Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2001 2005 gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 51)

2005 GẮN VỚI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 2.1 Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam và

2.2.1- Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Long An

- Long An là một trong 9 tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, miền Nam Việt Nam, phía đơng giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svây - riêng (Căm Pu Chia) Long An cĩ đường biên giới quốc gia với CămPuChia 137 km và cĩ vùng đất thuộc hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước tiếp giáp với cửa sơng Sồi Rạp. Với vị thế là một Tỉnh nằm tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh là cầu nối giữa VKTTĐPN và Đồng bằng

sơng Cửu Long, cĩ các tuyến giao thơng huyết mạch đi qua, cĩ đường biên giới dài 137,7km, cĩ cửa sơng Xồi Rạp đặc biệt thuận lợi trong phát triển cảng biển…

Bảng đồ vị trí địa lý các tỉnh Đồng Bằng Sơng Cửu Long.

- Khí hậu nhiệt đới giĩ mùa, hai mùa mưa và mùa khơ rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm 27,40C, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

- Long An cĩ toạ độ địa lý: 10o08'30" đến 11o02'30" vĩ độ Bắc, 105o0'30" đến 106o47'02" kinh độ Đơng. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ I đến cột cây số 47 km là thị xã Tân An - Thủ phủ của Long An và nếu đi tiếp trên quốc lộ là các tỉnh miền Tây, cuối cùng là Cà Mau (tỉnh Minh Hải). Vì vậy cĩ thể hình dung Long An là chiếc cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Tây Nam Bộ. Đây vừa là cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh vừa là trạm đầu của Đồng Bằng sơng Cửu Long.

- Long An cĩ mạng lưới sơng, ngịi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh thành nhiều vùng. Nổi bật trong mạng lưới sơng, rạch này là hai sơng Vàm Cỏ Đơng và Vàm Cỏ Tây. Sơng Vàm Cỏ Đơng dài trên 200 km, bắt nguồn từ Căm Pu

Chia chảy qua Tây Ninh vào Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hồ, Bến Lức, Tân Trụ và Cần Đước. Sơng Vàm Cỏ Tây dài trên 250 km, cũng bắt nguồn từ Căm Pu Chia chảy vào Việt Nam (Long An) qua các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hố, Tân Thạnh, Thanh Hố, Thủ Thừa, thị xã Tân An, Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước. Hai con sơng gặp nhau tại 3 huyện Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước hợp thành sơng Vàm Cỏ đổ ra sơng Sồi Rạp và chảy ra biển Đơng.

- Dân số tồn tỉnh: 1.361.800 người, tính đến năm 2003.

- Diện tích: 4.491,87km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với cả nước và bằng 8,74% diện tích của Đồng bằng Sơng Cửu Long.

- Long An cĩ 01 thị xã (Thị xã Tân An) và 13 huyện (Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hồ, Đức Huệ, Mộc Hố, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hố, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng). Dân tộc chính là người Kinh và các dân tộc thiểu số như Khmer, Hoa, Tày. Long An cĩ 04 tơn giáo được đơng người theo là đạo Phật, KiTơ, đạo Cao đài và đạo Tin Lành.

- Là một tỉnh nơng nghiệp, đất Long An màu mỡ trải ra trên hai triền sơng của hai con sơng lớn Vàm Cỏ Đơng và Vàm Cỏ Tây, ở phía Bắc tỉnh cĩ một số gị, đồi thấp, cịn lại thì bằng phẳng. Phần đất phía Tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Long An cĩ một mạng lưới sơng, ngịi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh thành nhiều vùng. Thực ra Long An chưa phải là đồng bằng sơng Cửu Long, mà chỉ là đồng bằng sơng Vàm Cỏ, giữa hệ thống sơng Đồng Nai và hệ thống sơng Cửu Long.

Trong tương lai, Tỉnh Long An cĩ điều kiện đĩng gĩp mạnh hơn nữa vào cơng cuộc xây dựng đất nước khi hội nhập và phát huy tốt vai trị của mình trong VKTTĐPN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2001 2005 gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)