Về công tác giáo dục – đào tạo và dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện hóc môn (Trang 35 - 37)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn

2.1.5 Về công tác giáo dục – đào tạo và dạy nghề

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo đối với chất lượng nhân lực của huyện nên chính quyền địa phương đã chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo tập trung, rà soát đánh giá lại chất lượng đội ngũ nhân lực trong các doanh nghiệp, các lĩnh vực ngành, nghề, cán bộ, cơng chức, viên chức hiện có; phân tích chất lượng cán bộ, cơ cấu, nhu cầu đào tạo của các trường dạy nghề, của từng cấp, từng ngành, các xã - thị trấn; phân loại các loại hình đào tạo, các cấp đào tạo, nâng cao dân trí, xóa mù chữ. Đào tạo có đào tạo chính quy, khơng chính quy, đào tạo có bằng và đào tạo khơng có bằng với phương châm đào tạo là để biết, để hành động, để làm việc, để thích ứng với sự phát triển khơng ngừng của khoa học và đòi hỏi đổi mới về chiều sâu của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó bổ sung từng bước, hồn thiện quy hoạch nhân lực; gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng theo một quy trình khá chặt chẽ, khoa học. Đến nay, tồn huyện đã chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên: ngành mầm non đạt 100%, bậc tiểu học đạt 99%, bậc trung học cơ sở đạt 98%, là huyện đầu tiên của Thành phố được kiểm tra đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chống mù chữ. Chất lượng đào tạo các cấp học, bậc học ngày càng ổn định và phát triển.

Về dạy nghề và mạng lưới trường đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề:

12. Năm 2005, khi Trung tâm dạy nghề xây dựng xong, bắt đầu đưa vào hoạt động đã mở ra vừa dạy nghề, vừa giới thiệu việc làm. Bước đầu cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cịn thiếu, chỉ có một số ít máy vi tính và máy may cơng nghiệp nhưng cũng góp phần vào cơng tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Và hiện tại, sau gần 02 năm đi vào hoạt động, Trung tâm dạy nghề huyện đã góp phần vào cơng tác đào tạo – giáo dục và dạy nghề cho người dân với kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2-5: Kết quả giáo dục - đào tạo nghề

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số học sinh đào tạo 3.113 4.797 3.770

Số học sinh tốt nghiệp 2589 4095 3053

Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện

Về thực trạng cơ sở giáo dục:

Tồn huyện hiện có 58 trường cơng lập, trong đó có 5 trường trung học phổ thông, 12 trường trung học cơ sở, 25 trường tiểu học, 16 trường mầm non cơng lập. Nhìn chung mạng lưới trường phổ thơng phát triển khá đều trên địa bàn huyện (xem thêm ở phụ lục 13). Tuy nhiên, hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện hiện vẫn đang trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng nhưng tiến độ xây dựng trường thì rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, thay đổi ở khâu thiết kế và một phần cũng do năng lực còn hạn chế của cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện hóc môn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)