THỰC TRẠNG HTL VÀ PHƠI NHIỄM THỤ ĐỘNG

Một phần của tài liệu nhận thức, thái độ, thực hành về hút thuốc lá của nhân viên y tế ở một số bệnh viện tại việt nam năm 2010 (Trang 56 - 58)

Nghiên cứu mô hình HTL trong 870 CBYT của 9 BV, đã cho thấy tỷ lệ HTL hiện tại là 7,2% (mục 1, bảng 2). Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ HTL (13,4%) trong CBYT Việt Nam theo điều tra năm 2004 của Đào Thị Minh An và cộng sự. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỉ lệ hút thuốc trong nam NVYT cao hơn hẳn tỉ lệ này ở nữ NVYT (20,1% so với 0.2% ). Tuy nhiên nếu so với tỉ lệ hút thuốc ở nam và nữ NVYT trước nghị định 1315 thì hút thuốc lá trong NVYT đã có xu hướng giảm (20,1% và 0,2% so với 35,2% và 1,1%) [7]. So sánh tỉ lệ hút thuốc lá chung trong NVYT với tỉ lệ hút thuốc lá người trưởng thành của điều tra GATS năm 2010 cho thấy hút thuốc lá trong NVYT thấp hơn hẳn so với người trưởng thành trong cộng đồng (7,2% so với 23,8%) [9]. Tỉ lệ hút thuốc lá trong nam giới Việt Nam luôn cao hơn hẳn so với tỉ lệ này trong nữ giới. Đặc điểm này có phần khác với bối cảnh các nước phát triển khi tỉ lệ hút trong nam và nữ giới không khác biệt nhiều. Có thể do đặc điểm văn hoá của Việt nam cũng như một số nước châu Á chi phối. Đó là phụ nữ Việt Nam truyền thống được đánh giá với “công- dung- ngôn- hạnh”, với

“tam tòng tứ đức” khó có thể vượt qua rào cản để có thể HTL giống như nam giới. Trong khi đó, người đàn ông nói chung và người đàn ông Việt nam nói riêng do bản tính nam giới từ hồi mới lớn, trong trường lớp, muốn thể hiện mình là người lớn, cho nên mới tập hút TL. Dần dần, hình thành quan niệm con trai phải biết hút thuốc, phải biết uống rượu bia. Thứ hai, do bạn bè lôi kéo, rủ rê. Trong một môi trường có nhiều người HTL thì khó có thể không hút. Thứ ba, do phải giao tiếp nhiều. mà phong tục của người Việt Nam, khách đến nhà phải mời chè, thuốc,...

Nghiên cứu này cũng cho thấy CBYT tại một số bệnh viện miền Bắc HTL nhiều hơn miền Nam và miền Trung. Cũng có thể giải thích một phần từ phong tục từ xa xưa của người dân miền bắc. Họ coi HTL như một phép lịch sự. HTL cũng như hút thuốc lào là 1 thói quen, phong tục mỗi khi nhà có khách, đám cưới, lễ hội,… Cũng có thể do sự chấp hành quy định không HTL của CBYT miền bắc còn chưa cao.

Theo các kết quả và phân tích trên, ta có thể thấy tỷ lệ HTL trong CBYT tại 9 BV lớn tại Việt Nam trong năm 2010 đã được cải thiện 1 cách đáng kể. Đó là tỷ lệ HTL hiện tại giảm, Tỷ lệ HTL ở nam và nữ đều giảm, và đặc biệt tăng tỷ lệ thử bỏ HTL trên và dưới 1 năm. Điều này có thể do: thứ nhất, nghiên cứu được tiến hành ở BV và đối tượng là các CBYT, những người có trình độ văn hóa cao, họ chịu nhiều sức ép từ xã hội và gia đình. Thứ hai, nghiên cứu được tiến hành sau khi chính phủ ban hình nghị định 1315 triển khai thực hiện FCTC và thời gian bắt đầu có hiệu lực chính thức là 1/1/2010 [12]. Các BV có các biện pháp nghiêm ngặt như đã treo biển cấm hút thuốc ở các khoa, phòng, nhà ăn, đồng thời ký cam kết với cán bộ, nhân viên không HTL trong BV và coi đó là tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm. Tại khu vực khám bệnh, nhân viên bảo vệ cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở BN tuân thủ quy định không hút thuốc. Bảng 4 cho ta thấy số điếu thuốc hút trong

ngày và trung bình số điếu thuốc hút trong ngày tại nơi làm việc của nam CBYT 8,7 và 5,2. So với báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Huy, Đào Minh An tại năm 2008 trung bình số điếu thuốc hút trong ngày và trung bình số điếu thuốc hút trong ngày tại nơi làm việc của nam CBYT là 8,8 và 7,0. Do vậy, tuy trung bình số điếu thuốc hút trong ngày không thay đổi mấy nhưng trung bình số điếu thuốc hút tại nơi làm việc sau 2 năm đã giảm từ 7,0 xuống còn 5,2. Điều đó chứng tỏ rằng các chính sách cấm hoặc hạn chế HTL tại nơi làm việc phần nào có tác dụng đối với các CBYT. Một sai số có thể xảy ra đó là việc báo cáo thấp đi của CBYT về tình trạng hút, số lượng điếu thuốc, địa điểm hút thuốc do áp lực của nghị định 1315 so với số thực tế. Tuy nhiên theo kết quả phân tích về đo lường nồng độ nicotine trong môi trường không khí tại các điểm quan sát và các khoa phòng điều tra là một phần của nghiên cứu này cho thấy có sự giảm nồng độ nicotine trước và sau nghị định 1315.

Tuy nhiên việc hút thuốc lá trong môi trường bệnh viện còn xảy ra (Bảng 5, 7, 8, 9) từ số liệu báo cáo, đánh giá của CBYT và từ quan sát của điều tra viên. Một thực trạng xảy ra là khi có nghị định 1315 thì địa điểm HTL phổ biến nhất của CBYT là ở bên ngoài toà nhà/bên ngoài phòng làm việc (34,9%), các địa điểm khác cũng cao như ở căng tin hoăc quán café BV,ở phòng nghỉ. Như vậy cần một cơ chế hỗ trợ người hút thuốc bỏ thuốc sau khi nghị định 1315.

Một phần của tài liệu nhận thức, thái độ, thực hành về hút thuốc lá của nhân viên y tế ở một số bệnh viện tại việt nam năm 2010 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w