Chương 4 Thu hút FDI tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.3 Các chính sách thu hút FDI
Bình Dương
Các cấp chính quyền tỉnh ln nhanh chóng, kịp thời đề ra các quyết sách đáp ứng yêu cầu và phù hợp với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, đặc biệt là quyết sách “Trải chiếu hoa” mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bình Dương để sản xuất, kinh doanh, tạo động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh cũng đặc biệt coi trọng việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, an tàn và tin cậy cho DN; luôn đặt DN ở vị trí quan trọng của sự phát triển.
Về luật pháp và chính sách: xây dựng và ban hành công khai minh bạch danh
mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư. Cải cách và hoàn thiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như giao và cho thuê đất, xây dựng, hải quan, thuế, cho vay vốn ưu đãi, tạo môi trường thơng thống, thuận lợi, an toàn và tin cậy cho nhà
đầu tư yên tâm hoạt động SXKD. Thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đầu mối cấp GCNĐT, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các loại văn bản giấy tờ khác cho nhà đầu tư khi thực hiện xúc tiến dự án đầu tư và đi vào hoạt động theo hướng đơn giản hóa, rõ ràng, cơng khai và minh bạch. Xúc tiến thành lập các đơn vị hỗ trợ tại các KCN như: hải quan, công an, ngân hàng, bưu điện, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác phục vụ nhanh tại chỗ mọi nhu cầu của nhà đầu tư. Thành lập tổ tư vấn tại các KCN để giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động SXKD.
Về đào tạo nguồn nhân lực: chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực được
quy định tại quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về việc ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền tăng cường hỗ trợ DN trong việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao.
Hộp 3. Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu “Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư...”
Bình Dương là địa phương có sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN, đặc biệt là
các nhà đầu tư từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore...
Trong thu hút đầu tư, Bình Dương có một truyền thống là chính quyền, lãnh đạo tỉnh có những chính sách cởi mở và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư về thủ tục
hành chính, giao đất giải phóng mặt bằng, các cơ chế chính sách thiết thực và
hiệu quả trong khuôn khổ luật pháp cho phép để phục vụ thu hút ĐTNN. Chính
mơi trường hấp dẫn các nhà đầu tư như vậy cho nên các KCN của tỉnh như
VSIP-KCN của Becamex IDC và hàng loạt các KCN của thành phần KTTN đầu
tư đều thành công và thu hút rất nhiều dự án vào hoạt động sản xuất - kinh
doanh, đẩy nhanh CN phát triển.
Nguồn: http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=3514,
Về đất đai và giải phóng mặt bằng: quy hoạch bổ sung quỹ đất để hình thành
các KCN bảo đảm cho việc thu hút ĐTNN. Tăng cường, đẩy nhanh công tác giải
Hộp 4. Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp.HCM Kenneth J.Fairfax-“Bình Dương đang làm rất tốt để thu hút các nhà đầu tư...”
10 năm trước đây, Bình Dương chưa có gì cả nhưng nay đã khác và rất thành
công trong thu hút ĐTNN, đứng thứ 3 sau Hà Nội và Tp.HCM. Bình Dương đã và đang làm rất tốt trong các lĩnh vực cải cách hành chính, xây dựng CSHT và
tập trung đào tạo nhân lực để thu hút ĐTNN. Hiện nay, Hoa Kỳ có khoảng 70
DN đang đầu tư ở Bình Dương nhưng thực tế thì lớn hơn nhiều. Đồng thời, sẽ
giúp truyền đạt thông tin về môi trường đầu tư tại đây đối với các DN Hoa Kỳ. Bình Dương đã rất nỗ lực để thu hút đầu tư, tơi đã có thăm Cơng ty Spartronics của Hoa Kỳ và cũng đã nghe nói về điều này. Phải nói là các nhà đầu tư Hoa Kỳ
đang có xu hướng chuyển từ đầu tư da giày, dệt may sang lĩnh vực công nghệ
cao. Vì thế, Bình Dương cần phải đào tạo nguồn nhân lực, hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của các DN này.
Hiện Bình Dương đã tạo được một mơ hình kinh tế, thu hút được cả đầu tư trong
và ngoài nước, chuyển đổi từ một tỉnh nông nghiệp thành tỉnh CN của Việt Nam.
Một trong những “phát minh” nổi tiếng của tỉnh chính là mơ hình KCN tập trung. Bình Dương cũng đã xây dựng trường Đại học Quốc tế Miền Đông nhằm
đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu của DN. Khi các DN phàn nàn việc Bình Dương khó mà thu hút nhân lực kỹ thuật cao từ Tp.HCM thì hiện nay lại có một trường đào tạo ngay giữa lịng Thành phố mới Bình Dương. Tuy nhiên, tỉnh vẫn
còn gặp nhiều thách thức trên con đường phát triển, điển hình như CSHT cịn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất-kinh doanh của DN; giá đất tăng giảm bất bình thường; hệ thống cảng biển nhỏ hẹp, thường xuyên tắc nghẽn làm thiệt hại nhiều về thời gian và tiền bạc của DN. Chính quyền tỉnh cần tạo thêm nhiều
ưu đãi để thu hút các công ty cung ứng-mối quan hệ vững chắc mới để thu hút thêm nhiều công ty lớn trên thế giới.
