Tình hình cho vay của các ngân hàng thương mại và ảnh hưởng của biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiệp vụ hoán đổ lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 57)

2.3. Nhu cầu của các chủ thể trong việc sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất

2.3.2. Tình hình cho vay của các ngân hàng thương mại và ảnh hưởng của biến

biến động lãi suất

Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008 đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy mơ và trình độ cơng nghệ, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế và là cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả. Kênh tín dụng ngân hàng vẫn là kênh vốn chủ đạo của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này duy trì ở tốc độ cao bình qn 31,3%, trong đó 02 năm 2004 và 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng đột biến, tương ứng là 41,5% và 54,2%.

Biểu đồ 2.5: Đồ thị thể hiện dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng từ 2004 – 2008

Biểu đồ 2.6: Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tồn ngành ngân hàng so với năm trước

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của NHNN

Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập bình qn tồn ngành ngân hàng đạt 80%. Xét cơ cấu tín dụng phân theo loại tiền, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chủ yếu là đồng đôla Mỹ USD, kế đến là đồng tiền chung Châu Âu EUR. Ngoài ra, xét cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn thì tùy từng ngân hàng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn dao động từ 35 – 60% trong tổng dư nợ.

Tại Việt Nam, các khoản vay trung dài hạn thường áp dụng lãi suất thả nổi. Vậy với khoảng thời gian dài, lãi suất biến động rất phức tạp không lường trước được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí tài chính, hiệu quả của những dự án mà doanh nghiệp đã lập phương án từ ban đầu. Đặc biệt, lãi suất đồng đôla Mỹ thường lấy cơ sở là SIBOR hoặc LIBOR và thường biến động theo lãi suất cơ bản của Mỹ do Fed cơng bố.

Phân tích diễn biến lãi suất cơ bản của Mỹ trong khoảng 20 năm từ năm 1989- 1990 đến nay, có thể phân chia lãi suất USD thành 5 chu kỳ cơ bản: (1989-1994), (1994-2000), (2000-2004), (2004-2007), và chu kỳ hiện tại từ tháng 09/2007 đến

nay. Nếu như lãi suất biến động rất rộng và rất mạnh trong chu kỳ 1989-1994 với mức lãi suất USD cơ bản cao nhất đạt 9,75% và thấp nhất đạt 3,0% thì sang đến 1994-2000 diễn biến lãi suất có phần nào phẳng lặng hơn một chút khi lãi suất cơ bản nằm trong biên độ trên 3,0% đến 6,0%. Sang đến những năm đầu của thế kỷ 21, cuộc suy thoái kinh tế những năm 2000-2002 khiến Fed liên tục cắt giảm lãi suất mạnh tay từ 6,5% xuống mức thấp kỷ lục chưa từng có 1% trong năm 2003. Sự phục hồi kinh tế Mỹ sau đó mới khiến Fed lại liên tục tăng lãi suất từ mức thấp kỷ lục 1% lên 5,25% trong năm 2006. Mức 5,25% được duy trì một thời gian trước khi cuộc khủng hoảng tín dụng nổ ra buộc Fed lại liên tiếp cắt giảm lãi suất (tất cả 10 lần) từ tháng 09/2007 xuống mức 0-0,25% như hiện nay.

Biểu đồ 2.7: Diễn biến lãi suất cơ bản Mỹ thời gian qua

Đối với lãi suất đồng tiền chung Châu Âu, lãi suất cho vay thường lấy cơ sở là Euribor. Và lãi suất của đồng tiền chung Châu Âu này cũng biến động phức tạp không kém lãi suất đôla Mỹ, thể hiện qua đồ thị dưới đây:

Monthly QEUR6MFSR=, QECBMRO=ECBF, QEUR3MFSR= 31/05/1999 - 31/12/2009 (UTC)

Line, QEUR6MFSR=, Last Quote(Last), Right 1 30/11/2009, 1.00125

Line, QECBMRO=ECBF, Last Quote(Last) 31/10/2009, 1.00000

Line, QEUR3MFSR=, Last Quote(Last), Right 1 30/11/2009, 0.68313 Price .12345 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 2.7 3 3.3 3.6 3.9 4.2 4.5 4.8 5.1 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1990 2000 Nguồn: Reuters

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiệp vụ hoán đổ lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)