Ngân hàng
Năm
VCB ACB STB Techcombank EAB VPBank
2005 15.35% 11.98% 15.40% 15.72% 8.94% 15.00%
2006 21.12% 10.88% 11.82% 17.28% 13.57% 26.00%
2007 21.20% 16.19% 11.07% 14.30% 14.36% 21.00%
2008 18.03% 12.44% 12.16% 13.99% 11.30% 19.00%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niêncác năm 2005-2008 của các ngân hàng)
Chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản có thể hiện trước hếtở tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Từ năm 2005 đến năm 2007, VPBank ln duy trì tỷ lệ nợ xấuở mức dưới 1%. Cụ thể, năm 2005 là 0.75% sau đó giảm xuống 0.58% vào năm 2006 và đạt mức 0.49% trong năm 2007, một năm sau khi gia nhập WTO.
6Hiệp định Basel I năm 1988 mang tính chất thỏa thuận quốc tế và các tiêu chuẩn về vốn đã trở thành chuẩn
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thách thức cho ngành tài chính ngân hàng thế giới nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, hậu quả mà nó để lại là vơ cùng to lớn. VPBank sau khi thốt khỏi kiểm soát đặc biệt của NHNN năm 2002 đã phát triển rất nhanh về quy mô vốn, hệ thống mạng lưới và dư nợ tín dụng. Năm 2006 nếu dư nợ của VPBank chỉ là 5,031 tỷ đồng thì đến cuối năm 2007 đạt được 13,323 tỷ đồng, tăng 165% so với năm trước và duy trì dư nợ tín dụng xấp xỉ 13,000 tại thời điểm cuối năm 2008.Do sự phát triển quá nhanh về dư nợ cũng như nới rộng các điều kiện cho vay và bng lỏng kiểm sốt chất lượng tín dụng, nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng năm 2008 của VPBank tăng cao, ở mức 3.4% tổng dư nợ và gần bằng tỷ lệ nợ xấu bình quân của toàn ngành (3.5%). Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ xấu đều được đảm bảo bằng bất động sản nên khả năng thu hồi tương đối tốt. Mặt khác,để dự phòng cho phần dư nợ xấu này VPBank cũng đã thực hiện trích quỹ dự phịng theo quy định của NHNN, năm 2006 tỷ lệ trích dự phịng rủi ro là 0.2%, tương đương 10.19 tỷ đồng. Năm 2007, tỷ lệ này giảm còn 0.18%, tương đương 23.73 tỷ đồng. Năm 2008do tỷ lệ nợ xấu tăng nên tỷ lệ trích dự phịng tăng khá cao, ở mức 0.35%, xấp xỉ 45.6 tỷ đồng.
Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank đã tăng mạnh chỉ sau 2 năm gia nhập WTO, từ 0.56% lên 3.41%. Điều này phản ánh chất lượng tài sản có của ngân hàng chỉ ở mức trung bình, một phần doảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu cũng như sự phát triển tín dụng nóng của VPBank trong năm 2007 và 2008 mà chưa chú trọng vào chất lượng tín dụng.
Hiện nay, VPBank đang tập trung thu hồi các khoản nợ xấu và siết chặt các khoản cho vay, tập trung vào các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế các khoản cho vay trên 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tháng 6/2006 VPBank đã thành lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản để tiếp nhận các khoản nợ, khai thác hiệu quả các tài sản đảm bảo tại VPBank.
Mức sinh lời
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn của VPBank, tỷ lệ nợ xấu tăng dẫn đến chi phí dự phịng tăng theo, mặt khác chi phí huy động vốn liên tục tăng trong khi lãi suất vay không theo kịp dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng khơng có hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu năm 2008 (ROE) chỉ đạt 6.74% trong khi năm 2007 là 17.63%. Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA)năm 2008 cũng chỉ đạt 0.81%, giảm xấp xỉ 1% so với năm 2007. Mức lợi nhuận sau thuế tuyệt đối trong năm cũng giảm khá nhiều so với 2007, nếu năm 2007 đạt 226.72 tỷ đồng thì năm 2008 chỉ đạt 142.58 tỷ đồng, giảm 37% so với năm trước.