Giải pháp thu hẹp và quản lý thị trường OTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động và giải pháp kiểm soát đồng vốn đầu tư nước ngoài vào việt nam (Trang 68 - 70)

MD Cơng ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển 37,4 SCơng ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đơ thị Khu Cơng nghiệp Sơng Đà45,

3.2.2.1 Giải pháp thu hẹp và quản lý thị trường OTC.

Thị trường OTC trên thế giới đĩ là nơi các giao dịch của các chứng khốn được thực hiện thơng qua điện thoại, hệ thống nối mạng máy tính mà khơng thơng qua sàn giao dịch. Cổ phiếu OTC là cổ phiếu của các cơng ty nhỏ, chưa đủ điều kiện niêm yết. Các quy định về mua bán trên thị trường OTC thường được soạn thảo và bắt phải tuân thủ bởi NASD (National Association of Securities Dealers). Ở Việt Nam, theo một số chuyên gia ở Ủy ban Chứng khốn Nhà nước và cơng ty chứng khốn, thì thị trường OTC mà lâu nay chúng ta vẫn gọi, thực chất là thị trường xám (grey market) hay thị trường tự do - nơi mua bán cổ phiếu trao tay (trong phạm vi luận văn này, chúng tơi tạm gọi thị trường tự do nêu trên của Việt Nam hiện tại là thị trường OTC). Như đã phân tích ở chương 2, thị trường OTC hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và hồn tồn khơng được kiểm sốt bởi bất cứ cơ quan nhà nước nào. Do đĩ, chúng tơi đề xuất một số giải pháp và lộ trình để thu hẹp, quản lý thị trường OTC như sau:

Giai đoạn 2007 – 2008: Mục tiêu là hồn thành cơ bản việc đăng ký lại thành cơng ty đại chúng của tất cả cơng ty cổ phần đủ điều kiện trở thành cơng ty đại chúng, thu hẹp dần thị trường OTC, quy định về cơng bố thơng tin của tất cả cơng ty cổ phần.

Theo Luật Chứng khốn (cĩ hiệu lực từ 1-1-2007), các cơng ty cổ phần sẽ trở thành các cơng ty đại chúng (CTĐC) khi đáp ứng một trong ba điều kiện: chào bán cổ phiếu ra cơng chúng, cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chính thức, hoặc cĩ số vốn điều lệ 10 tỉ đồng trở lên với ít nhất 100 nhà đầu tư tham gia gĩp vốn. Luật Chứng khốn cũng qui định các cơng ty cổ phần phải nộp hồ sơ đăng ký lại thành CTĐC trong vịng 90 ngày kể từ ngày cĩ số lượng cổ đơng từ 100 người trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế các cơng ty cổ phần đã đủ điều kiện trở thành CTĐC nhưng vẫn khơng muốn đăng ký lại, một số cơng ty đã là CTĐC rồi nhưng cĩ ý định xin ra khỏi diện CTĐC. Nguyên nhân này là do doanh nghiệp lo sợ bị phân

chia quyền lực, báo cáo tài chính phải được kiểm tốn và cơng bố thơng tin tình hình doanh nghiệp một cách đầy đủ, sự dịm ngĩ, giám sát của các cơ quan…Trong khi đĩ, các cơng ty cổ phần khác (cơng ty chưa đủ điều kiện trở thành CTĐC) khơng phải thực hiện điều này. Chính vì vậy, để hồn thành mục tiêu đề ra như trên, tác giả cĩ một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, UBCKNN, Bộ Tài Chính nên cĩ chế tài buộc tất cả các cơng ty cổ

phần, kể cả những cơng ty cổ phần chưa đủ điều kiện trở thành CTĐC phải cơng bố thơng tin kịp thời và thường xuyên (Thơng tư số 38 mới đây của Bộ Tài Chính thì chỉ các tổ chức niêm yết và CTĐC mới phải cơng bố thơng tin) về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh…trên các trang web của cơng ty và TTCK như: Trung tâm Giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Những cơng ty nào cố tình chậm trễ trong việc cơng bố thơng tin hoặc cơng bố thơng tin khơng trung thực sẽ bị xử lý nghiêm minh. Giải pháp này nhằm mục đích thúc đẩy các cơng ty cổ phần trở thành CTĐC để từng bước thu hẹp sự giao dịch mua, bán cổ phiếu trao tay như hiện nay.

Thứ hai, nhanh chĩng hồn thiện luật điều chỉnh về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và cụ thể hố luật này để áp dụng vào thực tế. Vì trong tương lai, cĩ thể bùng nổ hoạt động sáp nhập và mua lại các cơng ty cổ phần nhỏ để trở thành các CTĐC.

Thứ ba, UBCKNN nên tổ chức tập huấn về nội dung cơng bố thơng tin cho các

CTĐC theo quy định của Luật Chứng khốn. Biện pháp này nhằm giúp CTĐC dễ dàng tiếp cận và tuân thủ các yêu cầu cơng bố thơng tin của UBCKNN.

Thứ tư, UBCKNN cần sớm đưa ra các giải pháp trình Chính phủ ban hành về

việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ và giao dịch tự do, trong đĩ đề nghị Bộ Kế hoạch- Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thơng tư hướng dẫn Luật Doanh nghiệp: khi phát hành riêng lẻ phải báo cáo, đưa lên trang web về tình hình tài chính của cơng ty.

Để kiểm sốt được hoạt động giao dịch của thị trường OTC, cần thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ nhất, UBCKNN và Bộ Tài Chính cần nghiên cứu thành lập cơ quan

chuyên quản lý và điều chỉnh giao dịch của thị trường OTC, tất cả các cơng ty chưa đủ điều kiện niêm yết nhưng cĩ hoạt động giao dịch mua bán cổ phiếu, buộc phải đăng ký tại cơ quan này. Mọi giao dịch mua, bán cổ phiếu được điều chỉnh bởi những nguyên tắc và chế tài của cơ quan trên.

Thứ hai, trước mắt, yêu cầu các CTĐC chưa niêm yết, phải lưu ký cổ phiếu tại

Trung tâm Lưu ký chứng khốn; giao dịch mua bán các cổ phiếu này sẽ được thực hiện tại Trung tâm Giao dịch chứng khốn Hà Nội; yêu cầu nhà đầu tư phải mở tài khoản và ký quỹ tại các cơng ty chứng khốn (nhà đầu tư cĩ thể sử dụng chung tài khoản giao dịch chứng khốn niêm yết).

Tĩm lại, với những đề xuất trên, chúng ta cĩ thể kiểm sốt được dịng vốn FPI trên thị trường này. Bởi vì, nhà đầu tư nước ngồi khĩ cĩ thể làm giá và lũng đoạn thị trường do sự khơng minh bạch của thị trường. Hơn nữa, nhà nước cũng cĩ thể nắm được mức độ giao dịch, sự biến động của dịng vốn FPI…Trên cơ sở đĩ, nhà nước sẽ can thiệp và ngăn ngừa kịp thời nguy cơ làm giá, lũng đoạn thị trường của nhà đầu tư nước ngồi cũng như nhà đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động và giải pháp kiểm soát đồng vốn đầu tư nước ngoài vào việt nam (Trang 68 - 70)