2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của HDB
2.2.4.2 Về đối thủ cạnh tranh
Các NHTM đều có chiến lược phát triển thành các NHTM đa năng, mỗi một ngân hàng đều có những điểm mạnh của riêng mình về sức cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực khác nhau: Ngân Hàng Ngoại Thương dẫn đầu về thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ và nguồn vốn ngoại tệ rất dồi dào, Ngân Hàng Cơng Thương có quan hệ mật thiết với các khách hàng công nghiệp, thương mại...
Các NHTMNN là nhóm các ngân hàng chiếm thị phần huy động vốn và cho vay nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng. Các NHTM này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các loại hình ngân hàng khác vì chưa phải tuân thủ ngay các quy định về an toàn vốn, được Chính Phủ đảm bảo hồn tồn về khả năng thanh tốn, có mạng lưới rộng khắp. Tuy nhiên do năng lực về quản trị điều hành, chất lượng tài sản, hiệu quả
kinh doanh yếu kém nên có thể gây ảnh hưởng lớn đến an toàn hệ thống ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO.
Bảng 2.9. Thị phần huy động vốn và dư nợ tín dụng của các NHTM 2000 – 2006
ĐVT: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 Ngân hàng TMNN 77,00 80,10 79,30 78,10 75,20 74,24 67,80 76,70 79,00 79,90 78,60 76,90 74,15 68,00 Ngân hàng TMCP 11,30 9,20 10,10 11,20 13,20 16,72 21,20 9,20 9,30 9,50 10,80 11,60 14,76 20,00 Chi nhánh NHNNg và Liên Doanh 10,30 10,00 9,40 9,30 9,70 7,93 9,70 12,30 10,50 8,80 8,90 9,60 9,48 10,20 Các trung gian tài chính khác 1,40 0,70 1,20 1,40 1,90 1,11 1,30 1,80 1,20 1,80 1,70 1,90 1,61 1,80 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Loại hình ngân hàng Thị phần huy động vốn Thị phần dư nợ tín dụng
( Nguồn: Báo Cáo Thường Niên NHNN, Tạp Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ )
Trong khi đó các NHTMCP hiện đang hoạt động rất hiệu quả và năng động trong việc phát triển các sản phẩm mới, có khả năng thích ứng nhanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường. Quy mô vốn đang được tăng lên đáng kể, mức tối thiểu năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và năm 2010 là 3.000 tỷ đồng, tăng cường mở rộng quy mô mạng lưới giao dịch để chiếm lĩnh thị trường và khách hàng trước khi các ngân hàng nước ngoài nhảy vào. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng TMCP có năng lực tài chính khá tốt so với quy mơ hoạt động của chính mình. Hệ số an tồn vốn đủ chuẩn theo thơng lệ quốc tế (từ 8% trở lên). Các NHTMCP lớn như Sacombank, ACB có sự tham gia góp vốn của các ngân hàng nước ngoài. Thị phần huy động vốn và tín dụng của nhóm ngân hàng TMCP đã tăng dần qua các năm, đặc biệt là trên địa bàn TPHCM trong năm 2006 các NHTMCP đã phát triển vượt bậc chiếm gần một nửa thị phần về cả lĩnh vực huy động vốn và cho vay tín dụng.
Bảng 2.10. Thị phần huy động vốn và Dư nợ tín dụng của các NHTM tại TPHCM ĐVT: Tỷ đồng Số tiền Thị phần% Số tiền Thị phần% Số tiền Thị phần% Số tiền Thị phần% Số tiền Thị phần% Số tiền Thị phần% Ngân hàng TMNN 70.927 47,25 87.362 46,25 112.947 43,75 61,599 45.13 73,731 41.95 77,560 36,45 Ngân hàng TMCP 48.113 32,05 67.157 35,56 99.013 38,35 41,020 30,06 58,578 33,33 82,978 39,00 Chi nhánh NHNNg và Liên Doanh 31.084 20,70 34.356 18,19 46.215 17,90 33,859 24.81 43,450 24,72 52,248 24,55 Tổng 150.124 100 188.875 100 258.175 100 136,478 100 175,759 100 212,786 100 Loại hình ngân hàng 2004 2005 Ước 2006
Doanh số huy động vốn và thị phần huy động vốn
2004 2005 Ước 2006 Dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng
( Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM, Tạp Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ )
Đối với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam thì bắt đầu có sự tăng trưởng khá về vốn huy động và dư nợ tín dụng khi Ngân Hàng Nhà Nước có những dỡ bỏ giới hạn về huy động vốn VNĐ đối với nhóm này. Đặc biệt là chất lượng tín dụng của các ngân hàng đều tốt, nợ xấu của nhóm này rất thấp trung bình khoản 0,16%. Thế mạnh của nhóm ngân hàng này là chất lượng dịch vụ cao, uy tín tồn cầu, cơng nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội so với các NHTM Việt Nam, chi phí hoạt động của họ thấp, hiện nay thị phần của nhóm này ngày càng lớn. Nhóm này hiện đóng vai trị cầu nối thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh của các NHTM trong nước, nhưng đồng thời cũng là kênh dẫn công nghệ ngân hàng hiện đại, những kiến thức quản trị tốt nhất và nguồn tài chính khơng nhỏ để bổ sung cho thị trường tài chính Việt Nam.
Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đưa đến cạnh tranh mạnh mẽ hơn, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà với cả ngân hàng nước ngoài. Các NHTM nước ngoài theo đuổi chiến lược cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra dịch vụ mới thay vì cạnh tranh bằng giá với các ngân hàng Việt Nam.