Lý luận cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế 1 Khái niệm và đặc điểm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra tại cục thuế TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm:

1.2.1.1 Kiểm tra

Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét tình hình thực tế, đánh giá của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí (gọi chung là thuế) [8] để cĩ thể nhận xét đánh giá ưu nhược điểm nhằm nâng cao hiệu lực của thuế hơn nữa[2].

Kiểm tra yêu cầu:

- Mức độ thấp hơn thanh tra: Kiểm tra với thời gian ngắn, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế .

- Thời gian tiến hành ngắn: Thường là 5 ngày.

- Nội dung và phương pháp đơn giản: Kiểm tra tờ khai thuế tháng, quý, năm theo phương pháp thủ cơng ví dụ như so sánh, đối chiếu dữ liệu trên tờ khai thuế với dữ liệu trên hệ thống máy tính của cơ quan thuế, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế, đối chiếu số liệu giữa các trang của từng tờ khai và giữa các tờ khai khác

nhau,...... Phạm vi hẹp, thực hiện kiểm tra theo chuyên đề đã cĩ kế hoạch lập ra sẵn. Kiểm tra những vấn đề hiện tại, dễ nhận biết mà khơng cần địi hỏi các biện pháp nghiệp vụ để xác minh tài liệu, chứng cứ mà vẫn cĩ những kết luận, đánh giá đúng đắn, chính xác. Trong q trình kiểm tra nếu phát hiện cĩ dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thì phải kiến nghị tổ chức thanh tra.

- Phần kết thúc phải cĩ nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm.

Phải cĩ thưởng phạt nghiêm minh, những trường hợp vi phạm pháp lệnh thuế đến mức độ phải xử lý thì kiến nghị với cơ quan thẩm quyền, nếu nghiêm trọng thì kiến nghị tổ chức thanh tra[2].

1.2.1.2 Thanh tra

Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền, là hoạt động kiểm sốt thực tế đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu điểm khuyết điểm, gĩp phần hồn thiện cơ chế quản lý thuế, phịng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật thuế [12].

Thanh tra yêu cầu:

- Mức độ cao hơn kiểm tra: Thanh tra từng năm, thanh tra từng sắc thuế hoặc thanh tra tồn diện ĐTNT.

- Nội dung và phạm vi rộng hơn: Thanh tra những vấn đề phức tạp, các hành vi thuộc về quá khứ gây nên những nhận định khơng giống nhau, thanh tra nhiều năm, tất cã các sắc thuế.

- Nội dung và phương pháp phức tạp hơn: Ví dụ phương pháp phân tích, so sánh, thu thập và đối chiếu chéo thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau như hải quan, bộ thương mại, nhà cung cấp lớn của ĐTNT.

- Ngồi kết luận thanh tra, đồn thanh tra cịn cĩ thể kiến nghị cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền biện pháp khắc phục những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan thuế các cấp, là quá trình sử dụng các nghiệp vụ điều tra, phân tích đánh giá việc thực hiện chấp hành chính sách thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế, các cán bộ cơng chức ngành [14].

Như vậy, giữa thanh tra và kiểm tra cĩ những điểm giống nhau như: cùng là chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước và cĩ cùng mục đích là phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: mặt khác giữa thanh tra, kiểm tra đều phải tơn trọng tính thực tế khách quan của sự việc, cơng tác phân tích đánh giá phải đảm bảo tính trung thực…Tuy nhiên, giữa thanh tra và kiểm tra cũng cĩ sự khác nhau về quy mơ và tích chất phức tạp của sự việc dẫn tới việc thay đổi về phương pháp, thời gian và con người khi tổ chức thanh tra hay kiểm tra. Sự khác nhau trước tiên xuất phát từ yêu cầu cơng việc: Tuỳ theo tính chất phức tạp của từng sự việc cụ thể, đối tượng bị thanh kiểm tra, số lượng và phạm vi, những vấn đề cần phải làm rõ mà tổ chức cuộc thanh tra hay cuộc kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra tại cục thuế TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)