VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TTXNK BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chi nhánh trà vinh (Trang 25 - 30)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính

2. VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TTXNK BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:

NGHIỆP VỤ TTXNK BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:

2.1. Vai trị của Thanh tốn quốc tế: 2.1.1. Đối với lĩnh vực ngoại thương: 2.1.1. Đối với lĩnh vực ngoại thương:

Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, hoạt động ngoại thương góp phần giải quyết các nhu cầu trong nước về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, đồng thời cung cấp các sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà nước ngồi cịn thiếu và có nhu cầu sử dụng. Ngoại thương sẽ giúp các nước bổ sung những hạn chế, khiếm khuyết mà nền kinh tế nội địa gặp phải.

TTQT là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thơng hàng hóa, nếu như q trình thanh tốn được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh tốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thơng qua q trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh tốn, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh tốn thơng qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thanh tốn quốc tế có thể xảy ra.

Thực hiện tốt thanh tốn quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau.

TTQT được vận hành tốt có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo u cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước.

TTQT cịn là địn bẩy kích thích hoạt động thanh tốn XNK trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đề ra.

2.1.2. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng:

Thanh tốn quốc tế khơng chỉ đơn thuần thực hiện q trình thanh tốn, chuyển tiền giữa các nước, mà nó cịn liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng của mỗi nước. TTQT thường gắn liền với quan hệ tài chính tín dụng, do đó liên quan đến sự luân chuyển của dòng vốn ngắn hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác ở trên phạm vi tồn thế giới. Qua đó giúp giải quyết các nhu cầu vốn trong giao dịch thanh toán quốc tế cho những nước có tình trạng tài chính chưa ổn định.

Thanh toán quốc tế gắn liền hoạt động của hệ thống ngân hàng nội địa với các ngân hàng nước ngồi và các tổ chức tài chính quốc tế. Qua đó giúp cho hệ thống ngân hàng của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận được hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng nước này với các ngân hàng nước khác; mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Trong thanh tốn quốc tế ngân hàng đóng vai trị trung gian thanh tốn giúp cho q trình thanh tốn được tiến hành an tồn nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh tốn bằng tiền mặt. Ngân hàng với sự ủy thác của khách hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng nhằm giảm bớt rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Trong khi thực hiện q trình thanh tốn khơng những làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng mà khách hàng trả cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như chấp nhận hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng,...Như vậy, thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

2.1.3. Đối với lĩnh vực ngoại giao xã hội:

Trong điều kiện hiện nay và xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động kinh tế thương mại, hoạt động tài chính ngân hàng và hoạt động ngoại giao, xã hội,...trên bình diện quốc tế khơng cịn là hoạt động riêng lẽ, độc lập mà giữa chúng đều có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Trong quan hệ kinh tế thương mại có chứa đựng quan hệ ngoại giao, chính trị xã hội, ngược lại trong quan hệ ngoại giao, chính trị xã hội lại đan xen các quan hệ kinh tế thương mại, thanh toán quốc tế. Nếu giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, thương mại thì đồng thời cũng giải quyết tốt các quan hệ về ngoại giao xã hội.

Nếu loại bỏ các yếu tố chính trị cực đoan, việc giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, rõ ràng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các nước càng hiểu biết nhau nhiều hơn, xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển trong một thế giới hịa bình, hợp tác thân thiện.

2.2. Ý nghĩa của việc phát triển nghiệp vụ thanh tốn XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ hiện nay ở nước ta: tín dụng chứng từ hiện nay ở nước ta:

- Phương thức tín dụng chứng từ hiện nay được xem là một trong những phương thức thanh tốn an tồn nhất và được áp dụng phổ biến nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay, đặc biệt là khi các đối tác ở các quốc gia khác nhau chưa thật sự tin cậy lẫn nhau cũng như chưa có sự minh bạch thật sự về tài chính, chưa có sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ trong tranh chấp hợp đồng ngoại thương.

