.7 Kết quả thu hút FDI của Bình Dương và Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , tình huống bình dương và vĩnh phúc , luận văn thạc sĩ (Trang 54)

Dự án, triệu USD 1988-2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số dự án Bình Dương 839 181 181 292 262 95 % so với cả nước 16,5 18,7 17,1 18,9 16,8 11,3 Vĩnh Phúc 72 26 23 30 16 5 % so với cả nước 1,4 2,7 2,2 1,9 1,0 0,6 Số vốn đăng ký Bình Dương 3.878,8 833,4 1.217,9 2.258,0 2.243,7 2.502,1 % so với cả nước 9,2 12,2 9,7 10,6 3,1 11,6 Vĩnh Phúc 634,8 192,1 145,7 1061,6 149,1 82,2 % so với cả nước 1,5 2,8 1,2 5,0 0,2 0,4 Nguồn: Cục ĐTNN-Bộ KHĐT.

Bình Dương xác định FDI là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Trong 5 năm, tỉnh đã thu hút được 1.011 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 9,06 tỷ USD. Có được kết quả như vậy là nhờ chính quyền địa phương đã chỉ đạo các sở, ban ngành lập quy hoạch các khu/cụm CN, ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định của nhà nước về tiếp nhận đầu tư; đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai xúc tiến dự án được nhanh chóng; kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của DN khi gặp phải khó khăn trong q trình hoạt động SXKD trên địa bàn.

Cũng trong giai đoạn này, với 100 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,63 tỷ USD là kết quả thu hút FDI của Vĩnh Phúc. Đạt được thành tựu như vậy là nhờ các cấp chính quyền và sở ban ngành của tỉnh đã xác định rõ hướng phát triển CN gắn với quy hoạch phát triển sản phẩm CN chủ yếu; quy hoạch quỹ đất phát triển các

Hộp 6. Phó Cục trưởng Cục ĐTNN Nguyễn Xuân Trung - “Bình Dương là tỉnh thu hút FDI hiệu quả nhất...”

Bình Dương có chuyển biến tích cực và đạt kết quả khả quan nhất trong lĩnh vực thu hút FDI. Tuy thời gian qua nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nhưng dịng FDI vào Bình Dương vẫn ở mức cao là điều đáng tự hào, với 1.850 dự án có vốn

đầu tư gần 13 tỷ USD, Bình Dương là một trong những tỉnh thu hút FDI lớn nhất

trong cả nước. Nguyên nhân thu hút cao là do các nhà đầu tư có sự lựa chọn,

người ta thấy ở đâu có điều kiện thuận lợi tốt nhất thì họ vào, như vậy đầu tư

FDI vào Bình Dương cao là do điều kiện ở Bình Dương tốt hơn nơi khác là thực tế khơng thể phủ nhận. Mặt khác, vốn FDI ở Bình Dương được giải ngân rất cao cũng cho thấy thành ý chọn lựa và phát triển lâu dài của DN FDI vào Bình

Dương.

Nguồn: http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=3514,

05/02/2010 12:44:15

KCN, xây dựng các chính sách giải quyết lao động việc làm cho DN, cho người dân vùng mất đất sản xuất tạo sự ổn định xã hội, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN với phương châm: “DN giàu thì Vĩnh Phúc sẽ giàu”.

Cũng từ bảng số liệu trên ta thấy mặc dù hai tỉnh cùng có những lợi thế về các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và gần với thị trường chính nhưng trong 5 năm tổng số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư đăng ký vào Bình Dương cao hơn nhiều so với Vĩnh Phúc. Bình quân giai đoạn 2005-2009 số dự án đầu tư mỗi năm vào Vĩnh Phúc là 20 dự án chỉ chiếm khoảng 1,7% so với cả nước trong khi đó số dự án đầu tư vào Bình Dương là 202 dự án chiếm khoảng 16,6% so với toàn quốc. Nguồn vốn đầu tư vào Bình Dương hàng năm cũng cao hơn so với Vĩnh Phúc, bình quân vốn đầu tư mỗi năm trong giai đoạn này của Bình Dương là 1,8 tỷ USD và của Vĩnh Phúc là 326 triệu USD.

