.3 Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế 2005-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , tình huống bình dương và vĩnh phúc , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Thứ ba, tăng giá trị kim ngạch XK, góp phần cải thiện cán cân thanh toán: khu

vực FDI tiếp tục giữ vị trí đi đầu trong việc tạo giá trị XK và XK của khu vực này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch XK.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 Khu vực kinh tế có vốn đầ u tư nước ngoài Khu vực kinh tế trong nước

Thứ tư, tạo việc làm cho người lao động và tăng thu cho ngân sách: theo báo

cáo của Cục ĐTNN-Bộ KHĐT thì bình quân giai đoạn 2005-2009 các dự án FDI đã tạo việc làm mới cho khoảng trên 10 vạn việc làm mỗi năm. Trong giai đoạn 2005- 2008, các DN FDI đã nộp ngân sách nhà nước khoảng 6 tỷ USD (năm 2005 khoảng 1,03 tỷ USD năm 2006 là 1,47 tỷ USD, năm 2007 trên 1,57 tỷ USD và năm 2008 đạt 1,98 tỷ USD).

Cuối cùng, FDI là động lực thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh: cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Thời gian qua, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường thơng thống, thuận lợi cho nhà đầu tư. Chính phủ cũng đã có những chính sách điều tiết kinh tế linh hoạt, hiệu quả nhằm đối phó với các tình huống khó khăn như lạm phát, nhập siêu,... Các Bộ, ngành và UBND địa phương đã tích cực, chủ động hơn trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép nhanh chóng triển khai, thực hiện.

3.3.2 Hạn chế.

Những thành tựu đạt được trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong thời gian qua rất đáng khích lệ, tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế về chính sách và mơi trường đầu tư. Một số vấn đề mới phát sinh như quá trình thực hiện phân cấp quản lý FDI cũng đang bắt đầu tác động tiêu cực đến môi trường và chính sách đầu tư của các địa phương. Những hạn chế này đang ảnh hưởng đến khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế.

Về luật pháp, chính sách: hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh

vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và chưa nhất quán giữa các quy định của pháp luật chung về đầu tư, kinh doanh và pháp luật chuyên ngành. Điều này dẫn đến cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau giữa các cơ quan và do đó gây khó khăn, chậm trễ trong việc xem xét cấp GCNĐT cũng như việc giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Về công tác quy hoạch: quy hoạch lãnh thổ, ngành, lĩnh vực, sản phẩm còn

thiếu, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư cho các địa phương. Nhiều địa phương cấp phép tràn lan; chỉ quan tâm đến khía cạnh vốn đầu tư mà chưa chú ý đầy đủ đến các khía cạnh khơng kém phần quan trọng khác như thị trường, công nghệ-môi trường, lĩnh vực đầu tư và cả những tác động xã hội dẫn đến việc lãng phí tài nguyên, hiệu quả đầu tư thấp (ví dụ như trường hợp cấp phép các dự án sản xuất thép, sân golf, cảng biển ...).

Về CSHT: sự yếu kém của hệ thống CSHT ngoài hàng rào đang là nhân tố chính

gây tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư. Thông thường nhà đầu tư tính tốn, thực hiện tiến độ xây dựng dự án theo tiến độ xây dựng cơng trình hạ tầng ngồi hàng rào để tránh tình trạng dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống CSHT ngồi hàng rào khơng đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Về đào tạo nguồn nhân lực: tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo,

đặc biệt là cơng nhân kỹ thuật, kỹ sư và trình độ lao động không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng địi hỏi các cấp chính quyền cần nghiên cứu, xem xét nhu cầu ngành nghề của nhà tuyển dụng để tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Về đất đai và cơng tác giải phóng mặt bằng: cơng tác giải phóng mặt bằng là

hạn chế chậm được khắc phục nhất về môi trường đầu tư của Việt Nam. Trên thực tế, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói chung và thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng (như việc sử dụng đất nông nghiệp cho các dự án KCN, khu đô thị và sân golf mà dư luận gần đây đã lên tiếng). Nhiều địa phương đang lâm vào trình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết khi cấp GCNĐT.

Về xúc tiến đầu tư: công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất

cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, có sự chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực. Trình độ cán bộ làm cơng tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác này chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do thiếu văn bản quy phạm pháp luật cụ thể về vấn đề này.

Chương 4. Thu hút FDI tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc

Bài viết này tác giả lựa chọn hai tỉnh Bình Dương và Vĩnh phúc để nghiên cứu, so sánh tình hình và chính sách thu hút FDI trong giai đoạn 2005-2009 để từ đó tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI của hai địa phương này. Lý do mà tác giả lựa chọn hai tỉnh trên vì là hai địa phương cùng được tách ra vào tháng 11/1996 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1/1997 và Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý giáp với Hà Nội cịn Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có vị trí địa lý giáp với Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được coi là hai trung tâm kinh tế của cả nước và đây là những thị trường chính có hệ thống CSHT phát triển, có hệ thống cảng hàng khơng quốc tế. Hơn nữa, theo quyết định số 1387 ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ thì Vĩnh Phúc là một trong 32 bị coi là địa phương “xé rào” trong ưu đãi thu hút FDI, trong khi đó Bình Dương khơng được nhắc tới trong quyết định này. Như vậy, qua việc so sánh kết quả thu hút FDI có thể cho ta thấy sự khác biệt giữa một tỉnh “xé rào” và một tỉnh “khơng xé rào” trong q trình thu hút FDI.

