5. Nội dung nghiên cứu
2.1.4. Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Có thể nói tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng năm 2008 có thời điểm cực kỳ căng thẳng do tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ từ cuối năm 2007 với mức tăng trưởng trung bình lên 54% đã dẫn đến rủi ro thanh khoản trong các NHTM tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản cao trong thời gian qua là do từ đầu năm 2008 khi lạm phát có dấu hiệu gia tăng, NHNN bắt đầu sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc. Tháng 3/2008 phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc, lãi suất cơ bản liên tục được điều chỉnh tăng từ 8,25% lần lượt lên 8,75%, 12% và tới mức 14% vào tháng 6/2008. Giải pháp rút tiền từ lưu thơng để kìm hãm tăng trưởng dư nợ và lạm phát tuy được coi là cần thiết nhưng với liều lượng “lớn và nhanh” đã khiến thanh khoản của một số NHTM bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến cuộc đua lãi suất giữa các NHTM bùng nỗ, lãi suất huy động trên thị trường liên ngân hàng bình quân trên 20%/năm (có thời điểm lên tới 30% thậm chí hơn 40%/năm) và huy động tiền gửi khách hàng với lãi suất 18–20%/năm để duy trì thanh khoản.
Ngồi ra, trong điều kiện thị trường biến động nhanh, người có tiền gửi tiết kiệm thường chọn kỳ hạn ngắn. Do vậy, tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn ngắn trong tổng số vốn huy động cao, trong khi nhu cầu vay vốn thường dài hơn, nên nhiều NHTM đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn vượt quá tỷ lệ quy định. Điều này đã làm ngân hàng mất cân đối cơ cấu kỳ hạn và nguy cơ mất khả năng thanh khoản trong ngân hàng.