cọ xát thực tế về sản phẩm phái sinh là hồn tồn khơng nhiều (nếu khơng nói là khơng có gì).

 Phí thực hiện sản phẩm phái sinh cao. Đây là một điều hạn chế doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh. Tuy là kỳ hạn và giao sau khơng có phí nhưng quyền chọn thì lại có phí và phí quyền chọn là “khá cao” theo đánh giá của nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh. Điều này là vì nhiều đối tượng sử dụng sản phẩm phái sinh dựa trên kỳ vọng là sẽ tạo ra lợi nhuận chứ khơng nhắm vào phịng ngừa rủi ro. Họ hồn tồn khơng nghĩ sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để mua một giấc ngủ ngon cho mình, để chủ động trong các kế hoạch kinh doanh hay ước tính được chi phí của mình một cách chính xác hơn.

 Doanh nghiệp khơng có nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh.Đây thật sự là một trở ngại khá lớn đối với các doanh nghiệp.

 Thông tin về sản phẩm phái sinh khó tiếp cận. Khái niệm khó tiếp cận này qua tìm hiểu thì liên quan đến mức độ “khó hiểu” và khơng đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm phái sinh của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và các tài liệu của các tổ chức giáo dục đào tạo về sản phẩm phái sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chủ đề về sản phẩm phái sinh là một chủ đề khó, địi hỏi trình độ chun mơn đáng kể và VN vẫn còn thiếu lượng chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh có thể giải thích một cách đơn giản dễ hiểu vấn đề này cho doanh nghiệp.

Hai yếu tố về việc thiếu nhận thức và thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh còn dẫn đến một vấn đề là doanh nghiệp nhầm lẫn lợi ích của sản phẩm phái sinh đến từ đầu cơ kiếm lời chứ khơng phải từ chuyện phịng ngừa rủi ro. Mục tiêu sử dụng phái sinh là ở lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro.

2.6.3.5 Đề xuất được doanh nghiệp đồng thuận cao nhất

Trong 4 giải pháp gồm khn khổ pháp lý, qui định hạch tốn có lợi, nâng cao nhận thức và trình độ của doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh và nâng cao năng lực tư vấn của hệ thống ngân hàng trong kinh doanh sản phẩm phái sinh thì rõ ràng nhóm giải pháp về nâng cao nhận thực và trình độ doanh nghiệp được đánh giá là quan trọng nhất. Nhóm giải pháp về kế toán và thuế là ít quan trọng nhất. Vì vậy, vấn đề doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đối với phí quyền chọn không phải là một vấn đề quá lớn trong việc dùng sản phẩm phái sinh. Hai vấn đề khung pháp lý và nâng cao năng lực tư vấn của nhà cung cấp sản phẩm phái sinh có tầm quan trọng ngang nhau. Nhìn chung kết quả này khơng có gì bất ngờ và nó khẳng định lại những vấn đề đã phân tích ở trên.

3.9 3.95 4 4.05 4.1 4.15 4.2 4.25 4.3 4.35 4.4 4.45

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Giải pháp 4

2.7 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam

2.7.1 Thuận lợi

Tạo đà phát triển cho kinh tế Việt Nam, ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với sự tham gia tích cực vào thị trường tài chính quốc tế nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Nước ta ngày càng phát triển và ứng dụng các sản phẩm tài chính phái sinh như hợp

cho các doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước càng có nhiều cơ hội, nhiều lựa chon kinh doanh, đầu tư và phòng ngừa rủi ro. Trong những năm gần đây Việt Nam là nước được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất Châu Á – Thái Bình Dương và cũng là nước có mơi trường đầu tư ổn định nhất. Năm 2007 là năm kinh tế Việt Nam đạt mức cao, tăng trường GDP đạt 8,46% đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, tuy sang năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ cịn 6,23% và đang ở trong giai đoạn suy thối kinh tế toàn cầu nhưng đây vẫn là thị trường đầy hấp dẫn lôi cuốn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường. Sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)