2.1 .1Giới thiệu sơ lược về SCB
2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của SCB giai đoạn 2005 – 2008
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ từ 2005 đến hết quý III/2008.
ĐVT: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng dư nợ 3.357 8.434 19.478 23.278
% tăng trưởng 151% 137% 120%
("Nguồn : Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính qua các năm - SCB")
Dư nợ qua các năm tăng trưởng khá tốt, năm 2006 tăng 151% so với năm 2005, năm 2007 tăng 137% so với năm 2006, năm 2008 tăng 20% so với năm 2007. Riêng năm 2008 do tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung cũng như tình trạng khó khăn của các NHTM trong năm 2008 nên việc giữ vững và tăng trưởng đi lên của dư nợ tín dụng phản ánh sự nỗ lực của tồn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Về số tuyệt đối có sự bứt phát ngoạn mục trong hai năm 2006 và 2007 (tương ứng là 4.850 tỷ đồng năm 2006 và 11.044 tỷ đồng năm 2007).
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006
Cho vay TCKT, cá nhân trong nước
23.262 19.458 8.431 Cho vay chiết khấu GTCG 10 13 3 Cho thuê tài chính
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
6 6
Tổng 23.278 19.478 8.434
Cơ cấu dư nợ cho thấy chủ yếu tập trung cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm đến 99,93% năm 2008; 99,89% năm 2007 và 99,96% năm 2006. Từ năm 2007 tại SCB đã phát sinh thêm nghiệp vụ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư thông qua dự án tài trợ nông thôn II do Ngân hàng Đầu tư và triển Việt Nam làm đầu mối. Ngoài ra, tại SCB cũng tham gia cho vay đồng tài trợ với đơn vị nhận vốn là Tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin làm cho cơ cấu dư nợ tại SCB được phong phú, giảm bớt rủi ro.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian:
Chỉ tiêu 2008 2007 2006
Nợ ngắn hạn 15.244 16.083 6.784 Nợ trung hạn 5.492 1.909 1.538
Nợ dài hạn 2.542 1.486 112
Tổng 23.278 19.478 8.434
("Nguồn : Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính qua các năm - SCB" )
Dư nợ tại SCB chủ yếu cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trung dài hạn tăng lên từ 1,33% năm 2006 lên 7,63% năm 2007 với số dư nợ tăng tuyệt đối lên đến 1.374 tỷ đồng. Dư nợ trung dài hạn của SCB tập trung vào đầu tư cho vay các dự án lớn hoặc cho vay để thay thế dây chuyền công nghệ của khách hàng. Mặt khác, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 của SCB ngày càng ổn định và phát triển đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn với sản phẩm ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng trên 50 tuổi.Nguồn vốn này có thể đảm bảo cho dư nợ trung và dài hạn. Đây có thể được coi là hướng đi đúng của SCB qua từng năm.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2008 2007 2006
Cho vay các TCKT 8.413 7.595 2.233
- Kinh tế tập thể 1.606 2.102 366 - DN có vốn đầu tư nước ngồi 31 11 38
- DN nhà nước Trung Ương 15 20 - DN nhà nước địa phương 18 - DN tư nhân 111 108 79
- Cty TNHH Nhà nước 60 9
- Cty TNHH Tư nhân 4.013 3.072 1.013 - Cty Cổ phần Nhà nước 106 186 27 - Cty Cổ phần khác 2.449 1.651 664 - LD nước ngoài với thành phần
ktế Tập thể 94
- LD nước ngoài với thành phần ktế tư nhân
25
Cho vay cá nhân 14.865 12.153 6.201
Tổng 23.278 19.478 8.434
Tại SCB thấy tỷ lệ cho vay cá nhân chiếm tỷ lệ rất lớn điều này chứng tỏ SCB phát triển mạnh về mảng bán lẻ. Việc xác định tỷ lệ cho vay theo loại hình kinh tế nhằm mục đích tìm hiểu ngun nhân phát sinh rủi ro để có biện pháp quản lý hiệu quả.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế:
Chỉ tiêu 2008 2007 2006
- Nông nghiệp và lâm nghiệp 218 505 24
- Thủy sản 354 405 74
- Công nghiệp khai thác mỏ 48 18 2 - Công nghiệp chế biến 1.794 1.464 538 - SX và phân phối điện, khí đốt
và nước
204 349 9
- Xây dựng 2.814 2.231 793 - Thương nghiệp và sửa chữa 795 737 126
- Khách sạn và nhà hàng 302 276 348 - Vận tải kho bãi và thông tin
liên lạc
491 129 169
- Tài chính, tín dụng 237 151 7 - Hoạt động khoa học và công
nghệ 1 1 2
- HĐ liên quan đến KD tài
sản,DV tư vấn 665 278 166 - Quản lý NN, ANQP và bảo
đảm XH
0 0 0
- Giáo dục và đào tạo 329 78 8 - Y tế và các hoạt động cứu trợ
XH 48 60 1
- Hoạt động văn hóa, thể thao 1 1 1 - Hoạt động phục vụ cá nhân và
cộng đồng 14.976 12.793 6.167
Tổng 23.278 19.478 8.434
("Nguồn : Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính qua các năm - SCB" )
Dư nợ của SCB cho thấy tập trung vào mảng phục vụ cá nhân và lĩnh vực công nghiệp chế biến hoặc xây dựng.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN