Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

2.1 .1Giới thiệu sơ lược về SCB

2.2.1 .Nợ xấu tại SCB

2.2.3. Những ưu điểm và tồn tại của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại SCB

2.2.3.2. Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát

kiểm sốt rủi ro tín dụng.

* Những ưu điểm.

• Ý thức được hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, Ban lãnh đạo Ngân hàng có sự chú trọng đến việc phân tích , đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Đã thành lập Ban Quản trị Rủi ro.

• Về hoạt động tín dụng, Ban lãnh đạo ngân hàng nhận biết được khá đầy đủ các loại rủi ro tín dụng trong điều kiện mơi trường hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và định lượng các loại rủi ro tín dụng theo đặc điểm hoạt động, chính sách tín dụng và năng lực của SCB

• Đã đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp và xem như là một thước đo rủi ro chung đối với khách hàng. Hệ thống này khắc phục được tình trạng cùng một khách hàng, cùng một đề nghị xin

vay nhưng có Chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng kiên quyết từ chối trong khi Chi nhánh khác lại sẳn sàng cho vay.

• Mọi hoạt động chủ yếu của ngân hàng đều được thiết kế các thủ tục kiểm soát theo sự đánh giá bản chất của từng loại nghiệp vụ. Về nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng đã xây dựng được quy trình tín dụng khá đầy đủ và kỹ càng, trong đó :

o Có sự phân cơng, phân nhiệm giữa cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nhiệm vụ.

o Đảm bảo tính độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng kế tốn, giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và chức năng bảo vệ tài sản, thu chi tiền.

o Việc xét duyệt và phê chuẩn tín dụng cũng được quy định khá chặt chẽ.

o Tồn tại sự kiểm sốt q trình xử lý thơng tin về các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng như : kiểm soát chứng từ giải ngân, kiểm soát sự cập nhật vào hệ thống xử lý..

o Quy định về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo.

o Thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá tính hiệu quả và rủi ro của danh mục cho vay.

• Chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản trị ngân hàng. Đường truyền thông tin được kết nối trên toàn hệ thống để các đơn vị trong cùng hệ thống có thể trao đổi, truyền đạt thơng tin về chính sách của ngân hàng.

• Xây dựng các quy trình, cầm nang hướng dẫn nghiệp vụ và phổ biến đến các cấp thông qua các buổi họp, các buổi tập huấn. Có bộ phận cập nhật thông tin về ngành nghề và cung cấp cho khách hàng như : thông tin cà phê, cao su, điều, tiêu, kim loại…

* Những tồn tại.

• Chưa phân tích và định lượng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và chưa xây dựng một quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế các loại rủi ro này và khơng có các kế hoạch để đối phó trong các trường hợp có biến động đột xuất của môi trường kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi cơng nghệ….

• Hệ thống đánh giá tín dụng cịn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thơng tin.

• Các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng chưa cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Ví dụ như : trách nhiệm về sự xác thực của các thông tin nêu trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra khách hàng, nội dung kiểm tra, định kỳ kiểm tra đối với từng khoản vay và tài sản đảm bảo.

• Trong quy trình tín dụng, chưa có quy định về việc ghi nhận vào sổ nhật ký tín dụng đối với từng khách hàng để tiện việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng. Thơng thường, khi một cán bộ tín dụng nghỉ việc hay thuyên chuyển cơng tác, các hồ sơ vay do cán bộ đó đang phụ trách thường không được theo dõi tiếp sau đó một cách đầy đủ cho đến khi phát sinh nhu cầu vay tiếp theo có thể gặp khó khăn đối với cán bộ tín dụng mới do ngân hàng khơng có quy định rõ ràng về trách nhiệm bàn giao và nội dung bàn giao các hồ sơ tín dụng giữa các cán bộ tín dụng.

• Phân bổ hạn mức phán quyết tín dụng cho các Chi nhánh khơng hợp lý và phân quyền xét duyệt tín dụng của các cá nhân thiếu sự độc lập, trong khi hệ thống giám sát từ xa của Ban điều hành ngân hàng còn yếu kém dẫn đến các quyết định cho vay sai và che dấu tình trạng nợ xấu tại các Chi nhánh mà không bị phát hiện trong một thời gian dài.

• Sự phân cơng cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay khơng hợp lý, không đánh giá dựa trên năng lực thẩm định và số lượng hồ sơ đang quản lý của cán bộ tín dụng dẫn đến kết quả thẩm định, phân tích khoản vay có thể khơng chính xác.

• Hiệu quả xử lý đối với các khoản nợ xấu cịn nhiều hạn chế, khơng theo dõi đầy đủ quá trình thực hiện thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ để đánh giá đúng các nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho tiến độ xử lý nợ chậm.

• Hệ thống báo cáo tín dụng vẫn chưa kịp thời và đảm bảo độ chính xác. Hệ thống cung cấp nhiều loại báo cáo tín dụng khác nhau nhưng thiếu sự phân tích tập trung. Các báo cáo chỉ thể hiện số liệu nhiều hơn là chỉ ra các nguyên nhân biến động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại NHTMCP sài gòn thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)