NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HTL VÀ KHÓI THUỐC THỤ ĐỘNG

Một phần của tài liệu nhận thức, thái độ, thực hành về hút thuốc lá của nhân viên y tế ở một số bệnh viện tại việt nam năm 2010 (Trang 58 - 61)

Nhận thức về tác động của một chính sách cấm HTL đến khả năng thực hiện nhiệm vụ của CBYT cũng như hình ảnh của BV cũng có những hạn chế nhất định. CBYT cho rằng nếu có một chính sách cấm HTL thì cũng ít ảnh hưởng đến khả năng làm việc của họ tại BV (GTTB =1,8, mục 1, Bảng 9). Điều này cho thấy CBYT chưa tin tưởng một chính sách cấm HTL có thể thay

đổi được không khí của BV, thay đổi thói quen HTL của NVYT trong BV. Họ cho rằng chính sách cấm HTL trong BV cũng khó có thể cải thiện được hình ảnh của nó trong công chúng (GTTB =1,4, mục 2 , Bảng 9). Họ nghĩ rằng người dân sẽ không thay đổi quan điểm về một BV có chính sách cấm HTL mà trong khi NVYT vẫn HTL. Nhận thức của người dân về HTL có thể thay đổi nếu như được các bác sỹ khuyên răn. Có rất nhiều người dân mặc dù đã HTL nhiều năm, bạn bè, gia đình khuyên bảo không được nhưng khi họ tiếp xúc với các bác sỹ, được khuyên răn họ đã bỏ được TL. Vì họ nghĩ Bác sỹ là những người hơn ai hết biết được tác hại của HTL, đặc biệt họ có niềm tin ở các bác sỹ. Họ sợ phải chết hoặc chịu đau đớn do bệnh tật và tin rằng điều đó là có thật, có thể xảy đến trong tương lai gần, chứ không phải chỉ là hình ảnh mà người thân vẽ ra để dọa mình. Thế nhưng điều này chỉ xảy ra khi bản thân CBYT không hút thuốc. Nếu nhìn thấy TL trên tay y bác sỹ, BN sẽ cho rằng những cảnh báo về tác hại TL mà họ đưa ra chỉ là dọa dẫm mà thôi. Vì vậy CBYT cho rằng một chính sách cấm HTL trong BV cũng khó cải thiện hình ảnh của nó trong mắt trong chúng, đặc biệt là trong BN và người nhà của họ. Điều đó cho thấy CBYT nhận định thiếu tính khả thi của chính sách cấm HTL.

Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy khả năng cao không HTL của CBYT nếu có một chính sách cấm HTL [GTTB =1,6 (mục 3) và GTTB =1.42 (mục 4), Bảng 10]. Vậy tại sao lại có những nhận định trái ngược như vậy? CBYT cho rằng chính sách cấm HTL ít cải thiện khả năng làm việc của họ và ít cải thiện hình ảnh BV trong công chúng. Mà khi có một chính sách cấm HTL thực hiện thì họ sẵn sàng thay đổi hành vi của mình. Họ khá chắc chắn sẽ không HTL ở nơi làm việc nếu bị cấm và dễ dang làm việc nếu bị cấm HTL. Điều này có thể do CBYT chịu sức ép từ nhiều phía. Thứ nhất, đó là họ phải gương mẫu cho BN và người nhà họ. Họ chỉ có thể khuyên răn BN giữ gìn

