Tốc độ tăng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại việt nam (Trang 92 - 148)

Tốc độ tăng xuất nhập khẩu (% )

-5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn: Thời báo kinh tế và Tổng cục thống kê

 Sự gia tăng mạnh mẽ của dịng vốn nước ngồi vào Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai

Nhìn một cách tổng thể, những năm gần đây và nhất là trong những năm hậu WTO, chỉ riêng doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng vốn ngoại tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn 2007-2008. Trong số đó có khơng ít doanh nghiệp FDI chỉ bán hàng trong nước thu về tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ (chủ yếu là USD) thu VND để thanh tốn cho các chi phí. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ chuyển tiền về nước và phải dùng VND mua ngoại tệ để chuyển về nước. Trong q trình đó rủi ro về tỷ giá là một điều ln tìm ẩn đối với các doanh nghiệp này. Khi đó, cơng cụ option sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong trường hợp này, giúp các doanh nghiệp tránh được khoản thiệt hại do biến động tỷ giá.

Bên cạnh đó, hệ thống các tổ chức tín dụng của nước ta đang trong quá trình phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) vừa chính thức nhận giấy phép chuyển sang mơ

hình cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển và Nông thôn, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở…Trong tương lai khi nghiệp vụ option được thực hiện rộng rãi tại các tổ chức tín dụng này sẽ tạo ra sự phong phú và đa dạng hóa cho thị trường cũng như sự cạnh tranh lành mạnh giúp thị trường quyển chọn tiền tệ phát triển sôi động.  Thông qua việc phát triển các cơng cụ tài chính phái sinh, Nhà nước Việt Nam

đã ban hành và cải cách nhiều chính sách để phù hợp với sự phát triển trong nước và thông lệ quốc tế

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, thay đổi những luật lệ đã lỗi thời khơng cịn phù hợp với xu thế hịa nhập tồn cầu, nhằm hoàn chỉnh khung pháp lý cho thị trường phái sinh hiện nay chẳng hạn như Quyết định số 29/2006/QD-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN về chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ ở các NHTM; quyết định số 16/2007/QD-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về cơng cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính đối với các TCTD đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm; quyết định 15/2006/QD-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế tốn doanh nghiệp hiện hành trong đó có phần ghi nhận nghiệp vụ mua/bán cong cụ phái sinh của các doanh nghiệp thì sẽ được ghi nhận như thế nào.

 Phát triển option tiền đồng Việt Nam là sự tích cực trong vấn đề điều hành chính sách tiền tệ trên thị trường tài chính Việt Nam.

Việc NHNN cho phép triển khai option USD/VND là mộ bước đột phá mới trong việc cung ứng thêm các cơng cụ phịng ngừa rủi ro hiện đại trên thị trường tiền tệ ở nước ta và cho chính bản thân đồng nội tệ. Việc mở ra thêm một khả năng nữa trong phòng chống rủi ro giữa USD và VND đã tạo ra một tín hiệu cho thị trường niềm tin vào những thay đổi tích cực trong việc mở cửa các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại.

2.7.2 Khó khăn

Mặc dù cơng cụ phái sinh có khá nhiều hữu ích nhưng chúng vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngồi có chi nhánh tại Việt Nam như Citibank, Standard Chartered, HSBC doanh số thu được từ dịch vụ này vẫn chưa đáng kể. Thực trạng đó đặt ra nhiều câu hỏi. Phải chăng các doanh nghiệp chưa thực sự có nhu cầu phịng chống rủi ro? Phải chăng khoảng cách giữa mong muốn phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp và các công cụ phái sinh còn quá lớn? Phải chăng sự hiểu biết của các doanh nghiệp đối với các công cụ phái sinh, từ đó là những chính sách sử dụng nó cịn yếu kém? Phải chăng điều kiện kinh tế, đặc biệt là sự phát triển ở Việt Nam còn hạn chế? Phải chăng là việc hạch toán những nghiệp vụ ngoại bảng này còn nhiều bất cập khiến các ngân hàng còn nhiều lúng túng trong việc triển khai các dịch vụ phái sinh? Phải chăng những quy định pháp lý hiện nay cịn hạn chế sự hoạt động của các cơng cụ phái sinh?

 Cơng cụ option có những ưu thế nhất định so với các công cụ khác như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi trên thị trường ngoại hối đặc biệt là vai trò bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, có thể nói kỹ thuật mua bán của nghiệp vụ option khá phức tạp. Trong khi đó các ngân hàng Việt Nam chưa có kinh nghiệm thực hiện và còn khá non trẻ trong hoạt động này. Mặc dù hiện nay một số ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này có tính chun nghiệp hơn như ACB, Sacombank…nhưng trong q trình thực hiện vẫn cịn nhiều lúng túng và hạn chế.

