.Phát triển nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP việt á tỉnh an giang (Trang 71 - 74)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Như đã phân tích trong chương trước thì vốn huy động bao gồm vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư. Đến năm 2008 thì vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Á tỉnh An Giang đạt được là 87 tỷ đồng tăng 118% so với năm 2007. Vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng Việt Á tỉnh An Giang cần xem xét ưu tiên phát triển nguồn vốn này.

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư:

- Tăng lãi suất huy động: Đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh nhất trong các phương án tăng vốn huy động và được các ngân hàng thương mại

cổ phần áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên do nhu cầu cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại; khi có một ngân hàng tăng vốn thì các ngân hàng khác sẽ tăng theo làm tăng lãi suất huy động. Việc tăng lãi suất huy động không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng mà nó cịn gâyảnh hưởngkhơng tốt đến nền kinh tế. Khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay cũng phải tăng từ đó làm tăng chi phí đầu vào của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác trong nền kinh tế làm tăng giá cả của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tăng lãi suất là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất nhưng chúng ta phải xem xét thật kỹ và có chính sách phù hợp để kiểm soát được các hệ quả xấu.

- Hoạt động Marketing cũng sẽ có tác động tích cực trong tăng trưởng huy động. Marketing tốt sẽ giúp cho thương hiệu của VietABank An Giang đến với xã hội nhiều hơn ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân biết đến ngân hàng từ đó sẽ tăng được vốn huy động.

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cho ra đời các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu của khách hàng để thu hút khách hàng. Phục vụ khách hàng tốt để làm hài lòng khách hàng khi khách hàng giao dịch.

Tóm lại tăng trưởng vốn huy động là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng (đặc biệt là vốn huy động từ Tổ chức kinh tế và dân cư).

3.2.1.2.Tăng cường hoạt động tín dụng:

Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính do đó hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tài chính. Để đa dạng sản phẩm, phân tán rủi ro thì bên cạnh hoạt động tín dụng có thể sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác nhưng vẫn phải ưu tiên phát triển tín dụng và dịch vụ tài chính trong hoạt động. Qua các phân tích trên ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày

càng giảm so với hoạt động kinh doanh khác. Mặc dù dư nợ tín dụng của ngân hàng ngày càng giảm so với hoạt động kinh doanh khác. Mặc dù dư nợ tín dụng của ngân hàng vẫn tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản có ngày càng giảm so với các hoạt động kinh doanh khác. Để đạt được hiệu quả trong tín dụng: tăng trưởng dư nợ đồng thời tăng chất lượng tín dụng thì ngân hàng cần:

Đa dạng hóa sản phẩm, tín dụng, ra đời các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Kịp thời có các sản phẩm phù hợp với thời đại.

Quy trình tín dụng tin gọn và trong sạch đảm bảo tín dụng độc lập từ khâu nhận hồ sơ xin vay đến khâu thẩm định, xét duyệt cho vay. Để đảm bảo phục vụ nhanh chóng khách hàng có nhu cầu vay vốn đồng thời đảm bảo an tồn trong xét duyệt cho vaykhơng tồn tại tiêu cực trong cho vay.

Bên cạnh tài sản đảm bảo thì khi cho vay cần xem xét hiệu quả kinh doanh của vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng để đánh giá xếp loại khách hàng đúng từ đó có chính sách phù hợp cho khách hàng giải ngân và đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay và lãi vay.

Khi đã cho vay thì cần phải kiểm sốt được khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng (đây là điều kiện hàng đầu trong tín dụng) nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng theo đúng nhận định ban đầu của ngân hàng.

Cuối cùng là việc đôn đốc thời gian trả lãi và nợ gốc. Điều này là yêu cầu của mỗi cán bộ tín dụng phụ trách hồ sơ vay.

Trên đây là những việc cần làm cụ thể của ngân hàng để có thể tăng trưởng dư nợ đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng của mình.

Tóm lại, với những giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng phát triển tín dụng theo hướng an toàn trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, những giải pháp này vẫn chưa đủ để hoàn thành các chỉ tiêu theo mục tiêu đặt ra mà cần có những giải pháp về năng lực hoạt động kinh doanh hỗ trợ sẽ được trình bàyở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP việt á tỉnh an giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)