1.5 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN M&A VÀ MỘT GIẢ ĐỊNH VỀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA
1.5.2 Giả định về lợi ích mang lại của M&A trong lĩnh vực ngân hàng:
Chúng ta hãy cùng xem xét đến lợi ích mà một giao dịch M&A đem lại cho các cổ đông của ngân hàng, thông qua một giả định M&A giữa một ngân hàng X (NHX) và một ngân hàng Y (NHY) diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, với nguồn số liệu 6 tháng đầu năm 2009 chưa tính đến các chi phí thuế, được khái quát mang tính tham khảo trong bảng I. Bảng I: Các chỉ số tài chính cơ bản Ngân hàng Tổng TS (tỷ đ) Tổng dư nợ (tỷ đ) SL cổ phiếu lưu hành P sáp nhập LN 6 tháng đầu năm(tỷ đ) Chi phí 6 tháng đầu năm (tỷ đ) EPS dự kiến P/E Tỷ lệ chi phí/lợi nhuận X 18.200 7.850 1.000 7,4 185 825.1 3,7 20 4,46 Y 12.300 4.150 700 4,81 83 688.9 2,37 20,29 8,3
NHX tiến hành hoạt động M&A với NHY. Trong trường hợp này NHY là ngân hàng bị sáp nhập. Các cổ đông của NHY sẽ được thỏa mãn về giá cổ phiếu với mức giá
thị trường mặc dù các chỉ số cơ bản của nó đều khơng tốt như NHX, hay nói cách khác là đắt hơn cổ phiếu NHX trong cùng một điều kiện kinh doanh (xem bảng I). Phần chênh lệch này được xem như phần bù sáp nhập đối với các cổ đông của NHY.
Như vậy với mức giá tại thời điểm sáp nhập (4,81/7,40) thì 1 cổ phiếu của NHY sẽ nhận được 0,65 cổ phiếu của NHX. Toàn bộ số cổ phiếu của NHY được thống nhất chuyển đổi thành cổ phiếu của NHX khi tiến hành sáp nhập. Một ngân hàng hợp nhất (Merger X) với các giá trị mới ra đời với lượng cổ phiếu lưu hành là 1.455.000 cổ phiếu (bảng II).
Bảng II: Các chỉ số tài chính cơ bản của ngân hàng sáp nhập NH hợp nhất Tổng TS (tỷ đ) Tổng dư nợ (tỷ đ) SL cổ phiếu lưu hành LNhuận năm (tỷ đ) Chi phí năm (tỷ đ) EP S P/E Hợp nhất thuần túy Dự kiến cơ hội Hợp nhất thuần túy Dự kiến cơ hội Hợp nhất thuần túy Dự kiến cơ hội Hợp nhất thuần túy Dự kiến cơ hội Merger X 30.500 12.000 1.455 536 1.173,44 3.028 2.390,56 3,68 8,06 20,1 9,18
Sau khi tiến hành sáp nhập, quy mô của NHX sẽ tăng lên đáng kể với tổng tài sản có thể lên tới gần 30.500 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 40,32%; tổng mức dư nợ đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 34,58% so với trước thời điểm sáp nhập (đương nhiên ở đây không đơn thuần chỉ là phép cộng số học).
Bên cạnh đó, NHX sẽ được tiếp nhận một nguồn khách hàng tiềm năng trọn vẹn từ NHY.Với các điều kiện hiện có, sẽ cho phép NHX mở rộng giới hạn tín dụng và đáp ứng tốt hơn cho cả hệ thống khách hàng vốn có của nó và khách hàng tiếp nhận từ NHY, tạo tiềm năng tăng trưởng lớn theo quy mô cho ngân hàng trong tương lai (Xem bảng II).
Mặt khác, đội ngũ cán bộ của NHY sẽ được làm việc tại một ngân hàng có quy mơ lớn hơn, với các điều kiện làm việc tốt hơn, cũng như cơ hội tăng thu nhập cho mình
dễ dàng hơn. Đội ngũ quản lý của NHY sẽ được tiếp cận và triển khai các hoạt động nghiệp vụ tiên tiến ở mức độ khác trên cơ sở chuyển giao của NHX.
Trong khi đó, đội ngũ quản trị của NHX cũng được tiếp nhận một lực lượng nhân sự đủ lớn, có kinh nghiệm từ NHY với chí phí đào tạo thấp nhất. Điều này cho phép Ban lãnh đạo ngân hàng mới sáp nhập dễ dàng hơn trong việc đạt các kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai gần mà vẫn hạn chế được các rủi ro trong quản trị điều hành.
