Sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 38)

5. Nội dung nghiên cứu

1.3. Bài học rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB và sự sụp đỗ của ngân

1.3.2. Sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock

Một ví dụ về rủi ro thanh khoản khác là vụ ngân hàng Northern Rock ở Anh. Northern Rock được thành lập vào ngày 08/07/1965, là kết quả của việc sáp nhập hai Hiệp hội nhà ở, đó là Northern Countries Permanent Benefit và Investment Building Society. Vào thời điểm năm 1965, Northern Rock đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng của các Hiệp hội nhà ở.

Sau đó, Northern Rock dần dần phát triển, chủ yếu nhờ việc mua lại các Hiệp hội nhà ở khác như Working Permanent Building Society vào năm 1966 và sau đó từ giữa năm 1971 và 1981, Northern Rock tiếp quản lần lược khoảng 22 Hiệp hội nhà ở nữa. Giữa năm 1979 đến năm 1983, tài sản của Hiệp hội này đã tăng gấp đôi từ 500 triệu bảng Anh lên tới 1.000 triệu bảng Anh – một phần nhờ vào việc mua lại các Hiệp hội khác, một phần nhờ sự phát triển bên trong tổ chức của ngân hàng này. Vào năm 1990 khi Northern Rock bắt đầu đa dạng hóa hình thức cho vay thương mại thì cũng là lúc bộ phận Tài chính thương mại của tổ chức này được hình thành. Năm 1995, ý tưởng chuyển đổi thành một công ty cổ phần đã được bàn thảo và chính thức chuyển đổi vào ngày 01/10/1997. Tháng 1/1999, Northern Rock chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán London.

Việc chuyển giao của Northern Rock thành một công ty cổ phần đã mang lại thành công vang dội. Cổ phiếu của ngân hàng tăng gấp 3 lần. Tốc độ tăng trưởng của Northern Rock rất mạnh mẽ. Cuối năm 2000, lợi nhuận trước thuế của Northern Rock là 250 triệu bảng Anh và vào năm 2005, con số này tăng gần gấp đôi là 494 triệu bảng, cho thấy tỉ lệ tăng trưởng hàng năm thực sự ấn tượng ở mức 20%.

Dù Northern Rock đã trở thành một ngân hàng song Northern Rock không cung cấp đủ mọi dịch vụ, mà chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến cho vay thế chấp nhà đất, mua bán cho thuê, dịch vụ tiết kiệm, thế chấp thương mại và các khoản cho vay tín chấp cá nhân khơng được đảm bảo. Nhưng ngân hàng này đã hoạt động rất hiệu quả trong thị trường mục tiêu của mình do có mức giá vơ cùng cạnh tranh. Kết quả kinh doanh năm 2006 được công bố. Tài sản tăng 24%, lần đầu tiên vượt 100 tỷ bảng Anh và lợi nhuận

tăng 19%. Northern Rock đã trở thành ngân hàng cho vay thế chấp lớn thứ 5 của Anh. Cổ phiếu tăng từ 7% trong năm 2005, lên 13% trong năm 2006. Tại thời điểm này, có rất nhiều nhân tố khiến Northern Rock đạt được tăng trưởng cao như:

 Northern Rock đã nỗ lực để đứng vững trong khi các Hiệp hội nhà ở khác bị các đại gia trong ngành ngân hàng mua lại. Hơn nữa, Northern Rock còn mua lại các tổ TCTD khác.

 Northern Rock đã tận dụng tối đa những ưu điểm của q trình cổ phần hóa, do đó thu hút được một lượng vốn phục vụ cho việc phát triển mạnh mẽ của mình.

 Northern Rock chỉ tập trung vào thị trường có lợi thế, vì thế Northern Rock đã thành công trong thị trường mục tiêu của mình.

 Các dịch vụ của Northern Rock rất sáng tạo và cạnh tranh.

 Cuối cùng, Northern Rock sở hữu một Ban điều hành đầy tham vọng với kế hoạch đưa Northern Rock trở thành một trong những ngân hàng cho vay thế chấp lớn tại Anh.