Đúng như các nghiên cứu trước đã chỉ ra các nhân tố CSHT mềm có tác động đến quá trình thu hút FDI, bằng chứng là theo phân tích ở trên thì các chỉ số về

năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và chính sách phát triển khu vực KTTN của Bình Dương ln cao hơn Vĩnh Phúc và xếp hạng PCI của Bình Dương cũng ln đứng ở vị trí thứ nhất, thứ hai và được xếp ở nhóm tỉnh có mơi trường đầu tư rất tốt trong khi đó chỉ số PCI của Vĩnh Phúc thấp hơn và chỉ được xếp ở nhóm tỉnh có mơi trường đầu tư tốt. Hơn nữa, xét về yếu tố CSHT cứng thì Bình Dương có điều kiện thuận lợi hơn so với Vĩnh Phúc do có khoảng cách đến thị trường chính cũng như cảng hàng không quốc tế gần hơn so với Vĩnh Phúc. Theo báo cáo của VCCI&VNCI về PCI năm 2008, 2009 đã phân tích thì CSHT cứng của Bình Dương cũng được cộng đồng các DN đánh giá cao hơn so với Vĩnh Phúc đặc biệt về tỷ lệ lấp đầy và chất lượng KCN của Bình Dương tốt hơn. Nhờ vậy kết quả thu hút FDI của Bình Dương ln cao hơn Vĩnh Phúc. Điều này hoàn toàn đúng với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của các yếu tố CSHT mềm cũng như CSHT cứng có tác động ảnh hưởng đến thu hút FDI của địa phương.

Từ kết quả của các nghiên cứu trước và qua việc nghiên cứu so sánh chính sách đầu tư, mơi trường đầu tư và các yếu tố CSHT ảnh hưởng đến thu hút FDI của hai tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc tác giả nhận thấy những yếu tố này có tác động đến kết quả thu hút đầu tư của địa phương. Bên cạnh đó, các đánh giá nhận định của các nhà quản lý cũng như nhà đầu tư cho thấy việc tạo dựng môi trường đầu tư và chuẩn bị tốt về CSHT có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút FDI. Như vậy, với kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy nơi nào có các điều kiện CSHT thuận lợi và mơi trường đầu tư tốt hơn sẽ thu hút được nhiều FDI hơn và Bình Dương là một minh chứng cho kết luận này trong quá trình thực hiện các chính sách thu hút FDI trong giai đoạn qua.

Chương 5. Kết luận khuyến nghị chính sách

5.1 Kết luận

Qua nghiên cứu và phân tích định tính các yếu tố tác động đến năng lực thu hút FDI của địa phương, cụ thể tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc các bằng chứng cho thấy các yếu tố CSHT cứng, CSHT mềm và quyết sách của địa phương trong thu hút FDI là những yếu tố quan trọng giúp củng cố năng lực cạnh tranh của địa phương trong kêu gọi nguồn vốn đầu tư FDI.

Bình Dương và Vĩnh phúc là hai địa phương có nhiều yếu tố tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tuy nhiên bằng những chính sách mang tính kịp thời kết hợp những thế mạnh vùng Bình Dương đã tạo được những con số ấn tượng trong thu hút FDI. Bình Dương ln được cộng đồng các DN đánh giá có các yếu tố CSHT mềm như tính minh bạch, thiết chế pháp lý, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chi phí gia nhập thị trường và đào tạo lao động trong giai đoạn 2005-2009 tốt hơn của Vĩnh Phúc. Ngoài ra, CSHT cứng (số giờ cắt điện, chất lượng và tỷ lệ lấp đầy khu/cụm CN, dịch vụ viễn thơng,…) của Bình Dương cũng được DN đánh giá tốt hơn. Đồng thời, so với Vĩnh Phúc Bình Dương có khoảng cách đến thị trường chính gần hơn vì vậy, những yếu tố này cũng tạo cho Bình Dương có lợi thế hơn trong thu hút FDI. Cụ thể là kết quả thu hút FDI của Bình Dương giai đoạn này luôn cao hơn của Vĩnh Phúc với số dự án gấp 10,1 lần và số vốn đăng ký gấp 5,5 lần.

