Mơ hình phân biệt tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh 3 , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

1.2.4.1 .Nguyên nhân bất khả kháng

1.2.6.2. Mơ hình phân biệt tuyến tính

Mơ hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):

Mơ hình này có tác dụng phân loại những người vay căn cứ vào mức độ rủi ro có liên quan đến chỉ tiêu (Xj) phản ánh đặc điểm tài chính và kinh doanh của họ. Mơ hình phân biệt tuyến tính được E.I. Altman xây dựng sử dụng cho các công ty sản xuất ở Mỹ. Hàm số phân biệt Altman có dạng như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,99X5 Trong đó:

X1 = Tài sản lưu động /Tổng tài sản có X2 = Lợi nhuận tích lũy/ Tổng tài sản có

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản có

X4 = Giá trị thị trường của vốn tự có / giá trị kế tốn của các khoản nợ

(Giá trị thị trường của vốn tự có = số lượng cổ phiếu x Giá trị trường mỗi cổ phiếu) X5 = Doanh thu / Tổng tài sản có

Trị số biến động Z do lường toàn bộ mức độ rủi ro của người vay. Giá trị Z càng lớn thì mức độ rủi ro dự tính của người vay càng nhỏ. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Theo mơ hình cho điểm Z của Altman thì: Z>3 : người vay khơng có khả năng vỡ nợ 1,8> Z >3 : Không xác định được

Z<1,8 : người vay có khả năng rủi ro cao

Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng ở Mỹ:

Các tiêu chí xác định chất lượng

tín dụng tiêu dùng Điểm số

1.Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

- Cơng nhân có kinh nghiệm 8

- Nhân viên văn phịng 7

- Cơng nhân bán thất nghiệp 2 2

2 Trạng thái nhà ở

- Nhà riêng 6

- Nhà thuê hay căn hộ 4

- Sống cùng bạn hay người thân 2

3 Xếp hạng tín dụng

- Tốt 10

- Trung bình 5

- Khơng có hồ sơ 2

- Tồi 0

4 Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn 1 năm 5

- Từ 1 năm trở xuống 2

5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn 1 năm 2

- Từ một năm trở xuống 1 6 Điện thoại cố định - Có 2 - Khơng có 0 7 Số người sống cùng (phụ thuộc) - Không 3 - Một 3 - Hai 4 - Ba 4 - Nhiều hơn ba 2

8 Các tài khoản tại ngân hàng

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc 4

- Chỉ tài khoản tiết kiệm 3

- Chỉ tài khoản phát hành Séc 2

- Khơng có 0

Khách hàng có điểm số cao nhất là 42 điểm thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu; trên cơ sở đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mơ hình điểm số như sau:

Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

29 - 30 điểm Cho vay đến 500 USD

31 - 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD

34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD

37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD

39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD

41 – 42 điểm Cho vay đến 8.000 USD

1.3. BASEL 2 - YÊU CẦU QUẢN LÝ RỦI RO VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1.3.1. Basel 2 và các yêu cầu quản lý rủi ro

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế.

Năm 1988, Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel 1), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Mục đích của Basel 1 nhằm: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế và thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

Thành tựu cơ bản của Basel 1 là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an tồn của ngân hàng. Theo đó, vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại:

- Vốn loại 1 (vốn cơ bản): Vốn loại 1 bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các

nguồn dự phịng được cơng bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay.

- Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): Vốn cấp 2 bao gồm tất cả các vốn khác như các

khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tư, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn khơng có bảo đảm khơng bao gồm trong định nghĩa về vốn này. Tổng vốn sẽ bằng tổng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

Theo quy định của Basel 1, các ngân hàng cần xác định được tỷ lệ vốn tối thiểu cần có để bù đắp cho rủi ro. Thời đó, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng, và vì vậy, mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng. Theo Basel 1, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó.

Tỷ lệ vốn tối thiểu = (Tổng vốn/tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro) > 8%

Theo biến đổi của thị trường, năm 1996, Hiệp ước Basel 1 được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường. Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định. Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa. Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mơ hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mơ hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng. Những mơ hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel.

Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel 1 với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel 1 đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp.

Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel 1, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel 2) đã chính thức được ban hành. Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel 2 đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để

trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp.

Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về

những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel 2 nhấn mạnh 4 nguyên tắc của cơng tác rà sốt giám sát:

+ Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

+ Các giám sát viên nên rà sốt và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình này.

+ Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

+ Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.

Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải cơng khai thơng tin một cách thích

đáng theo ngun tắc thị trường (Cột trụ 3). Với cột trụ này, Basel 2 đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

1.3.2. Định hướng xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam Việt Nam

- Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo đó, tồn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai…) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thơng tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ thương mại…). Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch (được hiểu theo nghĩa xem xét từng lần vay cụ thể), tùy theo mức độ phức tạp và/hoặc giới hạn tín dụng được xác định, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những doanh nghiệp có dư nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao). Cách thức này sẽ giúp đáp

ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Trên cơ sở sự phân tách trên, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay…). Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân… Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được tình trạng khơng kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch rịi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính cơng bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng…), các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi ngân hàng cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đó đề ra.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng

như trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì cơng việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo ngun tắc Basel chỉ có thể thành cơng khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chun mơn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm sốt thơng tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thơng tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mơ hình mới có thể thơng suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh 3 , luận văn thạc sĩ (Trang 28)