Huyện xác định xuất khẩu lao động nhằm mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nói chung, việc làm cho lao động nữ nói riêng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nhà. Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xuất khẩu lao động ở huyện, cần có giải pháp đồng bộ giữa Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đơn vị được phép xuất khẩu lao động.
HU – HĐND - UBND huyện cần có chính sách:
Hỗ trợ một phần kinh phí để người lao động được đào tạo nghề, nâng cao trình độ học vấn.
Tạo điều kiện cho người lao động trực tiếp vay vốn tại các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội, cụ thể hóa các chính sách, thủ tục, địa điểm vay vốn, mức vay… thông báo rộng rãi đến người lao động.
Khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động nữ thực hiện nghiêm túc hợp đồng khi về nước được ưu tiên mở rộng phát triển ngành nghề hoặc được tuyển dụng vào các doanh nghiệp phù hợp với khả năng nghề nghiệp của bản thân.
Về phía Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện – đơn vị chịu trách nhiệm chính về cơng tác xuất khẩu lao động của huyện cần:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách về xuất khẩu lao động; tạo nguồn và giới thiệu người đảm bảo chất lượng để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động trực tiếp tuyển lao động tại địa phương, xác định trách nhiệm của gia đình, người lao động để đảm bảo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động với nước ngồi, tránh tình trạng bỏ trốn.
Khuyến khích sự tham gia và phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Huyện đồn, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức kinh tế xã hội khác về công tác tạo nguồn, định hướng cho lao động đi xuất khẩu lao động và lựa chọn các ngành nghề phù hợp với lực lượng lao động nữ.
Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động, của đội ngũ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng xuất khẩu lao động và đội ngũ giáo viên ở các trường dạy nghề; phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện chịu trách nhiệm đào tạo người đi lao động về mọi mặt như đào tạo nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, trang bị kiến thức về phong tục tập quán của nơi đến làm việc.
Tham mưu UBND huyện xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo lao động dành cho xuất khẩu lao động.
Về phía lao động nữ đi xuất khẩu lao động:
Trước khi đi làm việc, lao động nữ cần phải được đào tạo về ngoại ngữ để có thể tự trao đổi về công việc, cần được đào tạo về tay nghề để nắm bắt nhanh thao tác, kỹ thuật, công nghệ.
Lao động nữ cần nâng cao nhận thức về tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật để giao tiếp và ứng xử có văn hóa.
Bản thân người lao động nữ phải có ý thức nghiêm túc học hỏi, cầu tiến để nâng cao hiểu biết về ngoại ngữ, về phong tục tập quán, về cách sinh hoạt và tay nghề để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu của một người lao động đi xuất khẩu lao động.
Đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng lao động đã ký.
3.3 ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
Và để những giải pháp có thể phát huy được hiệu quả trong thời gian tới, tôi đưa ra một vài kiến nghị như sau:
3.3.1 Đối với Trung ương
Chính phủ và các Bộ ngành cần phối hợp với các cơ quan có liên quan và các tổ chức xã hội nghề nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết về tư vấn và đào tạo nhân lực, các cơ hội nghề nghiệp qua các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng để các địa phương, người lao động kịp thời nắm bắt, tham gia; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các văn bản chỉ đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động.
3.3.2 Đối với Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngồi phần hỗ trợ chung về chính sách nhân lực chất lượng cao cần có khoản ưu tiên đầu tư cho nhân lực các huyện ngoại thành có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đặc biệt là các khoản đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, trang thiết bị, đào tạo nhân lực, các hoạt động trợ giúp đào tạo, khuyến khích đào tạo lại nhằm cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh phí trợ giúp này lấy từ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
3.3.3 Đối với huyện Hóc Mơn
Huyện ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân – Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Hóc Mơn cần phối hợp tốt, kịp thời đề xuất với các cơ
quan cấp trên hỗ trợ thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động, cụ thể hỗ trợ về vốn, các chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học...
Các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Huyện đồn, Hội Nơng dân, Liên đồn lao động: tích cực đẩy mạnh cơng tác tun truyền về quyền lợi của
người lao động, của lao động nữ trong lực lượng lao động nói chung và trong các nhà máy, xí nghiệp, cơng ty nói riêng để người sử dụng lao động cũng như người lao động hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ trong thực thi pháp luật; phát huy hiệu quả của các nguồn vốn được hỗ trợ để giúp người dân cải thiện cuộc sống, tìm kiếm việc làm.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện bên cạnh việc tích cực
phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp, cần tăng cường sự hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là trong công tác xuất khẩu lao động (một hướng đi mới góp phần giải quyết việc làm cho người lao động).
Trung tâm dạy nghề huyện cần hiện đại hóa các trang thiết bị dạy nghề,
miễn, giảm học phí cho người học, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên, giúp họ an tâm đầu tư vào việc giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn để tạo ra được nhiều cơng nhân lành nghề hơn.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Tóm lại, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của huyện Hóc Mơn trong q trình phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Do đó, luận văn xin đưa ra bốn nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
- Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động nữ trong quá trình làm việc và tự tạo việc làm.
- Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo và dạy nghề. - Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế – xã hội.
PHẦN KẾT LUẬN
Bác Hồ từng nói “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa.” Nhận thức sâu sắc về tiềm năng và vai trị của phụ nữ nói chung, người lao động nữ nói riêng, Đảng và Nhà nước ta ln xem tạo việc làm, giải phóng và phát triển tồn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu có tác động trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Và đối với huyện Hóc Mơn, với đặc điểm là một huyện ngoại thành của thành phố năng động nhất nước – Thành phố Hồ Chí Minh; bên cạnh đó là q trình đơ thị hóa đang diễn ra rất nhanh, nên cấp ủy Đảng và chính quyền ln quan tâm và xem trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy nhiên, qua phân tích tình hình thực tế, cơng tác giải quyết việc làm trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nên luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ, tạo điều kiện cho lao động nữ có những đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Hóc Mơn. Các giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống vì chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Nếu được triển khai thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả của cơng tác giải quyết việc làm; từ đó, khơng chỉ có ý nghĩa quyết định sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế mà còn thể hiện năng lực tổ chức quản lý của bộ máy quản lý nhà nước và bản chất chính trị của nhà nước ta.
Trong q trình làm luận văn, bản thân đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của q thầy cơ, các đồng chí lãnh đạo, chun viên các phòng, ban huyện và đặc biệt là những ý kiến chỉ dẫn của giáo viên trực tiếp hướng dẫn khoa học. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng có hạn, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, bản thân rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ huyện Hóc Mơn (2006), Báo cáo tổng kết 05
năm thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ (2001 – 2005).
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Sổ tay pháp luật lao động, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hịa XHCN Việt Nam (2002), Bộ luật Lao động
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Niên giám thống kê năm
2003, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Niên giám thống kê năm
2004, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Niên giám thống kê năm
2005, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Niên giám thống kê năm
2006, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Dân số Thành phố Hồ Chí
Minh qua hai cuộc tổng điều tra 1999 – 2004, Tài liệu tuyên truyền.
9. C.Mac – Ph.Anghen, V.I.Lenin, I.V.Xtalin (1977), Về phân công lao động
xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
10. Các tài liệu của các Phịng, Ban, ngành huyện Hóc Mơn.
11. TS. Trần Kim Dung (2000), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
16. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, Nhà xuất bản
17. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII, Nhà xuất bản
18. Đảng bộ huyện Hóc Mơn (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Hóc Mơn lần thứ VIII.
19. Đảng bộ huyện Hóc Mơn (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Hóc Mơn lần thứ IX.
20. Đảng bộ huyện Hóc Mơn (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Hóc Mơn (1975 – 2005), Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. ThS. Dương Anh Hồng (2007), “Về khái niệm Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Phát triển nhân lực (3), tr. 37 – 40.
22. Hội LHPN huyện Hóc Mơn (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ lần
thứ X – nhiệm kỳ.
23. TS. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Liên đồn lao động Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tài liệu Hỏi – Đáp
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động, Xí nghiệp in
Người Lao động.
25. ThS. Hà Minh (2007), “Giáo dục – Đào tạo với phát triển nhân lực, đáp ứng yêu cầu mới và hội nhập quốc tế của đất nước”, Tạp chí Phát triển nhân lực (1), tr. 50 – 52.
26. TS. Phạm Công Nhất (2007), “Mấy suy nghĩ về vấn đề trọng dụng nhân tài ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực (3), tr. 53 – 57.
27. GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
28. TS. Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ
CNH, HĐH, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
29. ThS. Vũ Thế Truyền (2007), “Những bất cập trong hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực (1), tr. 40 – 42. 30. Tổng Liên đoàn liên động Việt Nam (1998), Quyền lợi và nghĩa vụ của
lao động nữ, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
31. ThS. Vũ Thị Mai Oanh (2007), “Hiện đại hóa giáo dục – Phát triển nguồn nhân lực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới”, Tạp chí Phát triển nhân lực (1), tr. 46 – 49.
32. Ph.Anghen (1971), Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội.
33. GS. Nguyễn Duy Quý (2007), “Đội ngũ khoa học và cơng nghệ–thực trạng, chính sách và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển nhân lực (3), tr. 24–33. 34. TS. Trần Minh Yến (2007), “Việc làm – thực trạng và những vấn đề bất
cập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (344), tr.15 – 28.
35. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn (2003), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn năm 2003.
36. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn (2004), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn năm 2004.
37. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn (2005), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn năm 2005.
38. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn (2006), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn năm 2006.
39. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn (2007), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn năm 2007.
40. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Mơn 5 năm (2006 – 2010).
41. Các bài viết đăng trên các trang tin điện tử:
- Báo VnExpress: http://www.vnexpress.net
- Báo Người lao động: http://www.nld.com.vn
- Báo Tuổi trẻ: http://www.tuoitre.com.vn
- Tổng Cục thống kê: http://www.gso.gov.vn