.2 Thu hút FDI của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , tình huống bình dương và vĩnh phúc , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

Các yếu tố CSHT mềm:

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong việc sử dụng đất;

- Tính minh bạch;

- Chi phí thời gian để thực hiện

các quy định của nhà nước;

- Chi phí khơng chính thức;

- Tính năng động và tiên phong

của lãnh đạo tỉnh;

- Ưu đãi đối với DNNN;

- Chính sách phát triển khu vực KTTN;

- Giáo dục-Đào tạo lao động;

- Thiết chế pháp lý.

Chính sách thu hút:

- Chính sách hỗ trợ đầu tư (lãi suất, đào tạo lao động,...);

- Chính sách ưu đãi đầu tư (thuế đất, lĩnh vực SXKD,...).

FDI THU HÚT FDI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Các yếu tố CSHT cứng:

- Chất lượng và tỷ lệ lấp

đầy khu/cụm CN;

- Chất lượng đường giao thơng và chi phí vận chuyển;

- Dịch vụ cơng ích (điện,

nước và viễn thông);

- Khoảng cách đến thị

trường chính;

- CSHT khác (cảng biển, sân bay).

Chương 3. Thực trạng FDI ở Việt Nam

3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động FDI ở Việt Nam.

Luật ĐTNN ban hành năm 1987 đã quy định cụ thể về các hình thức đầu tư, các biện pháp bảo đảm đầu tư công bằng và thỏa đáng, các quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam cũng như vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý ĐTNN.

Những quy định này được sửa đổi bổ sung vào năm 1990 và 1992. Đến năm 1996 Quốc hội đã thông qua Luật ĐTNN tại Việt Nam mới và sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2000. Luật ĐTNN sửa đổi năm 2000 đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiêp có vốn ĐTNN. Các quy định được sửa đổi tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa đầu tư trong nước với ĐTNN, tạo thế chủ động trong tiến trình hội nhập và bảo đảm các cam kết quốc tế làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn, thơng thống hơn. Tuy nhiên, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.

3.2 Phân cấp quản lý FDI.

Quá trình thực hiện phân cấp quản lý và phân bổ FDI được thực hiện kể từ khi có Luật ĐTNN. Do giai đoạn đầu số lượng dự án và số vốn ĐTNN ít và thấp nên toàn bộ các dự án ĐTNN đều do Trung ương quản lý. Sau khi Việt Nam ký kết bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ thì luồng ĐTNN chảy vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, vấn đề phân cấp trong quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam đã được đặt ra và từng bước được mở rộng thông qua các Luật, Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Q trình phân cấp quản lý FDI của Việt Nam được quy định và sửa đổi theo Quyết định số 386/TTg ngày 7/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp cấp GPĐT tư đối với các dự án FDI cho 8 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Quyết định 41/1998/QĐ-TTg ngày 20/2/1998 quy định về phân cấp cấp GPĐT cho UBND 8 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Tiếp đến là Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cho tất cả các UBND cấp tỉnh cấp GPĐT và điều chỉnh các GPĐT đối với các dự án FDI. Các quy định về phân cấp quản lý FDI được quy định tại điều 55 của Luật ĐTNN sửa đổi năm 2000 và điều 115 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam.

Theo luật ngân sách Nhà nước năm 2002, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được phép quản lý các dự án ĐTNN vào các KCN có giá trị đến 10 triệu đô-la, trong khi các tỉnh khác chỉ được phép quản lý các dự án có số vốn đến 5 triệu đô-la, các KCN và khu chế xuất được cấp phép cho các dự án FDI trong KCN hay khu chế xuất với số vốn có thể lên tới 40 triệu đô-la.

Luật đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp GCNĐT cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn.

Việc mở rộng phân cấp cấp GPĐT cho UBND cấp tỉnh, Ban quản lý đã tạo nên một bước tiến dài trong cải cách hành chính, là động lực thi đua mạnh mẽ cho các địa phương và cuộc đua này đã góp phần tạo nên những thay đổi lớn về môi trường đầu tư kinh doanh trong cả nước. Bên cạnh đó, việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.

Mặc dù vậy, điều kiện về năng lực, trách nhiệm tương ứng với quyền hạn trong thực hiện cơ chế phân cấp ở địa phương vẫn chưa được đảm bảo và còn bất cập. Chính vì vậy, cơ chế phân cấp toàn diện trong quản lý đầu tư đang được Bộ KHĐT đề nghị xem xét lại, những bất ổn trong cơ cấu đầu tư đã và đang hạn chế những thành tựu to lớn trong thu hút ĐTNN của cơ chế phân cấp. Bên cạnh đó, số lượng và quy mô dự án đầu tư được chấp thuận vượt quá năng lực đền bù, giải phóng mặt bằng của địa phương cũng là một trong những bất cập mà địa phương phải đối mặt. Đồng thời sự ồ ạt, chớp cơ hội trong cấp GCNĐT ở nhiều địa phương đã khơng tính tới khả năng hấp thụ của chính mình, khiến bài tốn hiệu quả một lần nữa khơng tìm được lời giải đúng. Việc triển khai thực hiện dự án chậm trễ, kéo dài, thậm chí phải huỷ bỏ trong một số trường hợp đã làm giảm hiệu quả sử dụng đất, cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần gây mất cân đối và bất ổn định kinh tế vĩ mô ở trung hạn.

3.3 Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2005-2009.

Theo số liệu từ Cục ĐTNN-Bộ KHĐT thì số lượng các dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2005-2009 tăng khá nhanh từ 968 dự án năm 2005 với tổng số vốn đăng ký là 6,8 tỷ USD lên đến 1.554 dự án với tổng số vốn đăng ký là 71,7 tỷ USD vào năm 2008. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên số lượng dự án cũng như số vốn FDI vào Việt Nam giảm đi đáng kể tính đến ngày 15/12/2009 chỉ cịn 839 dự án với tổng vốn đăng ký là 21,5 tỷ USD. Tuy nhiên, số vốn thực hiện trong giai đoạn này thấp hơn nhiều so với số vốn đăng ký và khoảng cách giữa số vốn thực hiện và số vốn đăng ký ngày càng giãn xa, đặc biệt trong năm 2008 số vốn đăng ký rất cao nhưng vốn thực hiện thấp chỉ đạt 11,5 tỷ USD và đây là năm có tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký thấp nhất trong vịng 5 năm chỉ có 16%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD Dự án Số dự án

Số vốn đầu tư đăng ký

Số vốn thực hiện

Nguồn: số liệu từ Cục ĐTNN-Bộ KHĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , tình huống bình dương và vĩnh phúc , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)