Bảng 8: TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG PHÁI SINH (triệu đồng)

Eximbank 2006 2007 2008

_Các giao dịch có kỳ hạn _Các giao dịch hốn đổi tiền tệ _Các giao dịch quyền chọn ( mua và bán ) 232.491 536.299 240.234 623.881 2.344.288 1.243.002 11.709 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank)

ACB 2006 2007 2008 _Các giao dịch có kỳ hạn

_Các giao dịch hốn đổi tiền tệ _Các giao dịch quyền chọn (mua và bán ) 386.785 1.251.896 2.961.753 7.421.107 1.740.102 132.34 (Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB)

Sacombank 2006 2007 2008

_Các giao dịch có kỳ hạn _Các giao dịch hốn đổi tiền tệ _Các giao dịch quyền chọn (mua và bán ) 163.431 785.076 561.096 2.451.322 5.195

(Nguồn: báo cáo tài chính của Sacombank)

Từ bảng trên ta thấy rằng: giao dịch quyền chọn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với giao dịch kỳ hạn và hoán đổi tiền tệ. Nguyên nhân của vấn đề này là do:

 Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm quyền chọn: Đây đang là thực trạng ở Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm quyền chọn hiện nay cịn q ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch khơng bao nhiêu. Chính vì vậy, số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm quyền chọn ở Việt Nam là rất hạn chế.

 Thiếu nhân sự có năng lực về sản phẩm quyền chọn: Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng họ khơng biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản. Chúng ta vẫn còn làm theo lối kinh doanh truyền thống là khi nào cần thì mới mua và khi nào có nhu cầu thì mới bán.

 Thơng tin về sản phẩm phái quyền chọn khó tiếp cận: điều này liên quan đến mức độ “khó hiểu” và khơng đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm quyền chọn của tổ chức cung cấp sản phẩm và của các tài liệu đào tạo. Sở dĩ như vậy là vì

sản phẩm quyền chọn là một chủ đề khó, địi hỏi trình độ chun mơn đáng kể, đa số các hợp đồng dựa theo mẫu của nước ngồi. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn cịn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về quyền chọn để có thể giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu vấn đề này cho doanh nghiệp.

 Tâm lý ỷ lại: chính sách bảo hộ ngầm của Nhà nước như việc để cho tỷ giá USD/VND và lãi suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các doanh nghiệp hồn tồn khơng chú ý đến phòng ngừa rủi ro giá tỷ giá và lãi suất, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước luôn được sự bảo hộ.

 Còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ: doanh nghiệp không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm quyền chọn là trả một khoản tiền để mua một sự an toàn, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm sốt được chi phí của mình trong tương lai, thay vào đó, họ chỉ mong muốn kiếm được lợi nhuận và không muốn lỗ. Khi mục tiêu chỉ nhằm vào đánh cuộc với biến động giá, thì khi biến động giá này khơng đúng như kỳ vọng, các doanh nghiệp lập tức không sử dụng tiếp sản phẩm quyền chọn. Như vậy doanh nghiệp hiện mới chỉ nhìn vào lợi nhuận của sản phẩm quyền chọn, chứ không thấy được lợi ích phịng ngừa rủi ro mang lại.

 Thị trường cung ứng còn manh mún sơ khai: thị trường cung ứng (thường là các ngân hàng thương mại) cũng đóng vai trị quan trọng trong việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thế nhưng vai trò này còn khá mờ nhạt. Các ngân hàng chưa chú trọng đến việc quảng bá và triển khai thực hiện; doanh số các nghiệp vụ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là do phí thu không bù đắp được các rủi ro về biến động giá nên ngân hàng chưa chú trọng phát triển nghiệp vụ này nhiều.

 Văn hoá trách nhiệm trong các doanh nghiệp: tư duy sợ chịu trách nhiệm cũng khiến lãnh đạo doanh nghiệp sợ ra quyết định. Khi quyết định hốn đổi lãi suất,

khơng những uy tín mà “sinh mạng chính trị” của lãnh đạo cũng… lung lay. Điều này từ sâu xa là do việc phân định trách nhiệm trong doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện không cho người lãnh đạo quyền và chính sách thoả đáng, rõ ràng; cịn nhập nhằng giữa quyền và trách nhiệm. Một số công ty đa quốc gia họ có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể. Họ luôn khoanh vùng cho một vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải làm các giao dịch phòng chống. Cịn ở Việt Nam thì chưa có. Với các doanh nghiệp đa quốc gia, được phân chia quản lý theo vùng, họ thường hiểu rõ rủi ro nào nên chấp nhận và bao giờ họ cũng biết bảo vệ vốn của mình bằng các cơng cụ chống rủi ro.