Một trong những điểm quan trọng mà ngân hàng sáp nhập hướng tới đó là việc
thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian ngắn nhất mà vẫn cắt giảm được chi phí. Trong
tình huống giả định trên đây, sau khi sáp nhập, NHX hồn tồn có thể duy trì mức lợi nhuận của NHY với mức chi phí rẻ hơn đáng kể (so với NHY trước khi sáp nhập) thông qua việc cơ cấu lại nhân sự, cắt bỏ các bộ phận chồng chéo, giảm nhân sự dư thừa, đóng cửa các chi nhánh của NHY nếu có vị trí địa lý gần với chi nhánh hiện có, cơ cấu lại các nguồn vốn hiện tại…
Giả sử rằng chúng ta cố định các biến nội sinh liên quan đến các chi phí hoạt động của NHY trước thời điểm sáp nhập, thì ngân hàng sau sáp nhập có khả năng đưa mức chi phí từ 8.300 đ của NHY về gần mức chi phí hiện có là 4.460đ cho 1 đồng lợi nhuận (mức chi phí hiện có của NHX). Như vậy, trong tương lai NHX có cơ hội cắt giảm một phần đáng kể trong tổng số chênh lệch 637,44 tỷ đồng chi phí ngồi lãi trước thuế cho 1 năm hoạt động. Việc này đồng nghĩa với mức lợi nhuận trong năm tới của NHX có thể tạo ra từ việc cắt giảm các chi phí do việc hợp nhất đem lại sẽ có khoảng giao động từ 536 tỷ đồng đến 1.173,44 tỷ đồng. Dòng cổ tức dự kiến cho mỗi cổ phiếu (chưa xét đến các chi phí thuế) sẽ có cơ hội biến đổi từ 3,68 đến 8,06 và chỉ số P/E giao động từ 20,10 đến 9,18 (Bảng II)
Ngồi việc cắt giảm chi phí, ngân hàng sau sáp nhập cịn có khả năng tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động nhờ tăng quy mơ hoạt động. Đây sẽ là cơ hội để tạo ra khoản lợi nhuận tiềm năng mang tính đột biến cũng như việc cải thiện các chỉ số của cổ phiếu NHX và điều này xem như là phần thưởng dành cho các cổ đông của ngân hàng thông
qua việc sáp nhập với NHY, mặc dù các chỉ số này có thể bị suy giảm ngay sau khi tiến hành sáp nhập.
Về phía khách hàng của ngân hàng sau khi sáp nhập, họ sẽ được hưởng lợi thông qua phạm vi hoạt động của ngân hàng được mở rộng, các giới hạn được đáp ứng tốt hơn đặc biệt là các khách hàng từ NHY chuyển sang sẽ được hưởng các tiện ích từ các hoạt động dịch vụ mang tính chuẩn mực hơn do NHX đem lại.
Tiến hành một thương vụ M&A ngân hàng đòi hỏi rất nhiều thời gian cho quá trình xem xét, đàm phán và thường trở thành tâm điểm của sự kiện kinh tế xã hội, của giới truyền thơng trong một thời gian dài. Vì vậy, sau khi kết thúc một hoạt động M&A giữa các ngân hàng thì ngồi các yếu tố kỹ thuật đem lại cho ngân hàng hợp nhất, nó cịn tạo ra một hình ảnh ấn tượng, một vị thế mới cho ngân hàng.
Các số liệu đưa ra trên đây cịn mang tính khiên cưỡng, các hàm nội biến, chi phí thuế chưa được xét đến cụ thể, nhưng hy vọng lý giải phần nào một thực tế mới bắt đầu diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam, đưa lại cách nhìn cụ thể hơn đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, chỉ ra các động cơ tích cực cho câu hỏi tại sao có số lượng các ngân hàng Mỹ lớn như vậy tham gia vào hoạt động M&A từ những năm 1980 đến nay. Trong 10 năm trở lại đây, hoạt động M&A tạo thành cơn sốt ở nhiều nước phát triển và đang phát triển. Số lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) được thực hiện theo hình thức M&A chiếm tỉ trọng lớn từ 57% - 80% tổng FDI thế giới, diễn ra theo nhiều chiều và ngân hàng luôn là tâm điểm của hoạt động M&A trên cả 2 phương diện số lượng và quy mô. Đây chắc chắn là một trong xu hướng phát triển mới của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng.
KẾT LUẬN: Như đã nói ở trên, M&A vẫn cịn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở
Việt Nam. Để thành công trong các thương vụ M&A, đặc biệt là đối với các thương vụ có sự tham gia của các đối tác nước ngoài, các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các nhà quả trị ngân hàng nói riêng sẽ phải tận dụng nhiều cơ hội để tìm hiểu về xu hướng này hơn nữa. Đặc biệt, sẽ khó có thể hiểu được một Giao dịch M&A
nếu chúng ta khơng tìm hiểu các bên tham gia, vai trị, động cơ thúc đẩy họ và cách thức họ quản lý các giao dịch.
Thương vụ M&A thành cơng địi hỏi q trình lập kế hoạch phải được kiểm sốt và quản lý hiệu quả, bao gồm: phát triển chiến lược, phân tích tài chính chặt chẽ, kết hợp văn hóa tinh tế, tầm nhìn lãnh đạo bao qt, và chương trình quản lý tồn diện sau khi sáp nhập (xử lý các vấn đề về quan hệ, độ tin cậy của đội ngũ quản lý, tích hợp cơ cấu tổ chức, và tốc độ chuyển động). Bởi vậy, phát triển tối đa ý đồ về thương vụ, xác định chính xác đối tác chiến lược, đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho giá trị tạo ra, hạ thấp tỷ lệ mất lòng tin của người lao động, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn và thời gian, và kết hợp quá trình và cơ cấu hoạt động tối ưu là các điểm được đặt biệt chú ý.
CHƯƠNG II: XU HƯỚNG M&A TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM