5.1 Kết luận
- Tp.HCM cần có cơ chế đặc thù để cải tạo, quy hoạch lại đô thị. Những yếu
kém trong quản lý quy hoạch đô thị làm cho Thành phố phải đối mặt với rất nhiều vần đề nan giải của đơ thị, trong đó có hạ tầng kỹ thuật. Thành phố cần xây dựng lộ trình rõ ràng để thực hiện cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật sao cho đồng bộ với việc quy hoạch, bố trí lại các phân khu chức năng của Thành phố trong tương lai. Việc thực hiện ngầm hóa cần có một kế hoạch hồn chỉnh bao gồm: lộ trình thực hiện; quy hoạch chi tiết không gian ngầm; kế hoạch tài chính để thực hiện mục tiêu; quy chế phối hợp liên ngành; cơ chế điều phối để đảm bảo thực hiện mục tiêu..
- Tồn tại tình trạng độc quyền (tự nhiên, thị trường) trong ngành viễn thông.
Nhà nước cần kiểm sốt tình trạng độc quyền này thơng qua các công cụ hữu hiệu như quy chuẩn kỹ thuật, minh bạch thông tin, giám sát cạnh tranh và kiểm soát giá thay cho các mệnh lệnh hành chính đơn thuần.
- Bản thân chính sách của Nhà nước chưa khuyến khích các doanh nghiệp có
động cơ dùng chung hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch hạ tầng đô thị chưa đi vào nề nếp, chưa có hành lang pháp lý đủ mạnh, khả thi để thực hiện quản lý đô thị. Trách nhiệm quản lý đô thị giữa các cấp, các ngành chưa rõ ràng, chồng chéo làm cho thủ tục hành chính nặng nề, kém hiệu quả, trách nhiệm giải trình kém. Chính sách quản lý đầu tư mà đặt biệt là đầu tư công và đầu tư của các tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa thật sự hiệu quả, còn quá nhiều lỗ hổng.
5.2 Khuyến nghị
Nhà nước cần có vai trị quyết định trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua việc điều chỉnh phương thức tác động bằng các cơng cụ chính sách:
Quy hoạch và quản lý quy hoạch. Trong quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, phải có qui định bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, không cho phép các doanh nghiệp tự xây dựng hạ tầng riêng lẽ làm phá vỡ quy hoạch, gây mất mỹ quan đô thị.
Đấu thầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Thông qua cơ chế đấu thầu đầu tư,
Nhà nước có thêm kênh huy động vốn để đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật. Hạ tầng kỹ thuật đô thị cần được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch, tránh xé lẽ giao cho các ngành, địa phương quản lý thực hiện.
Đấu thầu quản lý hạ tầng kỹ thuật. Đây là công việc chuyên mơn, cần
có những đơn vị chuyên môn thực hiện để đạt hiệu suất cao. Không nên giao cho các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện, bởi vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”.
Cơ chế thu phí và cấp bù. Khơng gian đơ thị là hữu hạn và ngoại tác
của các cơng trình hạ tầng kỹ thuật tác động lên cảnh quan, môi trường đô thị là hai chiều, do đó cần thực hiện thu phí đối với các cơng trình hạ tầng nổi(treo) và cấp bù hoặc hỗ trợ tài chính để thực hiện các dự án ngầm hạ tầng kỹ thuật. Ngồi ra việc thu phí cịn có tác động tích cực đến ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị của doanh nghiệp. Cơ chế cấp bù hoặc hỗ trợ tài chính góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.
Nhà nước cần kiểm soát giá trần cho thuê hạ tầng kỹ thuật vì chúng
mang tính độc quyền tự nhiên. Kiểm sốt giá để đảm bảo hài hịa lợi ích các bên và hạn chế hành vi kinh doanh kém lành mạnh dựa vào vị thế độc quyền.
Giám sát cạnh tranh. Các doanh nghiệp nắm giữ hạ tầng mạng thiết
yếu cần được giám sát chặt chẽ để hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cơ chế minh bạch thông tin và thẩm quyền can thiệp của Nhà nước cần qui định rõ để các bên có căn cứ thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Sách trắng về CNTT-TT Việt Nam
2009, NXB Thông tin và truyền thông.
2. Bộ Xây dựng (2010), Qui chu n QCVN 07: 2010/BXD.
3. Belli P.( 2002), Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, NXB Văn hóa – thơng tin
4. Chí Bằng và Đăng Hưng (2009), Ngầm hóa mạng cáp nội đơ ở Tp.HCM: khó
mấy cũng phải làm sớm và hiệu quả, truy nhập ngày 15/3/2010 từ
http://xahoithongtin.com.vn/Print.aspx?News_ID=20091202042958689
5. Trọng Cầm (2010), Viettel kêu cứu chính phủ về giá thuê cột điện, Vietnamnet, truy nhập ngày 15/3/2010 từ
http://vietnamnet.vn/cntt/201001/Viettel-keu-cuu-Chinh-phu-ve-gia-thue-cot-dien- 889809/
6. Nguyễn Đình Hương ( 2003), Giáo trình quản lý đơ thị, NXB Thống kê
7. Quang Khải (2009), Ngầm hóa lưới điện và mạng thơng tin: Mạnh ai nấy
đua,Tuổi Trẻ, truy nhập ngày 15/3/2010 từ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=347979&ChannelID=3
8. ManKiw G.N ( 2003), Nguyên lý kinh tế học, NXB Thống kê.
9. Quốc hội Việt Nam: luật Viễn thông 2010; luật Quy hoạch đô thị 2010
10. Sharpe H. (2006), Chiến lược phát triển đô thị: đối mặt với những thách thức
về đơ thị hóa nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, World
Bank Press
11. Ngô Lực Tải (2008), Tìm lời giải chung cho giao thơng ở Hà Nội và TP.
HCM, truy cập ngày 10/3/2010 từ
http://www1.mt.gov.vn/ykienatgt/print.asp?ArticleId=2576.
12. Nguyễn Thị Thiềng (2006), ô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ, NXB Thế
Giới
13. UBND Tp.HCM (2009), Báo cáo tình hình KT-XH 2009 và kế hoạch phát
triển KT-XH 2010.
14. WorldBank (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, Worldbank Vietnam.
Tiếng Anh:
15. Gerring J. (2007), Case Study Research – Principles and Practices, Cambridge university press.
16. Gibbons R. (1992), Game Theory for Applied Economists, Princeton
University Press.
17. ITU (2009), Information society statistical profiles 2009-Asia and Pacific. 18. Pindyck R.S. and Daniel L. Rubinfeld (2000), Microeconomics – Fifth
edition, Prentice Hall Inc.
19. WorldBank (2006), Vietnam’s infrastructure challenge, Worldbank