Nguồn: http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=3514,
phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi tiến hành triển khai xúc tiến dự án.
Về công tác quy hoạch: hồn thiện cơng tác quy hoạch địa bàn đầu tư, gắn quy
hoạch phát triển CN với phát triển các lĩnh vực khác, hỗ trợ đầu tư như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp nhà ở,… Yêu cầu các KCN đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư.
Về xúc tiến đầu tư: luôn chủ động trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư, cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời về các chủ trương chính sách của Nhà nước trong hoạt động đầu tư giúp các nhà đầu tư có đầy đủ thơng tin khi tham gia đầu tư. Luôn đổi mới phương thức và nội dung hoạt động xúc tiến và tiếp thị đầu tư; đặc biệt hàng năm, tỉnh cử nhiều đồn cơng tác sang các nước như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ,... tổ chức tiếp thị mời gọi đầu tư trực tiếp với các nhà đầu tư.
Bên cạnh việc tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư ở trong và ngồi nước, Bình Dương cũng đảm bảo cân đối nguồn vốn ngân sách cho đầu tư và đẩy nhanh tiến độ tiến độ xây dựng, giải ngân vốn đầu tư các dự án, cơng trình trọng điểm về giao thơng, cấp nước, thốt nước, điện và viễn thông...
Hộp 5. Tổng Giám đốc Công ty A&M Industry Việt Nam Makabe Hirotaka: “Tơi xem Bình Dương như quê hương thứ hai, xem công nhân như gia đình...”
Cơng ty chúng tơi thành lập cách đây đã 4 năm và chính thức đi vào hoạt động khoảng 3 năm nay trong lĩnh vực chế biến đồ gỗ. Chúng tơi coi Bình Dương như một q hương thứ hai vì tơi đã sống và làm việc ở đây khá lâu và thường xuyên. Về môi trường đầu tư thì qua thực tế tơi thấy địa phương đang xây dựng nhiều KCN và có nhiều khu đã lấp đầy diện tích. Điều đó cho thấy sức thu hút đầu tư của Bình Dương là rất lớn.
Nguồn: http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=3514,
Vĩnh Phúc.
Về luật pháp và chính sách: thường xun thơng báo các văn bản pháp luật mới và cơ chế chính sách về thu hút đầu tư; đẩy mạnh quy hoạch các KCN. Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế "một dấu, một cửa" thì Vĩnh Phúc đã tiên phong đi đầu, các nhà đầu tư khi đến với Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của Trung ương khi làm thủ tục xin cấp phép đầu tư. Cụ thể: Thời hạn cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thời gian tối đa kể từ ngày Ban Quản lý các KCN và thu hút đầu tư hoặc Sở Kế hoạch- Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau:
+ 03 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư; + 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư;
+ 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp GPĐT.
Chuẩn bị tốt cho quá trình đầu tư, cải cách thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn chính là lợi thế trong q trình thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc.
Về đào tạo nguồn nhân lực: các ban ngành địa phương đã đưa ra chính sách hỗ
trợ đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, khả năng cung cấp lao động có trình độ kỹ thuật cao của tỉnh cịn thiếu.
Về đất đai và giải phóng mặt bằng: miễn giảm tiền thuê đất, xây dựng KCN tập
trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư vào tỉnh. Đồng thời chuẩn bị quỹ đất, nguồn lực đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng: đường giao thông, điện, nước, viễn thông… và luôn sát cánh cùng các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tiến độ quy hoạch chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư; cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở một số nơi còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư.
Về công tác quy hoạch: lập quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020. Ban quản lý các KCN và thu hút đầu tư cũng đã cùng các sở, ban, ngành, huyện, thị và chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng phối kết
hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục cơng trình hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Về xúc tiến đầu tư: đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, mơi trường và cơ hội đầu tư vào tỉnh thông qua nhiều hoạt động khác nhau như: hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế về đầu tư; biên tập tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư; xây dựng trang web cung cấp thông tin cập nhật về tình hình thu hút đầu tư của tỉnh và cả nước, giới thiệu tổng quan một số tình hình về Vĩnh Phúc như vị trí địa lý, dân số tình trạng cấp điện,… và về các KCN trên địa bàn.
Bên cạnh sự thơng thống, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, Vĩnh Phúc cịn coi
"mọi thành cơng của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả".
Chính từ sự trọng thị đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà ĐTNN đã đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều. Họ đến Vĩnh Phúc không chỉ đem theo vốn, kinh nghiệm, mà điều quan trọng là họ đã đem đến một tư duy mới về quy hoạch tổng thể và chúng ta có thể nhìn thấy kết quả của cơng tác quy hoạch trên các khu/cụm CN ở Vĩnh Phúc như hiện nay.4