Hiển nhiên, Northern Rock là một ngân hàng cực kỳ thành công vượt cả tiếng tăm và quy mô. Ngân hàng này đã từng được các nhà phân tích tài chính tại London kính phục. Khơng những thế, Northern Rock cịn được các khách hàng rất yêu thích, các đối thủ kính trọng và được hầu như tồn bộ nhân viên tự hào vì có một ban điều hành tuyệt vời. Mục tiêu của ngân hàng trong khoảng thời gian này sẽ đứng trong “top 3” các ngân hàng cho vay thế chấp ở Anh.

Northern Rock mở rộng các dịch vụ tài chính thương mại. Chiến lược của ngân hàng là lựa chọn các đối tượng cho vay ít rủi ro nhất có thể, như cho vay mua nhà để cho thuê, đầu tư bất động sản phục vụ mục đích thương mại, các cơ sở hành nghề kế toán, y tế… và các khu chăm sóc sức khỏe cộng đồng như các dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc tại các khu điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Đối tượng khách hàng mà Northern Rock nhắm tới chủ yếu là các nhà đầu tư bất động sản dân sinh và bất động sản thương mại. Tuy nhiên, tài chính thương mại khơng phải là mảng hoạt động kinh doanh chính của Northern Rock, do đó mảng này chỉ chiếm khoảng 3% tồn bộ tài sản thế chấp và lợi nhuận.

kinh doanh khả quan, tài sản thế chấp được gói lại và bán đạt kỷ lục 10,7 tỷ bảng Anh trong nữa đầu năm 2007, tổng giá trị tài sản thế chấp nhà ở tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận cho dù lên đến 26,6%, đã bị ảnh hưởng do lãi suất đi vay trên thị trường tiền tệ tăng cao. Việc lãi suất tăng cao do Chính phủ đang cố gắng ngăn chặn sự phát triển quá nóng của nền kinh tế để đối phó với nguy cơ lạm phát. Thêm vào đó, thị trường bất động sản dường như khó khăn hơn.

Điều thực sự khiến thị trường đi xuống chính là những lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay nhà đất thứ cấp tại Mỹ lên ngân hàng Northern Rock. Cuộc khủng hoảng đầu tiên chỉ là những tin tức vào những tháng đầu năm 2007, khi tin tức khắp nơi cho biết nhiều ngân hàng tại Mỹ có tỷ lệ cho vay đối với tài sản thế chấp thứ cấp cao – loại hình cho vay chất lượng thấp do đối tượng vay là những người nghèo và hoặc không thể chứng minh khả năng chi trả.

Một loạt các vụ mua bán lớn của những khoản vay trong những năm trước và nhiều người đã mua bất động sản được nhờ vay tiền ngân hàng giờ đây khơng có khả năng chi trả. Giá bất động sản tăng lên do sự bùng nổ của nhà đất giá rẻ, nhưng khi tỷ lệ lãi suất của Mỹ tăng cao thì người vay tiền cảm thấy họ khó có thể đáp ứng được các khoản chi trả nhà đất mà họ đang nắm giữ. Điều này càng làm cho thị trường nhà đất chìm lắng trong khi có rất nhiều lời chào bán. Vì vậy các ngân hàng khơng thể lấy lại được số tiền mà họ đã cho vay. Kết quả là rất nhiều ngân hàng Mỹ và nhiều ngân hàng khắp nơi trên thế giới phải chịu những khoản nợ khó địi.

Hàng ngày, tin tức về cuộc khủng hoảng nhà đất thứ cấp tại Mỹ vẫn tiếp tục nhưng điều này dường như không được Northern Rock quan tâm. Tuy nhiên, những nhà phân tích tài chính lo ngại những cú sốc mà cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra với hệ thống tài chính tồn cầu. Nếu có một vấn đề nào đó trên thị trường tài chính, Northern Rock sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì Northern Rock huy động đến 75% tiền vốn từ các thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, Northern Rock dường như không quan tâm đến những khoản cho vay thứ cấp và nghĩ mình cũng sẽ khơng bị ảnh hưởng bởi những thơng tin này. Lý do khơng chỉ bởi vì thị trường nhà đất tại Anh khá ổn định, mà cịn vì Northern Rock khơng có các khoản vay thế chấp thứ cấp nào. Đó là lý do tại sao Northern Rock khá lạc quan với

những tin tức trên thị trường và tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng tan biến và họ sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Northern Rock tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm mới – đó là sản phẩm vay dựa trên tài sản thế chấp với mức lãi suất chỉ bằng 0,4% mức lãi suất cơ bản của ngân hàng Anh. Đó thực sự là một sản phẩm cực kỳ cạnh tranh và Northern Rock đã nhận được được những thơng điệp tích cực về sản phẩm mới này, điều này đã khiến cho Northern Rock loại bỏ những bài báo nói về các nguy cơ khủng hoảng mà Northern Rock sắp phải đương đầu. Một trong những bài báo đó có đoạn:

Rắc rối mà Northern Rock đang gặp phải nhiều đến đâu? Thống nhìn vào giá cổ phiếu của ngân hàng cho vay thế chấp này, hiện đã giảm 12% sau tuyên bố về lợi nhuận vào tháng 6 và gần đây giảm thêm 13% đã gợi ý câu trả lời cho câu hỏi hóc búa trên.

Northern Rock đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khủng hoảng thanh khoản xảy ra trên thị trường tín dụng bán bn, chính thị trường tiền tệ này là nguồn vốn lớn cho hoạt động cho vay thương mại. Các thị trường rõ ràng là đã đóng lại, và nếu khơng có nguồn vốn này, Northern Rock sẽ khơng thể hoạt động kinh doanh. Dự đốn một viễn cảnh tồi tệ nhất, một nhà bình luận đã nói: “Northern Rock nên dừng ngay tất cả các khoản cho vay”

Việc đó chắc chắn là khơng xảy ra, nhưng những suy tính đang đè nặng lên các nhà đầu tư làm tăng sự thiếu tin tưởng vào ngân hàng. Tính thanh khoản yếu của thị trường là một vấn đề mang tính cấu trúc cho cả thị trường thế chấp, nhưng mơ hình kinh doanh của riêng Northern Rock trở nên nhạy cảm với những biến động của thị trường.

Tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2007, đa số thơng tin bên ngồi thị trường vẫn cho rằng Northern Rock đang hoạt động như bình thường, mà rất ít người biết được tình hình thực sự bên trong của ngân hàng. Ngày 09/08/2007 thị trường tiền tệ liên ngân hàng hồn tồn bị đóng băng. Nói cách khác, các ngân hàng ngừng việc cho các ngân hàng khác vay vốn. Lý do là ngân hàng lớn của Pháp – BNP Paribas – tạm dừng ba trong số các quỹ đầu tư của ngân hàng này do sự lung lay tại thị trường bất động sản thứ cấp tại Mỹ, đã tạo cú sốc cho hệ thống tài chính tồn cầu và hiện tượng đóng băng trên thị trường tiền tệ. Đây cũng là ngày bắt đầu hàng loạt các vấn đề xảy ra đối với Northern

Ảnh hưởng của thị trường tiền tệ đóng băng tới Northern Rock, Ban Quản Trị Northern Rock đã xác nhận rằng họ đang phải đối mặt với những khó khăn nếu thị trường tiền tệ tiếp tục đóng băng. Ngày 12/09/2007, phản ứng trước cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng Trung ương Anh thông báo sẽ cung cấp khoản vay khẩn cấp tới bất kỳ ngân hàng nào đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của tình hình thị trường tài chính. Tin tức rò rĩ cho biết Northern Rock đã phải tìm kiếm nguồn hỗ trợ khẩn cấp của ngân hàng Trung ương Anh và việc hỗ trợ này được coi là giải pháp cuối cùng. Tin tức của việc bảo lãnh đã được đưa ra ở Anh vào ngày 13/09/2007, nhưng phản ứng của công chúng Anh chứng tỏ rằng, họ không thể ngồi yên sau khi nghe tin tức đó.