 Thị trường tiền tệ tại Việt Nam chưa gặp những biến động lớn: Việt Nam do vẫn cịn tình trạng giữ cho tỷ giá ổn định, áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ, nhà nước cịn bảo hộ nên khả năng tự phòng vệ của doanh nghiệp còn non yếu. Những nước chịu khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã bị sốc trong khủng hoảng và chính nhờ đó, họ vươn lên mạnh mẽ. Thái Lan, Malaysia, Philipine đang là những quốc gia có hệ thống chống rủi ro tài chính phát triển mạnh trong khu vực.

 Khả năng marketing và triển khai ứng dụng công cụ option của các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém.

 Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp vốn chưa quen với các sản phẩm mới là tương đối khó khăn và cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, rõ ràng thực tế cho thấy rằng các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém trong khâu tiếp cận khách hàng, marketing sản phẩm với khách hàng. Điều quan trọng nhất là ngân hàng phải chỉ cho doanh nghiệp thấy họ được lợi những gì khi thực hiện các giao dịch này. Hầu hết các ngân hàng chưa dám triển khai mạnh áp dụng công cụ này, một phần là do trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngân hàng về các quyền chọn còn hạn chế. Ngân hàng chưa có đội ngũ am hiểu về những kỹ thuật đánh giá và giao dịch các công cụ option, một phần chưa mạnh dạn và đặc biệt đối với các

ngân hàng thương mại quốc doanh, chưa thực sự nhận thức được sức ép cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Khi Việt Nam ngày càng mở cửa hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính thì sức ép cạnh tranh lớn từ phía các ngân hàng nước ngồi là không thể tránh khỏi, trong bối cảnh đó các NHTM trong nước cần phải nỗ lực đa dạng hóa các loại hình cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, trong khi đó các cơng cụ tài chính phái sinh nói chung và cơng cụ option nói riêng là thị trường cịn rất mới mẻ và tiềm năng tại Việt Nam.

 Trở ngại cho việc sử dụng cơng cụ option vì ngân hàng xác định mức phí cịn khá cao. Chính rào cản này đã hạn chế doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh  Các ngân hàng hiện nay khi bán quyền chọn cho khách hàng đều phải mua lại từ

phía đối tác từ các ngân hàng nước ngồi các hợp đồng quyền chọn nên về phía ngân hàng họ phải đề phịng rủi roc ho mình nên xác định mức phí cịn khá cao khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình.

 Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chưa có các CFO chuyên nghiệp để nghiên cứu, quản lý và tư vấn về những rủi ro tỷ giá, lãi suất. Do đó, các doanh nghiệp phần lớn là có sự hạn chế về kiến thức về công cụ quyền chọn tiền tệ. Ở Việt Nam hiện nay chưa có đủ các chương trình đào tạo cơ bản và chuyên sâu ở mọi cấp độ cho các nhà quản lý kinh tế. Sự thiếu hiểu biết của đại bộ phận các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu.

Một thực tế nữa là tính chủ động chưa cao và sức ỳ tâm lý. Đa phần các doanh nghiệp hiện nay sử dụng hợp đồng kỳ hạn để đối phó với rủi ro tỷ giá. Ngồi ra do thói quen thanh tốn, tính chất vịng quay của vốn và tính chịu trách nhiệm của lãnh đạo công ty, hầu hết các công ty quốc doanh vẫn thường chỉ thực hiện mua ngoại tệ khi có nhu cầu phát sinh.

Các công ty nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp chuẩn bị tham gia đấu thầu sản phẩm, ln có nhu cầu chốt tỷ giá để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, khách hàng thường cân nhắc, so sách hợp đồng kỳ hạn. Nguyên nhân chủ yếu là khoản phí

 Trở ngại từ việc Nhà nước chưa hoàn thiện khung thể chế , pháp lý cho các công cụ option

Mơi trường chính sách: đầu tiên phải nói đến là việc tính thuế, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Theo ý kiến của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp bày tỏ thì quy định này vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày, rất khó tính tốn lãi lỗ. Hơn nữa, cơng cụ phái sinh mang bản chất phịng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ khơng phải vì mục đích kiếm lời. Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về thuế nhà thầu cho sản phẩm hoán đổi lãi suất. Chưa kể đến chuyện xảy ra việc ngân hàng và doanh nghiệp đều đùn đẩy nhau nghĩa vụ trả loại thuế này. Về phía ngân hàng cũng gặp phải vướng mắc: khi thu phí ngân hàng phải chịu khoản VAT là 10% nhưng sau đó nếu ngân hàng tham gia tái bảo hiểm với ngân hàng nước ngồi thì khơng được khấu trừ khoản VAT 10%, điều này đã làm cho ngân hàng bị lỗ ngay khoản VAT 10%.

Vấn đề hạch toán kế toán: hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi, lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi, lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm, không được ghi vào sổ kế toán. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng phái sinh trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại việt nam (Trang 92 - 148)