Doanh nghiệp tham gia kinh doanh XNK phải có các cán bộ chuyên trách về XNK chuyên nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chi nhánh trà vinh (Trang 61 - 63)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính

a. Doanh nghiệp tham gia kinh doanh XNK phải có các cán bộ chuyên trách về XNK chuyên nghiệp:

về XNK chuyên nghiệp:

Các cán bộ này phải có trình độ nghiệp vụ ngoại thương vững chắc, am hiểu tập quán, luật thương mại quốc tế và đặc biệt là thanh toán trong hoạt động XNK để khi ký kết các hợp đồng xuất nhập luôn luôn đưa ra những điều khoản quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo được khả năng hiệu quả của thương vụ mà mình kinh doanh.

b. Doanh nghiệp XNK phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ về thanh toán TDCT cho các cán bộ chuyên trách:

Doanh nghiệp cần cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo về nghiệp vụ TTQT tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn tổ chức. Kết hợp với việc thường xuyên nghiên cứu tài liệu văn bản, quy định pháp luật liên quan đến nghiệp vụ và nắm bắt những tình huống rủi ro thường xảy ra và các trình bày quan điểm của ICC, của Ủy ban ngân hàng về các điều luật và tình huống đó.

Việc làm này là cần thiết nhằm giúp các cán bộ cập nhật và nắm bắt kỹ lưỡng về phương thức thanh tốn XNK bằng tín dụng để trong q trình thực hiện thanh tốn tiết kiệm được thời gian và soạn thảo chứng từ ít bị sai sót.

c. Doanh nghiệp XNK cần tìm hiểu kỹ về đối tác XNK:

Việc tìm hiểu kỹ đối tác cho doanh nghiệp XK đảm bảo được thanh toán đầy đủ và đúng hẹn, tránh trường hợp xuất hàng sang thì bị đối tác từ chối thanh tốn, nó cũng giúp cho doanh nghiệp NK khơng nhập phải hàng hóa chất lượng thấp, khơng đảm bảo yêu cầu. Như vậy doanh nghiệp cần có một bộ phận làm nhiệm vụ thu nhập và phân tích thơng tin qua các kênh cơ quan ngoại giao, phịng thương mại cơng nghiệp, thơng tin rủi ro của ngân hàng, để nắm bắt môi trường kinh doanh và năng lực tài chính cũng như uy tín của đối tác nước ngồi. Đây là biện pháp để đối phó với các vấn đề lừa đảo trong thương mại quốc tế.

d. Doanh nghiệp XNK cần nâng cao năng lực tài chính:

Tăng năng lực tài chính cũng là tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Với nguồn vốn chủ sở hữu lớn, doanh nghiệp có thể tự chủ được trong việc ký kết các hợp đồng hợp đồng thương mại, giảm chi phí lãi vay và giảm được chi phí đầu tư khi mua hàng với số lượng lớn.

Để tăng vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp hiện nay khơng phải là vấn đề khó đối với các doanh nghiệp thực sự hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong thời gian gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển rất mạnh. Qua thị trường chứng khốn các doanh nghiệp có thể huy động được vốn từ các cổ đông, từ các nhà đầu tư trong và ngồi nước.

Bên cạnh đó, việc liên doanh liên kết đối với các đơn vị khác và tập trung vốn vào hoạt động kinh doanh ở một số ngành nghề chủ yếu, ngành có thế mạnh của doanh nghiệp cũng là phương thức giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính của mình.

3.3.2.2. Đối với Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh : a. Tăng cường hoạt động marketing, chiến lược tiếp thị khách hàng: a. Tăng cường hoạt động marketing, chiến lược tiếp thị khách hàng:

Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh là ngân hàng ra đời muộn nhất so với các ngân hàng thương mại quốc doanh, bên cạnh đó mật độ phân bố của các tổ chức tín dụng đang hoạt động tương đối nhiều cho nên thị phần hoạt động và tiềm năng phát triển của Chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt. Để giử vững vị thế của mình, Chi nhánh phải ln tạo lịng tin cho khách hàng cũng như sự tin tưởng cho các đơn vị xuất nhập khẩu trong cơng tác thanh tốn quốc tế, hạn chế tối đa những sai sót trong thanh tốn. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể tăng cường các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi, nhằm

chăm sóc khách hàng truyền thống, giới thiệu và mở rộng khách hàng mới bằng các biện pháp như: tổ chức hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp XNK với Ngân hàng, giới thiệu nghiệp vụ TTXNK cũng như tư vấn cho các doanh nghiệp XNK chủ động đàm phán hợp đồng ngoại thương, lựa chọn phương thức thanh tốn an tồn, hiệu quả trong kinh doanh,… có như vậy thì mới có thể giử vững khách hàng truyền thống cũng như mở rộng khách hàng mới.

Với uy tín sẵn có của Chi nhánh cộng với việc tạo thêm uy tín của ngân hàng trên thị trường thơng qua các biện pháp nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh như: chính sách tỷ giá, chính sách khách hàng (như giảm chi phí thanh tốn hàng xuất nhập khẩu), tăng cường tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ,..

Bên cạnh việc tăng doanh số TTXNK, Chi nhánh cần chú trọng đến việc dự trữ ngoại tệ đảm bảo nhu cầu thanh toán kịp thời cho các doanh nghiệp khi cần thiết. Điều này đòi hỏi cán bộ làm TTXNK phải nhạy bén, nắm bắt thơng tin trên thị trường, dự đốn sự biến động của tỷ giá trong tương lai.

Bố trí cán bộ có trình độ, hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng trong lĩnh vực TTXNK đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ làm cơng tác tiếp thị nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin về xu hướng biến động của tiền tệ, các quy định cụ thể trong từng lĩnh vực TTQT, các phương thức khi ký hợp đồng ngoại thương, lập bộ chứng từ, các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong q trình mở L/c, lựa chọn ngân hàng thơng báo, ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chi nhánh trà vinh (Trang 61 - 63)