Từ các kết luận trên tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị chính sách trong việc thu hút FDI đối với các địa phương có vị trí địa lý và các điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Bình Dương và Vĩnh Phúc, nhằm giúp cho các cấp chính quyền địa phương này có kế hoạch xây dựng chiến lược thu hút FDI một cách hiệu quả và bền vững.

5.2. Khuyến nghị chính sách

5.2.1 Cải thiện CSHT cứng

CSHT cứng tốt, hiện đại luôn là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương bn bán dễ dàng. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường tập trung đầu tư xây dựng và cải thiện CSHT cứng (hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, hệ thống viễn thông, dịch vụ,…) nhằm tạo môi trường hấp dẫn và thuận tiện cho các nhà đầu tư khi tham gia hoạt động SXKD.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương nên phối kết hợp trong việc phát triển hệ thống giao thông tỉnh lộ, tăng cường kết nối liên hoàn giữa các địa phương trong vùng cũng như trong khu vực.

Tăng cường đầu tư vào hệ thống lưới điện và hệ thống cấp nước đảm bảo cho nhu cầu hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt, đặc biệt ở các khu/cụm CN.

Tập trung vào xây dựng và hoàn thiện CSHT trong các khu/cụm CN, phát triển CSHT ngoài hàng rào giúp các nhà đầu tư có thể sử dụng các CSHT với điều kiện tốt nhất, tiện lợi và hiện đại.

Đẩy mạnh việc phát triển CSHT viễn thông và dịch vụ thông tin liên lạc. Đồng thời phát triển các dịch vụ hỗ trợ như hệ thống ngân hàng, hải quan, thuế,.. tại các khu/cụm CN.

5.2.2 Tăng cường tính minh bạch

Chính quyền địa phương cần cơng khai, minh bạch hóa các chính sách cũng như cơ chế quản lý điều hành trong mọi hoạt động. Thông tin minh bạch và dễ dàng tiếp cận sẽ giúp nhà đầu tư giảm chi phí giao dịch, nhất là về thời gian để thực hiện các giao dịch, làm giảm chi phí đầu tư.

Tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa”, công bố công khai quy hoạch, tham khảo ý kiến của DN cũng như nhân dân về quy hoạch,… nhằm nâng cao tính cơng bằng và ổn định trong việc áp dụng các văn bản và tạo điều kiện cho tất cả các nhà đầu tư có quyền tiếp cận thông tin chung một cách công bằng.

Tạo mơi trường bình đẳng cho các nhà đầu tư trong q trình tìm hiểu các thơng tin về quy hoạch cũng như những kế hoạch của chính quyền địa phương về các chính sách và qui định đầu tư.

Tăng cường công tác cập nhật thông tin trên trang web của tỉnh giúp cho DN và nhà đầu tư nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận được với nguồn thông tin mới.

5.2.3 Nâng cao thiết chế pháp lý

Tăng cường thiết chế pháp lý của các cơ quan hành pháp và tư pháp nhằm tạo dựng lòng tin đối với DN cũng như nhà đầu tư; tạo dựng được môi trường pháp lý đủ mạnh để có thể đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu, hạn chế được các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền trong khi thực thi các qui định của nhà nước, giúp cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động SXKD lâu dài.

Khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan công quyền cần nhanh chóng, kịp thời giải quyết những khiếu nại và khúc mắc của nhà đầu tư tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài gây mất lòng tin và chi phí cho nhà đầu tư. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN.

Chính quyền địa phương cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh để DN và nhà đầu tư yên tâm hoạt động SXKD.

