Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 17.97 15.12 17.63 6.74
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) 0.91 1.12 1.80 0.81
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)
Năm 2005, sau khi thoát khỏi kiểm soát đặc biệt và vươn lên mạnh mẽ, VPBank đã gặt hái đươc ít nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, chỉ số ROE và ROA tăng trưởng liên tục trong ba năm 2005, 2006 và 2007. Tuy nhiên với sự tuột dốc của nền kinh tếvà sự yếu kém trong quản lý điều hànhđã làm cho hiệu quả hoạt động của VPBank giảm mạnh trong năm 2008. Nếu so sánh mức sinh lời của VPBank với một số ngân hàng như ACB, STB, Techcombank … thì mức sinh lời của VPBank năm 2008 đạt thấp(xem Phụ lục 7).
Như vậy với mức sinh lợi đạt được trong những năm qua, có thể thấy mặc dù VPBank có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là dấu hiệu khơng tốt về năng lực cạnh tranh của VPBank, nó cho thấy khả năng quản lý và điều hành cũng như công tác dự báo thị trường và quản trị rủi ro còn chưa được chú trọng đúng mức.
Về cơ cấu thu nhập, thu nhập ròng từ lãi hàng năm của VPBank luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 tỷ trọng thu nhập rịng từ lãi là 96.4% thì năm 2007 là 93.9% và năm 2008 vẫn duy trì ở mức 95%. Trong khi đó thu nhập từ thu phí dịch vụ chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 là 3.6%, năm 2007 là 6.1% và năm 2008 chỉ đạt 5% (xem biểu đồ 2.6).
Biểu đồ 2.6: Thu nhập từ lãi và phí của VPBank giai đoạn 2005-2008
95.9% 96.4% 93.9% 95.0% 4.1% 3.6% 6.1% 5.0% 2005 2006 2007 2008 N ăm Tỷ lệ % Thu nhập từ phí Thu nhập từ lãi
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)
Như vậy, từ biểu đồ cho thấy thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của VPBank trong giai đoạn 2005 – 2008 và ln duy trìở mức từ 94 đến 96%. Điều này cho thấy thu nhập của VPBank phụ thược rất nhiều vào hoạt động cho vay, do đó trong trường hợp thị trường tín dụng gặpkhó khăn như lãi suất huy động tăng cao, trong khi lãi suất cho vay bị khống chế bởi mức trần và tốc độ tăng trưởng dư nợ bị hạn chếthì rủi ro cho VPBank sẽ là rất lớn.
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là thước đo sức mạnh nội lực của một ngân hàng mà qua đó phản ánh khả năng chống chịu rủi ro trước những biến động của thị trường. Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 vừa qua, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mà sau đó lan rộng khắp tồn cầu, các ngân hàng Việt Nam bước vào cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi không mong đợi. Mức lãi suất huy động tại một số thời điểm lên trên 19%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay lên đỉnh 21%/năm theo mức lãi suất trần của NHNN.
Để tránh những rủi ro như vậy, VPBank trong những năm qua ln duy trì khả năng thanh khoảnở mức an toàn (>1). Đồng thời tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn cũng thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN là 40%(7).