Sáng sớm ngày 14/09/2007, từng đồn người dài xếp hàng bên ngoài các chi nhánh của Northern Rock yêu cầu rút tiền và chỉ trong hai ngày cuối tuần đã có khoảng 4 tỷ bảng Anh tiền gửi đã bị rút khỏi Northern Rock. Ngày 17/09/2007, một ngày đầu tuần bắt đầu, vẫn khơng có dấu hiệu các dịng người xếp hàng chấm dứt. Chính phủ Anh khơng có hành động nào, các nhà bình luận tỏ ra quan ngại sâu sắc về ảnh hưởng việc này lên thị trường cũng như khả năng rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác. Cổ phiếu của Northern Rock giảm 80% so với đỉnh điểm năm 2007. Cuối cùng, vào buổi tối Bộ trường Bộ Tài chính Anh đã thơng báo rằng chính phủ sẽ đảm bảo tất cả những khoản tiền gửi tại ngân hàng Northern Rock được an tồn 100%. Ngày 18/09/2007, dịng người xếp hàng cuối cùng cũng chấm dứt ngay sau khi có được thơng báo của Bộ trưởng Anh. Tuy nhiên, thương hiệu của Northern Rock đã được mô tả là “bầm nát và không thể phục hồi”. Thế là trong 3 ngày 14,15 và 17/09/2007 người dân đã đổ xô đi rút tiền, do được NHTW Anh (BOE) hỗ trợ nên Northern Rock không thiếu tiền mặt, nhưng số khách hàng đến rút tiền vẫn tăng mạnh và dù cố hết sức, nhưng BOE cũng không ngăn được sự phá sản của Northern Rock.

Thị trường tiền tệ ngày càng phát triển với nhiều công cụ phong phú, đa dạng, tiện lợi và hiệu quả, chính vì vậy nhiều ngân hàng cho rằng có thể đi vay được một lượng vốn lớn tại bất kỳ thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết, do đó đã coi nhẹ việc duy trì một lượng tài sản có thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản thường xuyên của ngân hàng. Nhà quản lý ngân hàng cần lưu ý rằng, ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu khơng tăng đủ và kịp thời nguồn thanh khoản, cho dù khả năng thanh

toán cuối cùng của ngân hàng là tốt, điều này hàm ý không thể thờ ơ với rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng.

Kết luận:

Nguyên nhân:

o Sự thổi phịng thơng tin của báo chí.

o Cơng tác PR của Northern Rock còn yếu.

o Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng

Kết quả:Ngân hàng phải tuyên bố phá sản sau hơn 100 năm hoạt động.

Bài học kinh nghiệm: Đừng chủ quan với những tác động của rủi ro thị trường, những thông tin mang tính chất nhạy cảm của báo chí, sự liên kết của các cơ quan chức năng, các bộ phận có liên quan và cần quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản như một công việc thường nhật.

Kết luận chương I

Vấn đề rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nếu một ngân hàng khơng đảm bảo được tính thanh khoản, ngân hàng này có thể bị đóng cửa. Không những thế, rủi ro thanh khoản của một ngân hàng không những làm ngân hàng đó phá sản, mà cịn có tính dây chuyền sang các ngân hàng khác, đến cả nền kinh tế.

Qua bài học rủi ro thanh khoản từ tin đồn ACB và sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock, mặc dù khó nhận ra một cách chính xác các nguyên nhân của những vụ phá sản ngân hàng, tuy nhiên, rõ ràng cho thấy các điều kiện mất khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng là một nguyên nhân góp phần rất quan trọng. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản trị ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ.

Tiếp theo chương 2 sẽ tìm hiểu thực tế việc quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Cuối năm 2007, thị trường tín dụng bất động sản Mỹ khó khăn, kinh tế thế giới lập tức ghi nhận những dấu hiệu bất ổn. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này bắt nguồn từ: (1) chính sách nới lỏng tiền tệ mà FED thực thi từ đầu những năm 2000, (2) giới chính trị gia ủng hộ mở rộng tín dụng dành cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình thấp trở xuống và (3) lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm đối với khả năng thanh toán của các ngân hàng và sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ.

Hệ quả là đầu năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đỗ đồng loạt của nhiều định chế tài chính, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)