CHƯƠNG HAI : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC
3.2.2 Đầu tư và thu hút vốn đầu tư cho du lịch Phú Quốc
Nói đến chiến lược đầu tư, cần xem xét hai yếu tố quan trọng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và sự tăng trưởng của ngành. Với vị thế cạnh tranh tốt và thực tế tăng trưởng nhanh của ngành du lịch, chiến lược đầu tư thích hợp đối với các doanh nghiệp du lịch Phú Quốc là chiến lược tăng trọng, tăng cường thêm vốn nhằm giữ vững thị phần đã có và mở rộng thị trường, tăng thị phần.
Một số hình thức đầu tư trong nước đang được thực hiện :
- Tự đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo chuyển đổi cơng năng của các cơng trình cũ.
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, các địa phương có tiềm năng về du lịch. - Kêu gọi vốn đầu tư của các Cơng ty nước ngồi, huy động các nguồn vốn khác.
Trong các hình thức trên, hình thức thứ nhất tương đối phù hợp đối với các dự án phát triển cơ sở vật chất trong phạm vi đảo Phú Quốc. Hình thức thứ hai phù hợp với các dự án mở rộng phạm vi hoạt động đến các địa phương khác trong cả nước do có thể tận dụng được kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp du lịch các thành phố lớn. Hình thức thứ ba thường sử dụng đối với những cơng trình lớn mà doanh nghiệp trong nước khơng đủ sức thực hiện.
Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn,…Chỉ số cơ sở hạ tầng được đo bằng độ dài và chất lượng đường sá, dịch vụ vệ sinh, cấp nước, cấp điện, phương tiện giao thông. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một nguyên nhân cơ bản làm hạn chế lượng khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Kinh nghiệm của Singapore đã chỉ ra có 5 yếu tố tạo nên sự thành cơng của ngành du lịch, đó là: phương tiện giao thơng (Accesibility); cơ sở tiện nghi (Amenities); điểm thắng cảnh (Attraction); các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và điều chỉnh của chính phủ (Adjustment).
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng được 3 trong 5 điều kiện nói trên. Vì vậy, cần ưu tiên vốn vay trước hết cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch so với các ngành nghề khác (những ngành không được coi là ngành mũi nhọn). Huy động mọi nguồn vốn của nước ngoài, các tổ chức và tư nhân và cần sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý.
Trong giải pháp này cần chú ý các vấn đề sau :
1. Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du
lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa.
2. Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau, thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tơn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo mơi trường thơng thống về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong cũng như ngồi nước. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước, mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong nước và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO,…
3. Có chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của tỉnh theo tính tốn dự báo, bao gồm:
- Vốn từ nguồn tích lũy GDP du lịch; vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi xuất
ưu đãi; thu hút vốn nhàn rỗi trong dân qua hệ thống ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và phát triển Du lịch tỉnh; thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua Luật đầu tư, Nghị định 108; vốn thơng qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thơng qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc dùng quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,… Tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận chuyển khách du lịch,… Coi việc thu hút vốn đầu tư trong nước là hướng đi ưu tiên hàng đầu.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài, vốn ODA hướng đầu tư nước ngồi thơng qua hình thức liên doanh vào các dự án lớn như các khu vui chơi giải trí cao cấp, sân golf,…
4. Tăng cường công tác hợp tác, liên kết vùng: Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Phú Quốc – Kiên Giang nói riêng. Phú Quốc là một cực của trung tâm du lịch Hà Tiên – Phú Quốc – thành phố Hồ Chí Minh, ngồi ra
mối quan hệ giữa du lịch Phú Quốc với du lịch các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Cần Thơ,… là không thể thiếu được trong hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, việc liên kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực cũng cần có sự quan tâm, thời gian qua tỉnh Kiên Giang có ký kết hợp tác phát triển kinh tế xã hội với tỉnh Chanthaburi của Thái Lan, trong đó có phát triển du lịch tuyến Rạch Giá – Phú Quốc – Chanthaburi. Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch và với các nước trong khu vực là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện định hướng phát triển du lịch Phú Quốc.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ quản lý nhà nước, xây dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra, tiến tới cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch cả nước, trong khu vực và trên thế giới.
Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong, ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh.
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đề ra.
6. Thực hiện chính sách tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn bằng các biện pháp :
- Thực hiện chính sách trợ giá và đầu tư nguồn vốn ban đầu vào việc khai thác những vùng có tiềm năng về du lịch nhưng chưa được đầu tư nhiều.
- Có chính sách miễn - giảm thuế đối với việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch ở những vùng sâu xa.
- Cần đẩy mạnh chính sách ưu đãi về xuất khẩu tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán theo các phương thức hiện đại.
7. Huy động vốn đầu tư vào việc phát triển du lịch:
- Kêu gọi mọi người cùng tham gia đóng góp hoặc tiến hành thu phí ở những điểm tham quan để tạo nguồn vốn và điều tiết lượng người đến tham quan cùng lúc gây áp lực không tốt cho các tuyến điểm du lịch trọng yếu của Phú Quốc.
- Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng các khu vui chơi giải trí qui mơ lớn, hiện đại, độc đáo phục vụ du khách nước ngoài.
- Tăng cường nguồn tài chính đầu tư cho bảo vệ mơi trường và bảo vệ an ninh trật tự cơng cộng.
- Có các hướng dẫn thích hợp để du khách ý thức được vai trị, trách nhiệm của mình đối với việc giữ gìn mơi trường chung. Tổ chức các loại hình phong phú để kêu gọi sự ủng hộ của khách nhằm gây quỹ bảo tồn các di tích hoặc có thể cung cấp thông qua danh mục các danh lam kêu gọi hỗ trợ kinh phí trùng tu, bảo dưỡng cho các cá nhân và tổ chức quốc tế quan tâm.