3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VIỆT
3.1.2.3 Nhận thức và trình độ của nhà đầu tư trong nước
Nếu như từ năm 2005 trở về trước, các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tổ chức hoặc những sinh viên, công chức đương nhiệm, cán bộ và nhà kinh doanh có kiến thức, thơng tin về thị trường chứng khốn…, thì trong thời gian nửa cuối năm 2006 trở lại đây, cơ cấu các nhà đầu tư tư nhân có sự thay đổi, mở rộng đáng kể. Đội ngũ các nhà đầu tư chứng
khoán bao gồm cả những người buôn bán nhỏ, công chức về hưu, giáo viên, bộ đội, thậm chí cả nơng dân, trong đó có nhiều người chưa hề đọc hết một tài liệu lý
thuyết, một bản tin chứng khoán, hoặc tham gia một lớp bồi dưỡng kiến thức thị trường chứng khoán ngắn hạn nào…
Hiện tượng gia tăng các nhà đầu tư tư nhân không chuyên hoặc thiếu chuyên nghiệp như đã nêu trên là bình thường và tất yếu, để dần hình thành một đội ngũ đơng đảo hơn các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sự gia tăng đó xuất phát từ chỗ: thị
trường chứng khốn của Việt Nam mới chính thức được thành lập và hoạt động
trong vài năm gần đây. Thị trường chứng khốn đang cịn là mới mẻ khơng chỉ với các nhà đầu tư, mà còn cả với bản thân các nhà quản lý, cũng như các nhà tổ chức loại hình thị trường này. Thêm vào đó, sự phát triển của thị trường chứng khốn vừa
địi hỏi, vừa cho phép các nhà đầu tư tư nhân không chuyên tham gia rộng rãi và
thuận lợi vào hoạt động kinh doanh chứng khốn, khơng phân biệt họ là ai, có vốn
nhiều hay ít. Mức độ tham gia rộng rãi của cơng chúng đầu tư chính là một trong những thước đo sự thành công trong phát triển thị trường chứng khoán của một
nước. Sự nới lỏng việc tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã, đang và sẽ càng kích thích các nhà đầu tư tư nhân không chuyên nghiệp thêm động lực và chỗ dựa để nhập “cuộc chơi” này, bởi họ có thể đầu tư kiểu “ăn theo”, bắt chước, hoặc thơng qua cơng ty tín thác do các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài quản lý.
Khi tỷ lệ các nhà đầu tư tư nhân thiếu chuyên nghiệp đạt tới mức độ nào đó trong tổng giao dịch trên thị trường chứng khốn sẽ có khả năng tạo ra những tiềm
ẩn bất ổn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ trong hoạt động của thị trường chứng khoán. Bởi
lẽ, những phán đoán và phản ứng của họ thường nặng về cảm tính và tâm lý đám đông, dựa trên các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, thậm chí mang đậm tính đầu cơ.
Chỉ cần một tin đồn kiểu rỉ tai, hoặc trước một hoạt động mua – bán chứng khoán của một “đại gia” nào đó mà họ ngầm theo dõi để bắt chước, cũng khiến các phản
ứng mua - bán chứng khoán của họ trở nên gia tăng đột biến, một thị trường mà có
nhiều nhà đầu tư không chuyên rất dễ bị các nhà đầu tư chuyên nghiệp thao túng, từ
đó làm hỗn loạn các hoạt động trên thị trường chứng khốn và có thể làm lây lan
sang các thị trường và hoạt động kinh tế - xã hội khác. Đến lúc đó, rủi ro mà các
nhà đầu tư tư nhân gánh chịu sẽ khơng chỉ là rủi ro do rớt giá chứng khốn do biến
động của tình trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà họ
nắm giữ, mà còn là những thiệt hại từ sự thiếu hiểu biết và phản ứng không phù hợp với thị trường của mình.