sức khỏe khi bản thân họ giữ gìn được sức khỏe của mình. BN sẽ sẵn sàng không từ bỏ TL khi họ thấy các CBYT vẫn HTL, họ sẽ cho rằng HTL không có hại cho sức khỏe của họ cũng như những người xung quanh. Đặc biệt BN sẽ mất đi sự tin tưởng vào CBYT. Đó là điều đáng sợ nhất đối với các CBYT, họ sẽ không thể chữa khỏi bệnh cho những người không tin tưởng vào họ. Thứ hai, họ chịu sức ép từ những quy định kỷ luật, trừ điểm thi đua, những cam kết không HTL trong BV. Một số BV đã lập ra ban chỉ đạo cấm HTL. Công đoàn ngành y tế yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo cấm HTL nơi công cộng với nguyên tắc: Giám đốc BV phải đảm nhận vai trò trưởng ban. Mỗi BV riêng lẻ sẽ thực hiện việc cam kết không HTL nơi công cộng giữa cá nhân với phòng ban, giữa phòng ban với BV. Thứ ba, CBYT còn nhận được sự động viên, chia sẻ cũng như hỗ trợ của đồng nghiệp để từ bỏ TL. Thứ tư, cũng có thể một số CBYT thấy rằng sức khỏe của họ bị giảm sút từ khi HTL, bản thân họ ý thức được không có sức khỏe thì sẽ thế nào nên họ quyết tâm bỏ thuốc.

Qua bảng 10, ta thấy CBYT có thái độ tích cực đối với HTL và khói thuốc thụ động (hầu hết các nhận định, GTTB đạt gần 5). Điều này hoàn toàn hợp lý vì hơn ai hết những CBYT là những người hiểu biết về tác hại của HTL và khói TL. Họ biết tác hại của TL với người hút thuốc, đặc biệt họ hiểu biết tác hại của khói thuốc thụ động còn độc hơn cả khói thuốc mà người hút thuốc hít vào. Chính vì vậy mà họ ý thức được BV phải là môi trường không khói thuốc. Đặc biệt CBYT càng ý thức hơn rằng BV không khói thuốc sẽ cải thiện chất lượng điều trị cho BN. CBYT cũng mong muốn BV phải là môi trường không khói TL, điều này xuất phát từ mong muốn của CBYT và BN được sống, làm việc, chữa bệnh trong môi trường trong sạch, không khói thuốc. CBYT còn cho rằng thói quen HTL ảnh hưởng tới người khác vì họ biết rằng HTL không những ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng thuốc mà khói thuốc bay khắp nơi ảnh hưởng đến người xung quanh, những người làm

việc xung quanh người HTL và cả những BN đang phải điều trị trong bệnh phòng.

Tuy nhiên có hai nhận định cho là không đồng tình cũng như phản đối ý kiến “cấm HTL là không công bằng với người HTL” và “một chính sách

không HTL là khó áp dụng (lần lượt GTTB =2,6 và 3,1). CBYT không cho

rằng lệnh cấm HTL là không công bằng với người HTL. Vì như trên đã phân tích thì CBYT nhận thức rõ tác hại của HTL. Chính vì vậy họ tin tưởng rằng chính sách cấm HTL là có thể áp dụng trong thực tế. Nhưng vì nhiều lý do nên họ lưỡng lự không dám tin tưởng hoàn toàn rằng chính sách cấm HTL là hoàn toàn có thể áp dụng được trong hiện tại. Thứ nhất, HTL đã trở thành thói quen không thể thiếu được trong sinh hoạt, lao động cũng như xã giao. Người ta HTL khi lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng, khi cần suy nghĩ, cũng như khi cần tiếp khách. Ngày xưa các cụ ta có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, thì ngày nay không còn cảnh ăn trầu nữa mà thay vào đó là mời HTL. Thứ hai, CBYT nghĩ rằng chính sách HTL không có những biện pháp mạnh để có thể xử phạt người HTL. Đây không phải là điều vô lý, vì đi trong BV có rất nhiều biển cấm HTL cũng như đưa ra các hình thức xử phạt tiền người HTL nên người ta vẫn ngang nhiên HTL trong các khuôn viên BV, phòng chờ, nhà ăn,.. Qua trên, ta có thể thấy rằng CBYT có thái độ rất tích cực với cấm HTL.

Một phần của tài liệu nhận thức, thái độ, thực hành về hút thuốc lá của nhân viên y tế ở một số bệnh viện tại việt nam năm 2010 (Trang 58 - 61)