4.1 Phương pháp nghiên cứu.

4.1.1 Phương pháp so sánh.

Dựa vào các nghiên cứu trước đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để so sánh một số chỉ tiêu có ảnh hưởng đến thu hút FDI của hai tỉnh. Các chỉ tiêu lựa chọn bao gồm:

+ Số vốn FDI đăng ký giai đoạn 2005-2009 của 64 tỉnh thành phố;

+ Số dự án cấp mới giai đoạn 2005-2009;

+ Các chỉ số thành phần trong PCI và chỉ số PCI giai đoạn 2005-2009;

Từ kết quả thống kê mô tả, so sánh các chỉ tiêu trên của hai tỉnh với số trung bình của 64 tỉnh/thành phố trên cả nước nhằm xem xét, đánh giá tỉnh nào có kết quả tốt hơn trong việc thu hút FDI và nhờ yếu tố gì mà họ có được kết quả đó.

4.1.2 Phương pháp định tính.

Nghiên cứu, so sánh tìm hiểu tình hình thu hút FDI và các chính sách thu hút FDI, mơi trường đầu tư, CSHT cứng, các yếu tố về CSHT mềm là các chỉ số thành phần trong PCI như tính minh bạch, thiết chế pháp lý, chi phí gia nhập thị trường, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh,.. của hai tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc.

4.2 Kết quả nghiên cứu.

4.2.1 Môi trường đầu tư.

4.2.1.1 Vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên.

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22 km2, giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có các trục lộ giao thơng huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á, gần với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nguồn nước phong phú và tài nguyên rừng.

Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sơng Hồng, có diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và ở trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm nên các nhà đầu tư khi đầu tư vào Vĩnh Phúc có thể sử dụng các cơng trình kỹ thuật hạ tầng hiện có của khu vực này. Có hệ thống giao thông thuận tiện với các trục đường độ, đường sắt và gần với sân bay quốc tế Nội Bài. Với nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vôi, cát sỏi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành CN vật liệu xây dựng, nguồn nước khá dồi dào và tài nguyên rừng phong phú.

4.2.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội.

Trong giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng trưởng bình quân của cả hai tỉnh khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của Bình Dương là 15,5% và Vĩnh Phúc là 17%. Mặc dù Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhưng thu nhập bình quân đầu người lại thấp hơn so với Bình Dương (thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của Bình Dương là 22,1 triệu đồng/người và Vĩnh Phúc là 16,5 triệu đồng/người). Tuy

số DN FDI của Bình Dương cao hơn nhiều so với Vĩnh Phúc nhưng mức độ đóng góp của khu vực FDI vào GDP của cả hai tỉnh trong giai đoạn này cũng tương đương nhau, chiếm khoảng trên 40% trong GDP.

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Bình Dương và Vĩnh Phúc 2005-2009.

2005 2006 2007 2008 2009 (ước) Tốc độ tăng trưởng (%) Bình Dương 21,59 15,05 15,03 14,89 11,02 Vĩnh Phúc 18,65 19,51 22,96 17,77 6,43 GDP bq (triệu VND/người) Bình Dương 16,3 19,1 22,0 25,1 25,3 Vĩnh Phúc 9,0 12,0 15,7 21,8 24,3 Tỷ trọng FDI trong GDP (%) Bình Dương 47,5 41,8 41,9 41,2 … Vĩnh Phúc 35,6 40,9 44,0 41,1 … Dân số (1000 người) Bình Dương 915,0 967,1 1.026,7 1.072,0 1.497,1 Vĩnh Phúc 974,9 983,1 989,7 993,8 1.003,0 XK (triệu USD) Bình Dương 3.045,8 4.027,8 5.060,2 6.173,4 6.993,8 Vĩnh Phúc 169,4 216,3 273,6 375,6 377,5 Số DN FDI Bình Dương 722 857 959 1.101 … Vĩnh Phúc 27 32 40 41 …

Số lao động trong DN FDI

(1000 người)

Bình Dương 250,7 304,8 333,5 362,0 …

Vĩnh Phúc 14,7 17,4 22,7 26,1 …

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008 Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008

4.2.1.3 Môi trường pháp lý

Với chủ trương “Trải chiếu hoa” mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bình Dương để sản xuất, kinh doanh, tạo động lực quan trọng để phát triển kinh

cho DN. Lãnh đạo tỉnh, các ngành, các cấp đều coi trọng và đặt DN vào vị trí quan trọng của sự phát triển và luôn tạo môi trường pháp lý ổn định giúp cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động.