5.2.4 Đào tạo lao động

Trình độ lao động ln là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu vì vậy, các cấp chính quyền cần tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn lao động có kỹ năng và trình độ cao giúp cho các địa phương thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.

Tập trung đầu tư cho công tác giáo dục, đồng thời tìm hiểu nhu cầu của nhà đầu tư để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn lao động phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngồi ra, có thể đưa ra các chính sách thu hút nhân tài nhằm tạo dựng đội ngũ lao động cao cấp cho địa phương nhờ đó sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà ĐTNN.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần phải quan tâm đến việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, năng động, xử lý nhanh các tình huống khúc mắc mà DN và nhà đầu tư gặp phải.

5.2.5 Phát huy tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Lãnh đạo tỉnh cần nhanh nhạy trong công tác quản lý cũng như điều hành các chính sách vĩ mơ, khả năng vận dụng linh hoạt các chính sách đơi khi chưa rõ ràng của chính quyền Trung ương theo hướng có lợi cho DN cũng như nhà đầu tư. Mặc dù vậy, các chính sách đưa ra không được trái với các qui định chung của chính quyền Trung ương và phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Các cấp chính quyền cần thực hiện tốt chức năng quản lý và lãnh đạo; không né tránh và dám chịu trách nhiệm về các quyết định đưa ra nhằm tạo dựng lòng tin của DN và nhà đầu tư vào đội ngũ lãnh đạo.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía nhà đầu tư, DN, mạnh dạn đổi mới nhằm đưa ra những quyết sách tạo dựng mơi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đồng thời, xây dựng hình ảnh người lãnh đạo năng động, quyết đoán trong việc xử lý các vấn đề khúc mắc của các nhà đầu tư.

5.2.6 Chi phí gia nhập thị trường.

Thủ tục hành chính ln là mối quan ngại của hầu hết các nhà đầu tư vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cho DN trong việc hoàn thành các thủ tục giấy tờ hồ sơ về đăng ký kinh doanh, xin cấp đất, cấp phép,…

Xây dựng qui trình thực hiện và có hướng dẫn cụ thể về các thủ tục hành chính cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng hồn thiện các thủ tục hồ sơ, giấy tờ liên quan; các qui định cũ không phù hợp nên xóa bỏ tránh làm mất thời gian cho DN.

Các vấn đề về thủ tục hành chính trong nội bộ tỉnh cần được thực hiện nhanh gọn tránh làm mất thời gian của DN cũng như nhà đầu tư, giúp cho họ tiết kiệm được chi phí về thời gian cũng như tiền bạc trong quá trình gia nhập thị trường.

Các khuyến nghị chính sách nên được thực hiện theo thứ tự ưu tiên ở trên và những khuyến nghị này đưa ra nhằm giúp cho các cấp chính quyền địa phương có các điều kiện kinh tế xã hội phát triển tương đồng với Bình Dương và Vĩnh Phúc trong hiện tại và có thể là chiến lược phát triển trong tương lai cho các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển kém hơn.

5.3 Hạn chế của đề tài

Hạn chế của đề tài là chưa phân tích được sâu hơn tác động của nguồn nhân lực đối với quá trình thu hút FDI do thời gian có hạn và tác giả khơng có đủ nguồn thơng tin về trình độ lao động cũng như chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Ngồi ra, để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn cần có số liệu về vốn thực hiện tuy nhiên, do khó khăn trong q trình thu thập số liệu nên đề tài chưa đánh giá, phân tích được số vốn FDI thực hiện. Vì thế, những vấn đề này có thể sẽ tiếp tục được xem xét và tìm hiểu trong một nghiên cứu khác.

Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Trọng Hồi, song với kiến thức và trình độ có hạn đơi khi cịn có những ý kiến đánh giá chủ quan vì thế luận văn khơng thể tránh khỏi khiếm khuyết. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của quý Thầy Cơ và các bạn để bài nghiên cứu được hồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , tình huống bình dương và vĩnh phúc , luận văn thạc sĩ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)