.Phòng giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh 3 , luận văn thạc sĩ (Trang 43)

Phịng giao dịch có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn theo đúng chế độ, thể lệ và quy định hiện hành của NHNN, NHNo&PTNTVN và theo chỉ đạo của Chi nhánh .

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 3 NGÂN HÀNG NHNo&PTNTVN:

2.4.1.Tình hình kinh tế xã hội TP.HCM đầu năm 2009

Các số liệu thống kê cho thấy những diễn biến chính của kinh tế Thành phố trong 2 tháng đầu năm như sau:

+ Sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tháng 1 giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng đến tháng 2 đã tăng trở lại với mức tăng khoảng 4,2% so với tháng 1 và tính chung 2 tháng ước tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2008 ( tốc độ tăng cùng kỳ năm ngoái là 16,3%). Trong khi sản xuất trong khu vực doanh nghiệp ngồi Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn cố gắng đạt mức tăng 6-8% thì sản xuất tại các doanh nghiệp Nhà nước giảm 10-15% so với cùng kỳ. Sản xuất nông lâm thủy sản nhìn chung vẫn ổn định.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2 tháng ước tăng 18,2% so cùng kỳ, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng chỉ còn 3,22% so với mức tăng cùng kỳ năm 2008 là 19,9%. Điều đó cho thấy thu nhập và sức mua của dân cư Thành phố tiếp tục giảm mạnh kể cả trong dịp tết nguyên đán.

+ Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 giảm 4,8% so với tháng 1 và tính chung 2 tháng ước giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2008. Trừ mặt hàng gạo, còn lại hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều đang gặp khó khăn về thị trường và giá cả xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu ước 2 tháng chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng ước giảm 0,8% (mức tăng cùng kỳ năm 2008 là 26,9%).

+ Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố 2 tháng ước đạt 15,6% dự toán, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó thu từ dầu thơ tăng 49,4%, thu nội địa giảm 4,9% và nhất là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 24% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng chi ngân sách địa phương (không kể chi tạm ứng) đạt 12,3% dự toán, tăng 27,3% so cùng kỳ năm 2008. Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm đáng kể cả về khối lượng và giá cả giao dịch. Ước đến giữa tháng 2 chỉ số VN-INDEX giảm 16% và tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết giảm 15,9% so với đầu năm.

Những diễn biến trên chứng tỏ kinh tế Thành phố tiếp tục chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế thế giới.

2.4.2. Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh

Sau một thời gian dài liên tục đạt được nhịp độ trưởng kinh tế với tốc độ cao, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bắt đầu từ cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế nước ta đã rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao ngồi mức dự báo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 9 tháng đầu năm 2008 so với thời điểm cuối năm 2007 đã lên tới mức trên 21% và trong năm 2009, có thể tỷ lệ lạm phát sẽ cịn duy trì ở mức trên một con số.

Nhìn nhận lại tình hình của nền kinh tế trong thời gian vừa qua chúng ta có thể thấy rằng, trong điều kiện lạm phát cao, các cơn “bão giá”, “bão lãi suất” diễn ra đã làm cho tình hình thị trường tài chính, tiền tệ trong nước bất ổn, gây những ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Viễn cảnh khủng hoảng tiền tệ, nguy cơ đổ vỡ đối với hệ thống ngân hàng khơng thể khơng lường tính trước, nếu như các cơ quan quản lý khơng có các chính sách kinh tế vĩ mơ đúng đắn và hữu hiệu, các NHTM khơng có các giải pháp chống đỡ phù hợp, hiệu quả. Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của các NHTM. Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, ln là bài tốn khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% - 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân

hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Do lạm phát cao, khơng ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh tốn trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thơng ngồi ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư khơng thanh tốn qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thơng ngồi ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh tốn tăng, thốt ly ngồi hoạt động.

Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính - tín dụng.

2.4.3. Các kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng 2.4.3.1. Huy động vốn Bảng 2.1. Huy động vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 30/09/2009 Vốn huy động 665 913 1.245 1.576 1.895

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Nguồn vốn huy động là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp khơng ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2006 đạt 913 tỷ đồng, tăng 37,29% so với năm 2005, năm 2007 tăng 36,36% so với 2006 và năm 2008 tăng 26,59% so với 2007. Đến 30/09/2009, vốn huy động tăng 20,24% so với năm 2008, trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào Chi nhánh ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn.

2.4.3.2. Sử dụng vốn Bảng 2.2. Sử dụng vốn Bảng 2.2. Sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 30/09/2009

Dư nợ cho vay 585 714 930 1.138 1.388

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Trong năm 2006 đạt 714 tỷ đồng, tăng 22,05% so với năm 2005, Năm 2007 so với 2006 tăng 30,25% và 2008 tăng 22,37% so với 2007. Đến 30/9/2009 tăng 21,97% so với năm 2008. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

2.4.3.3. Doanh thu – Chi phí Bảng 2.3. Doanh thu – Chi phí Bảng 2.3. Doanh thu – Chi phí

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 30/09/2009

Chênh lệch DT-CP 8,5 9,8 19,5 13,3 12,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ q hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của Chi nhánh. Chênh lệch doanh thu – chi phí có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2006 tăng 15% so với 2005, Năm 2007 tăng 98% so với 2006 và Năm 2008 giảm 31% so với 2007. Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, lợi nhuận luôn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, tuy nhiên dưới tác động của lạm phát và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, lợi nhuận của các NHTM 2008, 2009 có xu hướng sụt giảm.

