ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DU LỊCH PHÚ QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch phú quốc đến năm 2020 (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG HAI : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DU LỊCH PHÚ QUỐC

2.4.1 Những thành quả đạt được.

Từ khi có chủ trương cho Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái của khu vực và quốc tế, du lịch Phú Quốc ngày càng phát triển và đạt được một số kết quả cụ thể như:

- Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Phú Quốc nói riêng, Kiên Giang nói chung, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, góp phần xố đói giảm nghèo.

- Đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đăng ký xin đầu tư, có những dự án của nhà đầu tư nước ngoài xin đầu tư với quy mô lớn .

- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đa dạng hoá và chất lượng được nâng lên.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang được từng bước xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo diện mạo mới cho tỉnh.

- Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hồn thiện tạo mơi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.

- Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch từng bước được nâng lên, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng đang từng bước khẳng định vị trí và vai trị quan trọng đối với du lịch miền Tây Nam Bộ và cả nước.

2.4.2 Những hạn chế.

(1) Hoạt động marketing còn yếu, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, sản phẩm du lịch chưa đa dạng hố, chưa quan tâm đến cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

(2) Nguồn vốn thiếu thốn, doanh thu ngành du lịch chưa cao, công tác đầu tư phát triển du lịch trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch còn nhiều hạn chế.

(3) Chưa quan tâm đến bảo vệ tài nguyên du lịch. Việc khai thác du lịch của các khu du lịch hiện nay chưa quan tâm chú trọng nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường.

(4) Chưa chú trọng đến công tác phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

(5) Cơ chế quản lý của nhà nước được rõ ràng. Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, du lịch chưa được xây dựng đồng bộ.

2.5 SO SÁNH KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch phú quốc đến năm 2020 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)