- Phân tích nghiệp vụ thanh tốn XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ có tác dụng:

2.2.1. Về phía Ngân hàng:

Kích thích và phát triển nghiệp vụ trên trong điều kiện đa số các Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong phương thức tín dụng chứng từ, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lựa chọn phương thức thanh tốn an tồn, hiệu quả và an tâm trong giao dịch hàng hóa quốc tế.

Ngân hàng là chiếc cầu nối tài chính cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nâng cao trách nhiệm Ngân hàng trong thanh tốn quốc tế.

2.2.2. Về phía Doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong nước yên tâm trong ký kết, đàm phán và cung ứng hàng hoá cho đối tác với mức độ rủi ro thấp và an tồn.

Kích thích các doanh nghiệp nên sử dụng phương thức TDCT trong buôn bán quốc tế cũng như áp dụng phương thức thanh toán hiện đại trong giao dịch khi mà các bên chưa xây dựng được niềm tin cho nhau.

2.3. Kinh nghiệm một số Quốc gia về TTQT:

Tại Mỹ và Châu Âu, Phương thức TDCT được sử dụng phổ biến như các phương thức trả trước, nhờ thu, ghi sổ,... Tuy nhiên, tại các nước Châu Á, trừ một số quốc gia phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...Các nước cịn lại trong đó có Việt Nam thì tính minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng đều kém. Do vậy, việc sử dụng phương thức tín dụng chứng từ của các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng chưa được phổ biến.

Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phương thức thanh toán bằng L/C nên việc xảy ra rủi ro và tranh chấp trong thanh tốn là điều khơng thể tránh khỏi. Theo thống kê Thời báo Kinh tế Việt Nam tỷ lệ sử dụng phương thức thanh toán TDCT của các doanh nghiệp Việt Nam là 1/3 so với Châu Âu và Mỹ là 2/3 trên tổng các phương thức thanh tốn quốc tế. Trong khi phía đối tác nước ngồi vẫn chưa có được độ tin cậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên khi mở L/c họ không những chọn Ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu có uy tín ở Việt Nam mà cần đòi hỏi các Ngân hàng lớn trên thế giới xác nhận lại.

Kinh nghiệm để thực hiện một cách hiệu quả phương thức này ở một số Ngân hàng lớn trên thế giới như: HSBC, Bank of NewYork, Bank of America, CitiBank,..là các bên có liên quan đều nắm vững 02 nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ là tính độc lập của thư tín dụng và tuân thủ chặt chẽ của chứng từ xuất trình thì sẽ hạn chế được rủi ro.

Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đặt ra nhiều cơ hội và thách thức từ đó địi hỏi các ngân hàng phải hồn thiện và phát triển các nghiệp vụ trong đó, nghiệp vụ tín dụng chứng từ cần phải được chú trọng một cách đặc biệt sao cho phù hợp với các thông lệ quốc tế và đảm bảo sự phát triển một cách bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh tốn quốc tế hiện đại và phức tạp, nó liên quan đến nhiều bên và kết hợp chặt chẽ trách nhiệm của các bên liên quan, mà đặc biệt là trách nhiệm của Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (hay còn gọi là ngân hàng mở L/c).

Tuy nhiên, qua những lý luận cơ bản về các phương thức thanh tốn quốc tế thơng dụng, vị trí và vai trò của các nghiệp vụ trong lĩnh vực ngoại thương, đặc biệt là những lý thuyết cơ bản về phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ cho thấy, phương thức nêu trên đã chứng minh những tiện ích vượt trội so với các phương thức khác cũng như có sự ràng buộc hài hịa về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Vì vậy, nó được sử dụng phổ biến tại các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Vì vậy, để nắm bắt một cách sâu sắc tình hình kinh tế trên địa bàn, kim ngạch XNK trong những năm qua cũng như thực tiễn áp dụng phương thức Tín dụng chứng từ trong buôn bán ngoại thương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ra sao và làm thế nào để phát triển nghiệp vụ thanh tốn XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh – một trong những Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực nêu trên trong phần nghiên cứu ở chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chi nhánh trà vinh (Trang 25 - 30)