Xác định thị trường và các thị

trường mục tiêu

NHU CẦU KHÁCH HÀNG

THẨM ĐỊNH THƯƠNG LƯỢNG PHÊ DUYỆT

 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

 Tìm hiểu triển vọng

 Tham khảo ý kiến bên ngồi

 Mục đích vay  HĐKD  Quản lý  Số liệu  Kỳ hạn  Thanh toán  Các điều khoản

 Bảo đảm tiền vay

 Các vấn đề khác  Cán bộ quản trị rủi ro  Giám đốc/Tổng giám đốc GIẢI NGÂN  Thủ tục hồ sơ hoàn tất  Chuyển tiền THỦ TỤC HỒ SƠ  Dự thảo hợp đồng  Xem xét hồ sơ

 Kiểm tra tài sản bảo đảm

 Miễn bỏ giấy tờ pháplý  Các vấn đề khác TỔN THẤT  Không trả nợ gốc  Không trả nợ lãi THANH TOÁN  Trả đủ gốc  Trả đủ lãi  Nhận biết sớm  Chính sách xử lý  Quản lý

 Dấu hiệu cảnh báo

 Cố gắng thu hồi nợ

 Biện pháp pháp lý

 Tái cơ cấu

QUẢN LÝ TD

 Số liệu

 Các điều khoản

 Bảo đảm tiền vay

 Thanh toán

 Đánh giá tín dụng

Trả nợ đúng hạn

Dấu hiệu bất thường

ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN

2.4.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý tín dụng tại Chi nhánh

Bộ máy quản lý tín dụng tại Chi nhánh 3 NHNo & PTNT VN bao gồm ba nhóm chính trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý tín dụng:

 Giám đốc chi nhánh

 Các phịng ban nghiệp vụ tín dụng

 Kiểm tra & giám sát tín dụng độc lập

Ba nhóm này chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình và các quy định về quản lý tín dụng trong ngân hàng.

2.4.6. Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh 3 NHNo&PTNTVN

2.4.6.1. Cơ cấu tín dụng theo tiền tệ Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo tiền tệ

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 30/09/2009 Chỉ tiêu Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) 1. Nội tệ 550 94,0 664 93,0 856 92,0 1.046 91,9 1.283 92,4

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh Phịng (Tổ) Tín dụng Phịng (Tổ) thẩm định Giám đốc Chi nhánh

550 664 856 1046 1283 35 50 74 92 105 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2005 2006 2007 2008 30/09/2009 Năm Tỷ đồng 1. Nội tệ 2. Ngoại tệ (USD quy ra VND) 2. Ngoại tệ (USD quy ra VND) 35 6,0 50 7,0 74 8,0 92 8,1 105 7,6 Tổng dư nợ 585 100 714 100,0 930 100,0 1.138 100,0 1.388 100,0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% , riêng năm 2007 tăng gần 30% so với năm 2006. Tình hình cơ cấu dư nợ theo tiền tệ có xu hướng tăng đều và ổn định. Tuy nhiên dư nợ bằng ngoại tệ vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ ( chiếm từ 6-8% trong tổng dư nợ). Đây cũng là hạn chế của Chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Đây cũng không phải là thế mạnh của Ngân hàng như các Ngân hàng ngoại thương hoặc Ngân hàng Xuất Nhập khẩu, có thể do lo ngại về rủi ro tỷ giá trong thời gian qua và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đồng ngoại tệ gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. Hơn nữa

302 444 630 782 933 283 261 281 330 420 - 9 19 26 35 - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1.000 2005 2006 2007 2008 30/09/2009 Năm Tỷ đồng Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn

trong năm 2008 lãi suất bằng đồng Việt Nam liên tục tăng (NHNN đã liên tục tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên cao nhất 14% vào tháng 7/2008, do đó các doanh nghiệp được vay bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu. Mặt khác, với tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ, cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp, nên Doanh nghiệp chỉ vay khi thực sự cần thiết. Đó cũng là tình hình chung trong thời gian qua.

2.4.6.2. Cơ cấu tín dụng theo thời gian Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 30/09/2009 Chỉ tiêu Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 302 51,6 444 62,2 630 67,7 782 68,7 933 67,2 Trung hạn 283 48,4 261 36,6 281 30,2 330 29,0 420 30,3 Dài hạn 0 0,0 9 1,3 19 2,0 26 2,3 35 2,5 Tổng dư nợ 585 100,0 714 100,0 930 100,0 1.138 100,0 1.388 100,0

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm liên tục tăng, mặc dù trong các năm cuối 2007 và 2008 nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và Khu vực. Năm 2006, dư nợ cho vay tăng 22% so với năm 2005 (+129 tỷ VND), năm 2007 tăng 30% so với 2006 (+216 tỷ VND), năm 2008 tăng 22% so với 2007 (+ 206 tỷ VND). Do việc tăng doanh số cho vay tăng trưởng, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng theo với mức tăng cao 2006 tăng 47% (+142 tỷ VND) so với 2005 và năm 2007 tăng 41% (+186 tỷ VND), đến năm 2008 mức tăng này giảm chậm lại còn 24% so với 2007 (+152 tỷ VND). Dư nợ cho vay trung dài hạn cũng tăng trưởng theo, nhưng mức tăng Trong các năm 2006 và 2007 vẫn còn chậm và ít, đến năm 2008 có cải thiện phần nào, nhưng tốc độ tăng cũng không khả quan lắm. Năm 2008 tăng 20% so với 2007.

Bên cạnh việc dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng trưởng chậm, nó còn chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng và có xu hướng giảm qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh 3 , luận văn thạc sĩ (Trang 43)