Vĩnh Phúc đang ngày càng nỗ lực hơn để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Xác định được vai trị quan trọng của mơi trường đầu tư các cấp chính quyền ln đẩy mạnh cơng tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho người dân và DN; tiếp tục hoàn thiện cơ chế ưu đãi đầu tư; cải thiện môi trường pháp lý nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư SXKD có hiệu quả. Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc-Thành cơng của DN chính là thành cơng và niềm tự hào của tỉnh”, Vĩnh Phúc đã và đang tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư

và SXKD đạt hiệu quả.

4.2.1.4 Cơ sở hạ tầng.

Bình Dương có hạ tầng CN hoàn chỉnh và hiện đại, có hệ thống giao thông thuận lợi và kết nối, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 15 km giúp cho việc thuận tiện trong việc lưu chuyển hàng hóa, gần các nguồn cấp điện, nước, các trung tâm đô thị và các khu dân cư. Có nguồn lao động trẻ, có trình độ và tay nghề.

Hộp 1. Giám đốc điều hành Tập đồn ECC (Hà Lan) Tjeert Kwant: “Bình Dương có ấn tượng tốt đẹp với các nhà đầu tư”

Bình Dương có vị trí chiến lược rất tốt trong việc đầu tư các dự án trung tâm

thương mại quy mô nhằm phục vụ cho thị trường bán lẻ của Việt Nam. Q trình

chuẩn bị đầu tư, chúng tơi đã được giúp đỡ rất nhiệt tình của UBND tỉnh cũng

như các sở, ngành. Tất cả các khó khăn vướng mắc trong thủ tục đầu tư, xây

dựng đều được giải thích tường tận cũng như hướng dẫn chúng tơi hồn thiện nhanh chóng các thủ tục, hồ sơ trong thời gian sớm nhất. Điều đó đã để lại ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp cho nhà đầu tư về môi trường đầu tư năng động.

Nguồn: http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=3514,

Bảng 4.2 Quy mơ các KCN tập trung tỉnh Bình Dương. Ha Ha TT KCN Địa điểm Quy 2000 2010 Tình trạng 1 Sóng Thần 1 Dĩ An 180 180 180 Đã hoạt động 2 Sóng Thần 2 Dĩ An 442 280 442 Đã hoạt động

3 Bình Đuờng Thuận An 30 30 30 Đã hoạt động

4

Việt Nam -

Singapore Thuận An 500 400 500 Đã hoạt động

5 Bình Hồ Thuận An 500 500 Đã hoạt động

6 Việt Hương Thuận An 20 20 20 Đã hoạt động

7 An Phú 1 Thuận An 197 197 197 Đã hoạt động

8 An Phú 2 Thuận An 200 100 200 Đã hoạt động

9 An Phú 3 Thuận An 100 100 100 Đã hoạt động

10 Đồng An Thuận An 120 60 120 Đã hoạt động

11 Tân Đông Hiệp A Dĩ An 362 47,6 362 Đã hoạt động

12 Tân Đông Hiệp B Dĩ An 164 Đã hoạt động

13 Phú Hòa Thủ Dầu Một 150 50 150 QH định huong 14 Truông Bồng Bông Thủ Dầu Một 500 150 500 QH định huớng 15 Tân Định Bến Cát 496 200 496 Đã hoạt động 16 Bàu Bèo Thủ Dầu Một 300 100 300 QH sử dụng đất

17 Nam Tân Uyên Tân Uyên 500 200 500 QH định huớng

18 Mỹ Phuớc Bến Cát 300 300 Đã hoạt động

19 Lai Khê Bến Cát 300 300 QH định huớng

20 Lai Uyên Bến Cát 500 300 QH định huớng

Nguồn:http://www.binhduong.gov.vn/vn/status_pages.php?id=44&idcat=15&idcat2 =0&idmenu=gioithieu_list

Bình Dương đã tiến hành quy hoạch các Khu/cụm CN và đang triển khai xây dựng Khu Liên hợp CN-Dịch vụ-Đô thị với quy mơ diện tích gần 4.200ha, trong đó bao gồm các khu trung tâm dịch vụ và nhà ở đa dạng, cao cấp thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau trong đó có 6 KCN với CSHT hiện đại tầm cỡ quốc tế và khu

Vĩnh Phúc có hệ thống CSHT giao thông tương đối thuận tiện với trục đường bộ, đường sắt Hà Nội-Lào Cai đi Vân Nam Trung Quốc chạy qua, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng gần 30km, cảng Cái Lân khoảng 170km rất thuận tiện cho việc lưu chuyển hàng hóa đến các vùng miền khác nhau cả trong nước và quốc tế.

Bảng 4.3 Các KCN của Vĩnh Phúc được Chính phủ phê duyệt.

TT Tên KCN Diện tích (ha)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , tình huống bình dương và vĩnh phúc , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)