Giải pháp nhân sự và đào tạo nhân sự:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chi nhánh trà vinh (Trang 64 - 66)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính

c. Giải pháp nhân sự và đào tạo nhân sự:

- Yếu tố con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại đối với bất kỳ hoạt động nào của xã hội, trong đó khơng thể khơng kể đến hoạt động ngân hàng. Mỗi cán bộ giao dịch khơng nắm vững nghiệp vụ thì dễ bị gian lận, lừa đảo từ phía khách hàng và hậu quả của nó sẽ khó lường. Hơn nữa hoạt động TTXNK là một nghiệp vụ địi hịi phải có sự nhạy bén cao và nghiệp vụ giỏi của cán bộ ngân hàng. Thêm vào đó nếu cán bộ giao dịch xử lý nhanh các nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều đơn vị kinh tế cá nhân đến giao dịch với ngân hàng. Từ những phân tích trên ta thấy rằng để đạt được hiệu quả ngày càng cao thì địi hỏi Chi nhánh phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho khách hàng, có như vậy thì mới có thể cạnh tranh trong tình hình hiện nay. Việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng có thể được thực hiện thơng qua những cơng tác sau:

+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng thơng qua các khố học, tập huấn do NHCT và đại học kinh tế, đại học ngân hàng tổ chức.

+ Đặt mua nhiều sách báo về lĩnh vực chun mơn hoặc có liên quan đến hoạt động này như: tạp chí ngân hàng, tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, báo tuổi trẻ, báo thanh niên.. để nhân viên có thể nâng cao kiến thức về nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.

+ Bên cạnh việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng về nghiệp vụ TTXNK và kinh doanh ngoại hối cũng như các hoạt động khác của ngân hàng thì Chi nhánh cịn phải chú trọng đến cơng tác nâng cao ý thức trách nhiệm của các bộ ngân hàng, cho họ thấy rằng ngân hàng là gia đình thứ hai của họ, từ đó mới dốc sức lực và tâm trí để cống hiến, như vậy hiệu quả hoạt động TTXNK sẽ được tăng lên và những lợi ích đạt được sẽ cao hơn chi phí đã bỏ ra, những lợi ích có thể nêu ra như sau:

+ Hướng tới cần đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực TTXNK, quy hoạch cán bộ, tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế.

+ Phải vững vàng về mặt pháp lý: cán bộ trực tiếp tác nghiệp cần phải nắm rõ các quy định về luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế và các nghiệp vụ TTQT như các phương thức thanh toán nhờ thu, L/c,…các phương tiện thanh toán để vận dụng và cập nhật đầy đủ, kịp thời. Các quy định trong pháp luật Việt Nam thường xuyên thay đổi nên Cán bộ trực tiếp làm công tác TTXNK cập nhật tránh những vi phạm pháp luật trong thanh tốn. Bên cạnh đó, phải nắm vững các nguyên tắc và thơng lệ quốc tế trong thanh tốn như: UCP500, UCP600, ISBP681, eUCP1.0,...Từ đó, mới có đủ khả năng tư vấn, hướng dẫn và phổ biến cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

+ Vững vàng về nghiệp vụ: cán bộ tác nghiệp phải là người được đào tạo nắm vững nghiệp vụ một cách tốt nhất để có thể xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tiễn như các quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ TTXNK đặc biệt là phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ,…Bên cạnh nắm vững quy trình, nghiệp vụ TTXNK, cán bộ tác nghiệp cần phải nắm vững các luật, quy định và thông lệ quốc tế về dịch vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận, kiểm định,… để có thể xử lý nghiệp vụ một cách đúng đắn và hợp pháp các tình huống phát sinh.

+ Thành thạo về quản lý, vận hành các phương tiện thanh tốn: mỗi phương thức thanh tốn có những đặc điểm ưu thế riêng cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và mức độ trách nhiệm ràng buộc của các Ngân hàng liên quan. Vì vậy, cán bộ làm cơng tác thanh tốn XNK phải có khả năng tư vấn khách hàng lựa chọn phương tiện thanh toán an toàn, hiệu quả đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Như vậy, để đạt được yêu cầu trên Chi nhánh cần từng bước hoạch định, tiêu chuẩn hóa và rà sốt sắp xếp lại cán bộ làm cơng tác TTXNK, đảm bảo từ cán bộ quản lý đến cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ có đủ trình độ chun mơn về bằng cấp, ngoại ngữ, thành thạo tin học và luật pháp quốc tế. Xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ đạt chất lượng tạo nguồn cán bộ cho chi nhánh, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người, đúng việc. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo đúng đối tượng, kích thích tinh thần tự học tập nghiên cứu bằng các nguồn kinh phí hợp lý.

Thường xun kiểm tra, sát hạch trình độ cán bộ, tổ chức định kỳ các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác TTXNK, tạo điều kiện cho cán bộ Ngân hàng gặp gở, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết các tình huống khó khăn phát sinh trong thực tế với các doanh nghiệp kinh doanh XNK cũng như tháo gỡ những rào cản có thể ảnh hưỡng đến tiến độ và hiệu quả thanh toán cho doanh nghiệp,..giúp cho Ngân hàng và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn.

Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ, hồn thành tốt các cơng việc được giao, có nhiều sáng tạo thu hút khách hàng đến giao dịch. Đồng thời phải xử phạt nghiêm minh đối với cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chi nhánh trà vinh (Trang 64 - 66)