ĐỘNG NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN HĨC MƠN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.2.1 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn trong q trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn
2.2.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nữ theo ngành kinh tế
Bảng 2-6: Lao động nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế
ĐVT: người, % Tổng số chung Trong đó Nơng – lâm - ngư nghiệp CN - XDCB Dịch vụ Năm Tổng số LLLĐ ĐLV Nữ Tổng số nữ Tỷ trọng Tổng số nữ Tỷ trọng Tổng số nữ Tỷ trọng 2003 88.807 45.540 11.717 25,73 19.332 42,45 14.491 31,82 2004 91.616 47.237 11.658 24,68 20.066 42,48 15.513 32,84 2005 99.127 51526 10.805 20,97 23.249 45,12 17.472 33,91 2006 106.166 55599 10.113 18,19 27.032 48,62 18.453 33,19 2007 117.240 65162 11.045 16,95 34.783 53,38 19.334 29,67
Nguồn: Phòng thống kê, Phòng Kinh tế huyện
Số liệu bảng 2-6 cho thấy, lao động nữ có xu hướng giảm dần trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2003 chiếm 25,73% trong tổng số lao động nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế thì đến năm 2007, con số này chỉ cịn là 16,95%. Ngược lại, lao động nữ có xu hướng tăng nhanh trong lĩnh vữc CN – TTCN và
2007 là 53,38%. Điều này thể hiện đường lối phát triển kinh tế – xã hội mà Nghị quyết Huyện Đảng bộ nhiệm kỳ IX (2006 – 2010) đề ra đã đi đúng hướng và việc hướng lao động nữ tham gia ngày càng nhiều vào khu vực CN – TTCN và DV sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí, chun mơn kỹ thuật cho lao động nữ nói riêng và lực lượng lao động nói chung (vì họ phải tự tìm tịi, học hỏi nâng cao trình độ kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc).
Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, đồng thời cũng tạo nhiều việc làm cho lực lượng lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp đã góp phần giảm tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp hàng năm (năm 2003 là 11.717 người, năm 2007 là 11.045 người).
Ngành CN – XDCB trên địa bàn huyện đang từng bước phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú; sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống cũng góp phần khơng nhỏ vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Số lao động nữ đang làm việc trong ngành CN – XDCB có xu hướng tăng nhanh trong thời gian qua, do sự dịch chuyển của lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 2003 là 19.332 người, năm 2007 là 34.783 người). Như vậy, từ năm 2003 đến năm 2007 đã có thêm 15.451 chỗ làm việc mới cho lao động nữ (theo bảng 2-6). Đây là con số không nhỏ, thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.
Ngành thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển là điều kiện tốt nhất để khai thác nguồn tiềm năng lao động nữ của huyện, tạo thêm việc làm cho lao động nữ. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện thời gian qua còn khá khiêm tốn, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho đời sống và sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng
đời sống. Năm 2003, số lao động nữ làm việc trong ngành dịch vụ là 14.491 người thì năm 2007 là 19.334 người, tăng 4.843 người (theo bảng 2-6).
Như vậy, cơ cấu kinh tế huyện Hóc Mơn đang từng bước thay đổi, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nơng nghiệp. Theo đó, cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên; lao động nữ có xu hướng giảm dần trong khu vực nông nghiệp, tăng nhanh trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.
2.2.1.2 Giải quyết việc làm lao động nữ theo thành phần kinh tế
Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.
Bảng 2-7: Lao động nữ đang làm việc chia theo thành phần kinh teá
ĐVT: Người Năm Tổng số Nhà nước Tập thể Tư nhân Cá thể Có VĐT NN 2003 45.540 8.457 405 1.976 34.465 237 2004 47.237 8.668 435 2.083 35.801 250 2005 51.526 9.424 464 2.200 39.186 252 2006 55.599 9.991 473 2.274 42.572 289 2007 65.162 11.735 567 2.216 50.292 352
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện
2003 (tỷ lệ 75,68%) thì năm 2007 là 50.292 lao động (tỷ lệ 77,18%). Như vậy, từ năm 2003 đến năm 2007, khu vực kinh tế cá thể đã góp phần tạo thêm 15.827 chỗ làm việc mới cho lao động nữ. Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước chỉ góp phần giải quyết cho 3.278 trường hợp; tương ứng, khu vực kinh tế tập thể là 162 trường hợp, tư nhân là 240 trường hợp và 115 trường hợp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, tốc độ tạo việc làm mới của thành phần kinh tế cá thể cao hơn nhiều so với các thành phần khác, đóng vai trị rất quan trọng trong thu hút lao động, giải quyết việc làm. Các thành phần kinh tế khác tuy tham gia còn khá khiêm tốn nhưng trong tương lai cũng sẽ đóng góp khơng nhỏ cho cơng tác giải quyết việc làm của huyện, đặc biệt là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này thể hiện vai trị tác động tích cực của các chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.
2.2.1.3 Giải quyết việc làm thơng qua chương trình Quốc gia xúc tiến việc làm
Chương trình Quốc gia xúc tiến việc làm rất đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, từng vùng và đặc điểm của từng địa phương. Với đối tượng nghiên cứu là lao động nữ nên chỉ đề cập đến các chương trình xúc tiến việc làm có nội dung giải quyết việc làm cho lao động nữ như: giải